annia
GÂY DỰNG
Thuở sơ khai, những chiếc đồng hồ lặn đóng vai trò đơn thuần là công cụ hỗ trợ cần thiết cho các thợ lặn về mặt giờ giấc, cũng như đảm bảo an toàn sống còn cho họ. Ngày nay, chiếc đồng hồ lặn còn thể hiện nhiều thứ hơn thế: quan điểm thời trang, phương tiện giao tiếp, hay vật bất ly thân cho những chuyến đi biển hay đến bể bơi. Dưới đây là đoạn trích từ cuốn: Dòng thời gian: "Đồng hồ lặn qua hàng thập kỷ" (Timeline: "Dive watches through the decades"). Cuốn sách này theo dấu lịch sử đồng hồ lặn kể từ thời điểm bắt đầu của nó vào những năm 1920, với phát minh đầu tiên của những chiếc case thực sự chống nước, cho đến năm 2014. (Bài viết này chỉ đề cập đến đồng hồ cơ.)
1. Rolex Oyster (1926)
Rolex Oyster, Ref. 679, (1926)
Năm 1926 là năm đánh dấu sự xuất hiện của chiếc đồng hồ chỉ dành riêng cho các thợ lặn. Chúng được trang bị núm vặn riêng biệt ngăn nước không chảy vào phía trong phần case đồng hồ. Đây cũng là năm mà Hans Wilsdorf, cha đẻ của thương hiệu Rolex, giới thiệu Oyster case - đóng vai trò "hộp đựng" chống nước như một con hàu - chỉ có thể mở với dụng cụ chuyên biệt của Rolex. Đó là lớp vỏ chống nước thực sự đầu tiên trên thế giới. Một năm sau, Wilsdorf đề nghị Mercedes Gleitze - người dự định trở thành phụ nữ Anh Quốc đầu tiên bơi qua kênh đào Anh đeo chiếc đồng hồ Rolex Oyster chống bụi chống nước đầu tiên. Khi cô hoàn thành hành trình của mình, chiếc Rolex vẫn chỉ giờ chính xác.
2. Những nguyên mẫu đầu tiên của Panerai (1936)
Đồng hồ Panerai PAMPR004 (1936)
Hải quân Ý đã ủy thác cho Panerai phát triển những mẫu vật đầu tiên tiền thân của chiếc đồng hồ "Radiomir" như ngày nay chúng ta thấy. Những chiếc đồng hồ chống nước tới 30 mét này được sản xuất 2 năm sau đó. Các mẫu Radiomir đầu tiên có bộ máy và case độc quyền - với thiết kế dáng mặt đồng hồ độc đáo không quá tròn mà cũng không quá vuông (cushion-shaped) và đường kính 47mm - sản xuất bởi Rolex. Chúng được đặt tên theo chất liệu radium khiến mặt số có thể đọc được rõ ràng ngay cả trong vùng nước tối.
3. Blancpain Fifty Fathoms (1953)
Mẫu Blancpain Fifty Fathoms đầu tiên (1953)
Mẫu đồng hồ lặn đầu tiên của Blancpain là Fifty Fathoms với khả năng chịu nước ở độ sâu 100 mét. (Cụm từ "fifty fathoms" có nghĩa là 300 feet, tương đương khoảng 91 mét. Đây là độ sâu tối đa mà các thợ lặn có thể đạt được với sự trợ giúp của thiết bị chuyên dụng.) Sự hiện diện của chiếc đồng hồ này xuất phát từ lời đề nghị của thuyền trưởng Bob Maloubier - người đã từng là đặc vụ ngầm của Anh trong Thế chiến thứ II, và sau này trở thành người chỉ huy đội lặn đặc nhiệm của quân đội Pháp. Ông đã đặt hàng với Blancpain một chiếc đồng hồ có mặt số màu đen, với những con số Ả Rập cỡ lớn, các vạch chỉ rõ ràng và vòng đệm xoay. "Chúng tôi muốn một chiếc đồng hồ mà mỗi kim chỉ của nó đều sáng rõ như một vì sao chỉ đường dẫn lối trong đêm tối vậy." - Maloubier nhớ lại và chia sẻ.
4. Chi tiết bảo vệ núm điều chỉnh của Panerai (1956)
Cận cảnh chi tiết bảo vệ núm điều chỉnh do Panerai chế tạo (1956)
