Tanm4
GẮN KẾT
Cái tên Omega chắc không hề xa lạ với chúng ta đúng không? Omega nằm trong những hãng đồng hồ nổi tiếng và có nhiều người yêu thích nhất trên thế giới. Omega xuất hiện trong các kỳ Olympic, Omega song hành cùng các nhà du hành vũ trụ bay ra không gian, Omega cũng là hãng đồng hồ gắn liền với chàng điệp viên James Bond đào hoa. Với sự nổi tiếng như vậy, hẳn là Omega cũng có rất nhiều những thong tin thú vị để chúng ta khám phá, và chúng ta hãy cùng khám phá 10 điều thú vị về cha đẻ của chiếc “Moon Watch” trong bài viết này nhé!
1. Nguồn gốc của cái tên Omega
Ký hiệu Ω (Omega) được khắc trên bộ máy sản xuất năm 1894
Năm 1848, Louis Brandt đã thành lập một công ty tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ. Năm 1877, hai người con trai của ông là Louis-Paul và César cũng tiếp bước công việc kinh doanh của cha mình và họ đã đổi tên công ty thành Louis Brandt & Fils. Năm 1894, công ty này đã sản xuất một bộ máy đồng hồ có tên là Omega Caliber, nó cực kỳ chính xác và rất dễ sửa chữa nếu gặp sự cố, bộ máy này đã làm nên thành công vang dội trên toàn cầu. Nó thành công tới mức sau này đã trở thành tên của công ty (Omega Watch Co.,) vào năm 1903.
2. Khả năng đếm giờ cực kỳ chính xác
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trước khi đồng hồ Quartz và hệ thống GPS ra đời, công việc đếm giờ chỉ có thể dựa vào những chiếc đồng hồ cơ. Và để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này, cuộc kiểm tra Observatory đã được ra mắt. Cuộc kiểm tra này là tổng hợp của rất nhiều bài kiểm tra nhỏ trên rất nhiều mẫu đồng hồ đủ thể loại trong một khoảng thời gian nhất đinh, những mẫu đồng hồ giành được vị trí cao trong cuộc kiểm tra này cũng có thể được ví như những nhà vô địch Olympic trong thế giới đồng hồ vậy. Với danh tiếng như vậy, không có gì bất ngờ khi tất cả những hãng đồng hồ hàng đầu thế giới đều gửi sản phẩm của mình tới tham dự cuộc kiểm tra.
Có lẽ các bạn cũng có thể đoán được một phần kết quả của cuộc kiểm tra này rồi đấy - Omega chiến thắng một cách ngoạn mục trong phần lớn những bài kiểm tra và lập vô số kỷ lục thế giới. Vào năm 1931, tại Observatory ở Geneva, Omega dẫn đầu trong tất cả 6 hạng mục. Trong cùng năm đó, Omega đưa ra câu Slogan “Omega – Exact time for life”, hoàn toàn không phải khoa trương mà đó là điều Omega xứng đáng được nhận.
3. Khám phá tận cùng thế giới
Sau hơn ba tháng đi bộ, Reinhold Messner đã đặt chân lên Nam Cực
Bạn có biết những người đầu tiên di chuyển theo đường bộ tới cực Bắc của Trái Đất hay không? Nếu đọc trên Wiki, bạn có thể thấy những cái tên như Robert Peary hay Frederick Cook, nhưng những chuyến đi đó đều không được công nhận chính thức. Người đầu tiên chinh phục cực Bắc và được công nhận chính là Ralph Plaisted, và câu chuyện chinh phục Bắc Cực của ông cũng khá thú vị.
Ralph Plaisted không phải là một nhà khoa học hay nhà thám hiểm chuyên nghiệp, ông chỉ là một nhân viên bán bảo hiểm ở Minnesota có sở thích đi xe trượt tuyết. Những người bạn nói với ông rằng nếu ông thích xe trượt tuyết đến thế thì tại sao ông không lái một chiếc lên Bắc Cực đi. Câu chuyện này nghe qua có vẻ rất điên rồ giống những chương trình thực tế trên Discovery hay quảng cáo của Go Pro hiện nay, nhưng Ralph Plaisted đã quyết định thực hiện điều đó. Đội nhóm của ông đã di chuyển 412 dặm từ đảo Ward Hunt ở Canada trên những chiếc xe trượt tuyết, họ sử dụng những chiếc Omega Speedmaster và sextant để có thể định vị vị trí. Ralph Plaisted đã đặt chân tới cực Bắc vào ngày 19/4/1968 sau hành trình kéo dài 43 ngày, họ được chứng nhận sau khi một chiếc U.S. Air Force C-135 bay qua nơi họ đứng và xác định tọa độ.