Panerai đã được trao bằng sáng chế cho phát minh phần cầu bảo vệ núm điều chỉnh đặc biệt. Được coi như dấu ấn riêng của dòng Luminor, chi tiết cầu bảo vệ núm điều chỉnh này có một khóa đòn bẩy giúp đẩy phần núm điều chỉnh sát vào vỏ đồng hồ, giữ cho chúng khớp với nhau vừa vặn và chắc chắn.
5. Đồng hồ lặn đầu tiên của Breitling (1957)
Breitling Superocean (1957)
Breitling ra mắt chiếc đồng hồ lặn đầu tiên mang tên Superocean vào năm 1957. Khả năng chịu nước của Superocean là ở độ sâu 200 mét nhờ thiết kế vỏ monocoque (vỏ một khối liền cứng, có thể tháo ra nhờ tách lớp mặt kính) và chi tiết mặt kính đặc biệt cứng cáp và chắc chắn. Vòng đệm của chiếc đồng hồ này có thể được khóa cố định để giữ chúng ở đúng vị trí ngay cả trong cuộc lặn. Ngoài ra, chiếc Superocean này còn có một phiên bản chronograph ra mắt vào năm 1959.
6. Chiếc Rolex Sea-Dweller đầu tiên ra đời (1967)
Chiếc Rolex Sea-Dweller đầu tiên (1967)
Năm 1967, Rolex giới thiệu chiếc Sea-Dweller - phiên bản được nâng cấp hơn của Submariner. Điểm phân biệt rõ ràng nhất chính là chi tiết van khí heli giúp giải phóng khí heli xâm nhập vào vỏ đồng hồ trong quá trình lặn. Mẫu đồng hồ này được đặt hàng bởi công ty COMEX đến từ Pháp - chuyên các dịch vụ và thiết bị lặn sâu, chủ yếu phục vụ cho khai thác dầu khí. Với mục đích phục vụ cho việc lặn sâu hơn đặc biệt như vậy, chiếc Sea-Dweller này đã ra đời với khả năng chịu nước ở độ sâu lên tới 610 mét.
7. Máy tính lặn đầu tiên (1983)
Năm 1983, chiếc máy tính có thể lặn đầu tiên ra đời. Trong những 90 của thế kỷ trước, máy tính lặn dần trở nên phổ biến, còn đồng hồ lặn đóng vai trò như một thiết bị sao lưu, dự phòng.
8. ISO lập nên tiêu chuẩn riêng dành cho đồng hồ lặn (1996)
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) chính thức đề ra tiêu chuẩn 6425 định nghĩa những đặc trưng mà một chiếc đồng hồ cần đạt để được công nhận là đồng hồ "lặn". Trong số các quy chuẩn, có những yêu cầu rõ rầng cho khả năng chịu nước (đồng hồ phải có khả năng chịu nước tốt hơn 25% so với những gì được công khai trên mặt số), khả năng đọc được dưới nước, khả năng chịu sốc nhiệt, và khả năng tính toán độ trôi thời gian. Tiêu chuẩn 6425 đã thay thế cho một tiêu chuẩn cũ (có từ năm 1984) và vẫn còn được sử dụng phổ biến cho đến bây giờ.
9. CX Swiss Military 20,000 Feet (2009)
Năm 2009, chiếc CX Swiss Military 20.000 Feet ra đời phá vỡ kỷ lục mà chiếc Rolex Deepsea đạt được về khả năng chịu nước (20.000 feet tương đương với 6.100 mét) và tự ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness thế giới. Đây là một chiếc đồng hồ chronograph với vỏ dày 28,5mm và phần lưng dạng vòm. Theo CX Swiss Military, thực chất nó có thể chịu nước ở độ sâu lên tới 7.500 mét, do phải đáp ứng yêu cầu an toàn của tiêu chuẩn ISO 6425.
10. Bộ sưu tập IWC Aquatimer (2014)
Năm 2014, IWC Aquatimer Deep Two ra đời.
IWC đã nâng cấp bộ sưu tập Aquatimer với một vòng đệm hai chiều ở phía ngoài, cùng một chiếc phía trong theo một hướng duy nhất. Aquatimer Automatic 2000, chiếc đồng hồ không thấm nước xuất sắc nhất thuộc dòng Aquatimer mới, có khả năng chịu nước ở độ sâu 2.000 mét.
1. Rolex Oyster (1926)