Tại đầu kia của Trái Đất, vào tháng 2/1990, Arved Fuchs và Reinhold Messner là những người hoàn thành việc chinh phục cực Nam theo đường bộ. Họ đã phải trải qua 92 ngày, đi qua 1740 dặm với nhiệt độ -40oC và sức gió 90 mph. Và chiếc đồng hồ trên tay của Reinhold Messner có nhãn hiệu gì? Đó cũng là một chiếc đồng hồ Omega - Omega Speedmaster.
4. Khám phá vũ trụ
Buzz Aldrin và chiếc Speedmaster trên tàu vũ trụ
Cái tên Omega Speedmaster đã gắn liền với những cuộc du hành vũ trụ, điều này có lẽ cũng rất nhiều người đã biết. Bạn cũng có thể đọc bài viết chi tiết về dòng đồng hồ Speedmaster tại đây.
Vào một ngày mùa thu năm 1962, một nhóm phi hành gia trong đó có Walter Schirra và Leroy “Gordo” Cooper đã vào một cửa hàng đồng hồ để tìm chiếc đồng hồ phù hợp song hành cùng họ trong chuyến du hành trên tàu Mercury sắp tới. Họ đã rời cửa hàng với những chiếc Omega Speedmaster, và từ đó bắt đầu trang lịch sử mới của dòng đồng hồ này - gắn liến với những chuyến du hành vào không gian.
Những chuyến du hành vũ trụ tốn cực kỳ nhiều tiền, và NASA cũng có nhiệm vụ phải đảm bảo rằng những trang thiết bị sử dụng trên tàu phải đạt chuẩn. Họ đã thử nghiệm các mẫu đồng hồ của Omega, Rolex, và Longines-Wittnauer. Những cuộc thử nghiệm này cực kỳ khắc nghiệt, từ kiểm tra độ chính xác cho tới sức bền của đồng hồ nếu phải chịu áp lực lớn. Vào ngày 1/3/1965, NASA đã chọn ra được chiếc đồng hồ tốt nhất - chiếc Speedmaster Ref. 105.003.
Vào ngày 21/7/1969, Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, nhưng ông phải bỏ chiếc đồng hồ ở trên tàu do đồng hồ trên bảng mạch đã bị hỏng. Một vài phút sau, Buzz Aldrin đã bước ra với chiếc Omega Speedmaster trên tay, và Speedmaster Professional được ghi nhận là chiếc đồng hồ đầu tiên được đeo trên mặt trăng.
Chúng ta cũng có một câu chuyện thú vị về việc Omega Speedmaster đã cứu mạng 3 phi hành gia trong một tình huống hiểm nghèo, bạn có thể đọc ở đây.
5. Vị vua của biển cả (Seamaster)
Omega bắt đầu cho ra mắt dòng đồng hồ Seamaster từ năm 1948 để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập hãng - và đây cũng là dòng đồng hồ lâu đời nhất của Omega được duy trì tới ngày nay, cùng với Speedmaster Constellation và De Ville. Mẫu Seamaster được thiết kế gần giống với mẫu đồng hồ Omega làm cho quân đội anh hồi Thế chiến thứ hai.
Vào năm 1957, Omega cho ra mắt dòng cao cấp của Seamaster với chiếc Omega Seamaster 300 (đọc bài này để biết rõ hơn), rất nhiều các đơn vị hải quân đã sử dụng Seamaster làm mẫu đồng hồ chính thức cho các sĩ quan của mình.
Vì các thợ lặn ngày càng làm việc ở sâu dưới mặt nước hơn, Omega đã cho ra mắt mẫu "Ploprof" (PLOngeur PROFessionel, hoặc tạm dịch là đồng hồ lặn chuyên dụng) Seamaster 600 vào năm 1970. Chiếc đồng hồ này đã được thử nghiệm và có thể chịu được độ sâu 1000m dưới mực nước biển tại bờ biển Marseilles. Cho đến ngày nay, Omega Seamaster vẫn là cái tên gắn liền với việc lặn chuyên nghiệp.
6. Đếm giờ cho Olympic
Omega sản xuất chiếc Chronograph đầu tiên vào năm 1898, và chỉ trong 10 năm sau, những chiếc Chronograph của hãng đã được sử dụng để đếm giờ cho 16 môn thể thao Olympic. Sau khi thắng cả 6 hạng mục trong cuộc kiểm tra Observatory năm 1931, tiếng tăm của Omega ngày càng vang dội và họ được chỉ định là hãng đồng hồ đếm giờ chính thức cho Olympic 1932 tại Los Angeles - đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic mà một hãng đồng hồ chịu trách nhiệm đếm giờ cho tất cả các môn thể thao.
Ngày nay, công việc tính giờ ở Olympic yêu cầu hàng trăm những chiếc đồng hồ đếm giờ và cả những thiết bị cảm ứng, xử lý dữ liệu. Ước tính những thiết bị này có trọng lượng lên tới 400 tấn, được sản xuất bởi Omega để phục vụ từng môn thể thao nhất định.
7. Đồng hồ của James Bond
Trong rất nhiều năm trước đây, James Bond đã đeo rất nhiều đồng hồ của nhiều hãng khác nhau, nhưng trong thời điểm hiện tại thì không một hãng đồng hồ nào gần gũi với 007 hơn Omega. Năm 1995 chính là năm Pierce Brosnan được đảm nhận vài James Bond và đeo trên tay chiếc Omega Seamaster. Kể từ đó, Bond đeo Omega trong những phim Tomorrow Never Dies, The World is Not Enough, Die Another Day, Casino Royale, Quantum of Solace, Skyfall, và SPECTRE.
8. Đồng hồ của rất nhiều người nổi tiếng
Omega là đồng hồ ưa thích của rất nhiều người nổi tiếng, từ các chính khách cho tới những ngôi sao Hollywood. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev thường xuyên xuất hiện với chiếc Constellation Manhattan bằng vàng. Giáo hoàng John Paul II đeo một chiếc Omega De Ville “Classic”, Elvis Presley cũng đeo một chiếc Omega khi quay phim tại Đức.
Người nổi tiếng nhất với chiếc đồng hồ Omega có lẽ phải nhắc tới John F. Kennedy, ông đã đeo một chiếc Omega khi nhậm chức Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ vào năm 1961. Ngày nay, chiếc đồng hồ này được lưu trữ tại bảo tàng của Omega.
9. Co-Axial Escapement
Cũng như chúng ta đã biết rõ, từ lúc mới ra mắt thì Omega chỉ có một mục tiêu duy nhất đó là sự chính xác trong việc đếm thời gian. Và một trong những cách để tăng độ chính xác cho chiếc đồng hồ là một bộ thoát (Escapement) chịu rất ít lực ma sát. Vậy nên không lạ gì khi George Daniels sáng chế ra Co-Axial Escapement, Omega đã quyết định đưa hệ thống này ra sản xuất với số lượng lớn. Năm 1999, Omega cho ra mắt máy Co-Axial Caliber 2500 - đây là một cơ chế hoàn toàn mới thay cho hệ thống cũ đã được sử dụng trong khoảng 250 năm.
10. Chống từ hoàn toàn
Vào năm 2013, Omega cho ra mắt bộ máy đồng hồ đầu tiên có khả năng chống lại từ trường lớn hơn 15,000 gauss, vượt xa bất cứ một bộ máy chống từ nào đã xuất hiện trước đó. Phần lớn những chiếc đồng hồ có khả năng chống từ sử dụng một tấm sắt từ ở bên trong, giúp phân tán trường điện từ để nó không tác động lên chiếc đồng hồ. Omega thì dùng cách khác, họ thiết kế một bộ máy với những chi tiết quan trọng đều được làm từ những vật liệu không nhiễm từ tính. Cách làm này của Omega giúp cho họ có thể đặt thêm khung hiển thị ngày và giúp bộ máy đồng hồ có thể nhìn từ mặt sau - điều mà những chiếc đồng hồ chống từ trước đó không thể thực hiện được.