Rolex Oyster, Ref. 679, (1926)
2. Những nguyên mẫu đầu tiên của Panerai (1936)

Đồng hồ Panerai PAMPR004 (1936)
Hải quân Ý đã ủy thác cho Panerai phát triển những mẫu vật đầu tiên tiền thân của chiếc đồng hồ "Radiomir" như ngày nay chúng ta thấy. Những chiếc đồng hồ chống nước tới 30 mét này được sản xuất 2 năm sau đó. Các mẫu Radiomir đầu tiên có bộ máy và case độc quyền - với thiết kế dáng mặt đồng hồ độc đáo không quá tròn mà cũng không quá vuông (cushion-shaped) và đường kính 47mm - sản xuất bởi Rolex. Chúng được đặt tên theo chất liệu radium khiến mặt số có thể đọc được rõ ràng ngay cả trong vùng nước tối.
3. Blancpain Fifty Fathoms (1953)

Mẫu Blancpain Fifty Fathoms đầu tiên (1953)
Mẫu đồng hồ lặn đầu tiên của Blancpain là Fifty Fathoms với khả năng chịu nước ở độ sâu 100 mét. (Cụm từ "fifty fathoms" có nghĩa là 300 feet, tương đương khoảng 91 mét. Đây là độ sâu tối đa mà các thợ lặn có thể đạt được với sự trợ giúp của thiết bị chuyên dụng.) Sự hiện diện của chiếc đồng hồ này xuất phát từ lời đề nghị của thuyền trưởng Bob Maloubier - người đã từng là đặc vụ ngầm của Anh trong Thế chiến thứ II, và sau này trở thành người chỉ huy đội lặn đặc nhiệm của quân đội Pháp. Ông đã đặt hàng với Blancpain một chiếc đồng hồ có mặt số màu đen, với những con số Ả Rập cỡ lớn, các vạch chỉ rõ ràng và vòng đệm xoay. "Chúng tôi muốn một chiếc đồng hồ mà mỗi kim chỉ của nó đều sáng rõ như một vì sao chỉ đường dẫn lối trong đêm tối vậy." - Maloubier nhớ lại và chia sẻ.
4. Chi tiết bảo vệ núm điều chỉnh của Panerai (1956)

Cận cảnh chi tiết bảo vệ núm điều chỉnh do Panerai chế tạo (1956)
Panerai đã được trao bằng sáng chế cho phát minh phần cầu bảo vệ núm điều chỉnh đặc biệt. Được coi như dấu ấn riêng của dòng Luminor, chi tiết cầu bảo vệ núm điều chỉnh này có một khóa đòn bẩy giúp đẩy phần núm điều chỉnh sát vào vỏ đồng hồ, giữ cho chúng khớp với nhau vừa vặn và chắc chắn.
5. Đồng hồ lặn đầu tiên của Breitling (1957)

Breitling Superocean (1957)
Breitling ra mắt chiếc đồng hồ lặn đầu tiên mang tên Superocean vào năm 1957. Khả năng chịu nước của Superocean là ở độ sâu 200 mét nhờ thiết kế vỏ monocoque (vỏ một khối liền cứng, có thể tháo ra nhờ tách lớp mặt kính) và chi tiết mặt kính đặc biệt cứng cáp và chắc chắn. Vòng đệm của chiếc đồng hồ này có thể được khóa cố định để giữ chúng ở đúng vị trí ngay cả trong cuộc lặn. Ngoài ra, chiếc Superocean này còn có một phiên bản chronograph ra mắt vào năm 1959.
6. Chiếc Rolex Sea-Dweller đầu tiên ra đời (1967)

Chiếc Rolex Sea-Dweller đầu tiên (1967)
Năm 1967, Rolex giới thiệu chiếc Sea-Dweller - phiên bản được nâng cấp hơn của Submariner. Điểm phân biệt rõ ràng nhất chính là chi tiết van khí heli giúp giải phóng khí heli xâm nhập vào vỏ đồng hồ trong quá trình lặn. Mẫu đồng hồ này được đặt hàng bởi công ty COMEX đến từ Pháp - chuyên các dịch vụ và thiết bị lặn sâu, chủ yếu phục vụ cho khai thác dầu khí. Với mục đích phục vụ cho việc lặn sâu hơn đặc biệt như vậy, chiếc Sea-Dweller này đã ra đời với khả năng chịu nước ở độ sâu lên tới 610 mét.
7. Máy tính lặn đầu tiên (1983)
Năm 1983, chiếc máy tính có thể lặn đầu tiên ra đời. Trong những 90 của thế kỷ trước, máy tính lặn dần trở nên phổ biến, còn đồng hồ lặn đóng vai trò như một thiết bị sao lưu, dự phòng.
8. ISO lập nên tiêu chuẩn riêng dành cho đồng hồ lặn (1996)
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) chính thức đề ra tiêu chuẩn 6425 định nghĩa những đặc trưng mà một chiếc đồng hồ cần đạt để được công nhận là đồng hồ "lặn". Trong số các quy chuẩn, có những yêu cầu rõ rầng cho khả năng chịu nước (đồng hồ phải có khả năng chịu nước tốt hơn 25% so với những gì được công khai trên mặt số), khả năng đọc được dưới nước, khả năng chịu sốc nhiệt, và khả năng tính toán độ trôi thời gian. Tiêu chuẩn 6425 đã thay thế cho một tiêu chuẩn cũ (có từ năm 1984) và vẫn còn được sử dụng phổ biến cho đến bây giờ.
9. CX Swiss Military 20,000 Feet (2009)

Năm 2009, chiếc CX Swiss Military 20.000 Feet ra đời phá vỡ kỷ lục mà chiếc Rolex Deepsea đạt được về khả năng chịu nước (20.000 feet tương đương với 6.100 mét) và tự ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness thế giới. Đây là một chiếc đồng hồ chronograph với vỏ dày 28,5mm và phần lưng dạng vòm. Theo CX Swiss Military, thực chất nó có thể chịu nước ở độ sâu lên tới 7.500 mét, do phải đáp ứng yêu cầu an toàn của tiêu chuẩn ISO 6425.
10. Bộ sưu tập IWC Aquatimer (2014)

IWC đã nâng cấp bộ sưu tập Aquatimer với một vòng đệm hai chiều ở phía ngoài, cùng một chiếc phía trong theo một hướng duy nhất. Aquatimer Automatic 2000, chiếc đồng hồ không thấm nước xuất sắc nhất thuộc dòng Aquatimer mới, có khả năng chịu nước ở độ sâu 2.000 mét.
Nguồn:
Watchtime
Watchtime