Tại Baselworld 2015, Omega giới thiệu bộ máy hoàn toàn mới “Master Chronometer”, nó sử dụng công nghệ chống từ của Omega và được lắp trong dòng đồng hồ mới - Omega Globemaster.
1. Nguồn gốc của cái tên Omega

Ký hiệu Ω (Omega) được khắc trên bộ máy sản xuất năm 1894
Năm 1848, Louis Brandt đã thành lập một công ty tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ. Năm 1877, hai người con trai của ông là Louis-Paul và César cũng tiếp bước công việc kinh doanh của cha mình và họ đã đổi tên công ty thành Louis Brandt & Fils. Năm 1894, công ty này đã sản xuất một bộ máy đồng hồ có tên là Omega Caliber, nó cực kỳ chính xác và rất dễ sửa chữa nếu gặp sự cố, bộ máy này đã làm nên thành công vang dội trên toàn cầu. Nó thành công tới mức sau này đã trở thành tên của công ty (Omega Watch Co.,) vào năm 1903.
2. Khả năng đếm giờ cực kỳ chính xác
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trước khi đồng hồ Quartz và hệ thống GPS ra đời, công việc đếm giờ chỉ có thể dựa vào những chiếc đồng hồ cơ. Và để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này, cuộc kiểm tra Observatory đã được ra mắt. Cuộc kiểm tra này là tổng hợp của rất nhiều bài kiểm tra nhỏ trên rất nhiều mẫu đồng hồ đủ thể loại trong một khoảng thời gian nhất đinh, những mẫu đồng hồ giành được vị trí cao trong cuộc kiểm tra này cũng có thể được ví như những nhà vô địch Olympic trong thế giới đồng hồ vậy. Với danh tiếng như vậy, không có gì bất ngờ khi tất cả những hãng đồng hồ hàng đầu thế giới đều gửi sản phẩm của mình tới tham dự cuộc kiểm tra.
Có lẽ các bạn cũng có thể đoán được một phần kết quả của cuộc kiểm tra này rồi đấy - Omega chiến thắng một cách ngoạn mục trong phần lớn những bài kiểm tra và lập vô số kỷ lục thế giới. Vào năm 1931, tại Observatory ở Geneva, Omega dẫn đầu trong tất cả 6 hạng mục. Trong cùng năm đó, Omega đưa ra câu Slogan “Omega – Exact time for life”, hoàn toàn không phải khoa trương mà đó là điều Omega xứng đáng được nhận.
3. Khám phá tận cùng thế giới

Sau hơn ba tháng đi bộ, Reinhold Messner đã đặt chân lên Nam Cực
Bạn có biết những người đầu tiên di chuyển theo đường bộ tới cực Bắc của Trái Đất hay không? Nếu đọc trên Wiki, bạn có thể thấy những cái tên như Robert Peary hay Frederick Cook, nhưng những chuyến đi đó đều không được công nhận chính thức. Người đầu tiên chinh phục cực Bắc và được công nhận chính là Ralph Plaisted, và câu chuyện chinh phục Bắc Cực của ông cũng khá thú vị.
Ralph Plaisted không phải là một nhà khoa học hay nhà thám hiểm chuyên nghiệp, ông chỉ là một nhân viên bán bảo hiểm ở Minnesota có sở thích đi xe trượt tuyết. Những người bạn nói với ông rằng nếu ông thích xe trượt tuyết đến thế thì tại sao ông không lái một chiếc lên Bắc Cực đi. Câu chuyện này nghe qua có vẻ rất điên rồ giống những chương trình thực tế trên Discovery hay quảng cáo của Go Pro hiện nay, nhưng Ralph Plaisted đã quyết định thực hiện điều đó. Đội nhóm của ông đã di chuyển 412 dặm từ đảo Ward Hunt ở Canada trên những chiếc xe trượt tuyết, họ sử dụng những chiếc Omega Speedmaster và sextant để có thể định vị vị trí. Ralph Plaisted đã đặt chân tới cực Bắc vào ngày 19/4/1968 sau hành trình kéo dài 43 ngày, họ được chứng nhận sau khi một chiếc U.S. Air Force C-135 bay qua nơi họ đứng và xác định tọa độ.
Tại đầu kia của Trái Đất, vào tháng 2/1990, Arved Fuchs và Reinhold Messner là những người hoàn thành việc chinh phục cực Nam theo đường bộ. Họ đã phải trải qua 92 ngày, đi qua 1740 dặm với nhiệt độ -40oC và sức gió 90 mph. Và chiếc đồng hồ trên tay của Reinhold Messner có nhãn hiệu gì? Đó cũng là một chiếc đồng hồ Omega - Omega Speedmaster.
4. Khám phá vũ trụ

Buzz Aldrin và chiếc Speedmaster trên tàu vũ trụ
Cái tên Omega Speedmaster đã gắn liền với những cuộc du hành vũ trụ, điều này có lẽ cũng rất nhiều người đã biết. Bạn cũng có thể đọc bài viết chi tiết về dòng đồng hồ Speedmaster tại đây.
Vào một ngày mùa thu năm 1962, một nhóm phi hành gia trong đó có Walter Schirra và Leroy “Gordo” Cooper đã vào một cửa hàng đồng hồ để tìm chiếc đồng hồ phù hợp song hành cùng họ trong chuyến du hành trên tàu Mercury sắp tới. Họ đã rời cửa hàng với những chiếc Omega Speedmaster, và từ đó bắt đầu trang lịch sử mới của dòng đồng hồ này - gắn liến với những chuyến du hành vào không gian.
Những chuyến du hành vũ trụ tốn cực kỳ nhiều tiền, và NASA cũng có nhiệm vụ phải đảm bảo rằng những trang thiết bị sử dụng trên tàu phải đạt chuẩn. Họ đã thử nghiệm các mẫu đồng hồ của Omega, Rolex, và Longines-Wittnauer. Những cuộc thử nghiệm này cực kỳ khắc nghiệt, từ kiểm tra độ chính xác cho tới sức bền của đồng hồ nếu phải chịu áp lực lớn. Vào ngày 1/3/1965, NASA đã chọn ra được chiếc đồng hồ tốt nhất - chiếc Speedmaster Ref. 105.003.
Vào ngày 21/7/1969, Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, nhưng ông phải bỏ chiếc đồng hồ ở trên tàu do đồng hồ trên bảng mạch đã bị hỏng. Một vài phút sau, Buzz Aldrin đã bước ra với chiếc Omega Speedmaster trên tay, và Speedmaster Professional được ghi nhận là chiếc đồng hồ đầu tiên được đeo trên mặt trăng.
Chúng ta cũng có một câu chuyện thú vị về việc Omega Speedmaster đã cứu mạng 3 phi hành gia trong một tình huống hiểm nghèo, bạn có thể đọc ở đây.
5. Vị vua của biển cả (Seamaster)
Omega bắt đầu cho ra mắt dòng đồng hồ Seamaster từ năm 1948 để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập hãng - và đây cũng là dòng đồng hồ lâu đời nhất của Omega được duy trì tới ngày nay, cùng với Speedmaster Constellation và De Ville. Mẫu Seamaster được thiết kế gần giống với mẫu đồng hồ Omega làm cho quân đội anh hồi Thế chiến thứ hai.
Vào năm 1957, Omega cho ra mắt dòng cao cấp của Seamaster với chiếc Omega Seamaster 300 (đọc bài này để biết rõ hơn), rất nhiều các đơn vị hải quân đã sử dụng Seamaster làm mẫu đồng hồ chính thức cho các sĩ quan của mình.
Vì các thợ lặn ngày càng làm việc ở sâu dưới mặt nước hơn, Omega đã cho ra mắt mẫu "Ploprof" (PLOngeur PROFessionel, hoặc tạm dịch là đồng hồ lặn chuyên dụng) Seamaster 600 vào năm 1970. Chiếc đồng hồ này đã được thử nghiệm và có thể chịu được độ sâu 1000m dưới mực nước biển tại bờ biển Marseilles. Cho đến ngày nay, Omega Seamaster vẫn là cái tên gắn liền với việc lặn chuyên nghiệp.
6. Đếm giờ cho Olympic

Omega sản xuất chiếc Chronograph đầu tiên vào năm 1898, và chỉ trong 10 năm sau, những chiếc Chronograph của hãng đã được sử dụng để đếm giờ cho 16 môn thể thao Olympic. Sau khi thắng cả 6 hạng mục trong cuộc kiểm tra Observatory năm 1931, tiếng tăm của Omega ngày càng vang dội và họ được chỉ định là hãng đồng hồ đếm giờ chính thức cho Olympic 1932 tại Los Angeles - đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic mà một hãng đồng hồ chịu trách nhiệm đếm giờ cho tất cả các môn thể thao.
Ngày nay, công việc tính giờ ở Olympic yêu cầu hàng trăm những chiếc đồng hồ đếm giờ và cả những thiết bị cảm ứng, xử lý dữ liệu. Ước tính những thiết bị này có trọng lượng lên tới 400 tấn, được sản xuất bởi Omega để phục vụ từng môn thể thao nhất định.
7. Đồng hồ của James Bond

Trong rất nhiều năm trước đây, James Bond đã đeo rất nhiều đồng hồ của nhiều hãng khác nhau, nhưng trong thời điểm hiện tại thì không một hãng đồng hồ nào gần gũi với 007 hơn Omega. Năm 1995 chính là năm Pierce Brosnan được đảm nhận vài James Bond và đeo trên tay chiếc Omega Seamaster. Kể từ đó, Bond đeo Omega trong những phim Tomorrow Never Dies, The World is Not Enough, Die Another Day, Casino Royale, Quantum of Solace, Skyfall, và SPECTRE.
8. Đồng hồ của rất nhiều người nổi tiếng
Omega là đồng hồ ưa thích của rất nhiều người nổi tiếng, từ các chính khách cho tới những ngôi sao Hollywood. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev thường xuyên xuất hiện với chiếc Constellation Manhattan bằng vàng. Giáo hoàng John Paul II đeo một chiếc Omega De Ville “Classic”, Elvis Presley cũng đeo một chiếc Omega khi quay phim tại Đức.


Người nổi tiếng nhất với chiếc đồng hồ Omega có lẽ phải nhắc tới John F. Kennedy, ông đã đeo một chiếc Omega khi nhậm chức Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ vào năm 1961. Ngày nay, chiếc đồng hồ này được lưu trữ tại bảo tàng của Omega.
9. Co-Axial Escapement

Cũng như chúng ta đã biết rõ, từ lúc mới ra mắt thì Omega chỉ có một mục tiêu duy nhất đó là sự chính xác trong việc đếm thời gian. Và một trong những cách để tăng độ chính xác cho chiếc đồng hồ là một bộ thoát (Escapement) chịu rất ít lực ma sát. Vậy nên không lạ gì khi George Daniels sáng chế ra Co-Axial Escapement, Omega đã quyết định đưa hệ thống này ra sản xuất với số lượng lớn. Năm 1999, Omega cho ra mắt máy Co-Axial Caliber 2500 - đây là một cơ chế hoàn toàn mới thay cho hệ thống cũ đã được sử dụng trong khoảng 250 năm.
10. Chống từ hoàn toàn

Vào năm 2013, Omega cho ra mắt bộ máy đồng hồ đầu tiên có khả năng chống lại từ trường lớn hơn 15,000 gauss, vượt xa bất cứ một bộ máy chống từ nào đã xuất hiện trước đó. Phần lớn những chiếc đồng hồ có khả năng chống từ sử dụng một tấm sắt từ ở bên trong, giúp phân tán trường điện từ để nó không tác động lên chiếc đồng hồ. Omega thì dùng cách khác, họ thiết kế một bộ máy với những chi tiết quan trọng đều được làm từ những vật liệu không nhiễm từ tính. Cách làm này của Omega giúp cho họ có thể đặt thêm khung hiển thị ngày và giúp bộ máy đồng hồ có thể nhìn từ mặt sau - điều mà những chiếc đồng hồ chống từ trước đó không thể thực hiện được.
Tại Baselworld 2015, Omega giới thiệu bộ máy hoàn toàn mới “Master Chronometer”, nó sử dụng công nghệ chống từ của Omega và được lắp trong dòng đồng hồ mới - Omega Globemaster.
Nguồn:
WatchTime
WatchTime