CHIA SẺ 10 ứng dụng giả lập các hệ máy chơi game tốt nhất trên Android

HaThienKiemVu

I'm a wind, I wander everywhere
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Chỉ với một chiếc điện thoại Android, chúng ta đã có thể chơi rất nhiều game trên nhiều hệ máy khác nhau thông qua các ứng dụng giả lập.

Nếu bạn là một gamer, bạn yêu thích việc chơi game trên điện thoại thì top 10 ứng dụng giả lập dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu đó của bạn:

1 – C64.emu (giả lập Commodore 64)


Dự án giả lập mã nguồn mở Commodore 64 được phát triển dựa trên VICE 2.4.5. Nếu bạn ngó ngàng đến Commodore 64, C64.emu là một trong các giả lập ổn định nhất trên Android. Nó hỗ trợ rất nhiều format khác nhau và bao gồm luôn cả tính năng multi-disc (chơi nhiều đĩa). Tất cả các tính năng cần thiết để chạy các game đều có mặt trong giả lập này, trong tương lai sẽ còn bổ sung thêm nhiều điều mới mẻ khác.

C64.emu có một phiên bản miễn phí là Frodo C64. Nó đã được test trên các thiết bị như Nexus 7 – NVIDIA Shield – Xperia Tablet Z – Xperia Play, nhưng tất nhiên là thiết bị nào cũng có thể chơi được nếu cấu hình đủ mạnh và không quá yếu.

2 – Nostalgia.NES


Nhắc đến 3 chữ NES thì ắt hẳn ai cũng biết ngay đó là gì, vâng… là Nintendo Entertainment System – hệ máy chơi game gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Ứng dụng giả lập này đã bán được hơn 61 triệu bản. Bạn có thể cá nhân hóa controller ảo, save game bất kì khi nào bạn muốn và thú vị hơn nữa là quay ngược thời gian – một tính năng cho phép bạn quay ngược về thời điểm vài giây trước khi bạn mất mạng trong game.

3 – ePSXe


ePSXe là một cái tên nổi tiếng trong làng giả lập thế giới. Nó tương thích 99% số lượng các game trên hệ máy PlayStation 1 ngày trước. Dễ dùng, dễ config, tính tương thích cao cùng cấu hình yêu cầu không quá mạnh… bất kì ai cũng có thể tải về, hiệu chỉnh một chút, tìm game và sau đó thưởng thức lại hành trình về kí ức ngày xưa.

4 – PPSSPP

Screenshot_2014-04-06-22-45-38.png

Trước đây, các bạn đã biết về giả lập PSP trên PC thì bây giờ giả lập PSP trên Android cũng chính là nó. Cách config tương tự, chơi game cũng tương tự… bạn sẽ cần một thiết bị Android có cấu hình kha khá thì mới chơi game tốt được. Hỗ trợ save state, hỗ trợ cả controller gắn ngoài… quả thật là một giả lập tốt khó ai sánh bằng.

Game cho hệ máy PSP các bạn có thể tham khảo tại đây: http://www.handheld.com.vn/threads/tuyen-tap-game-hay-psp.379058/

5 – MAME4Droid


MAME là viết tắt của cụm từ Multiple Arcade Machine Emulator, một ứng dụng giả lập các hệ máy chơi game Arcade ngày trước (chúng ta vốn quen gọi là hệ máy chơi xèng). Để có thể sử dụng tốt trình giả lập này thì bạn sẽ cần đến một thiết bị có cấu hình khá cao. Với hệ Arcade này thì chúng ta sẽ có đến hơn… 8000 game, một con số khủng khiếp.

6 – MyBoy


Nếu bạn là một fan của dòng game Pokemon trên hệ máy Gameboy Advance thì không có gì tốt hơn ứng dụng MyBoy này. Nhẹ nhàng, mượt mà, dễ config, dễ sử dụng… bạn sẽ hoàn toàn hài lòng khi sử dụng nó. Ngày xưa, chúng ta kết nối 2 máy Gameboy Advance với nhau thông qua hệ thống link cable cũ của Nintendo thì ngày nay chỉ cần cài đặt MyBoy lên hai thiết bị Android, sau đó bật Bluetooth lên là có thể vui cùng bạn bè rồi.

7 – DraStic DS

Screenshot_2014-05-28-07-18-12.png

Nối tiếp thành công của đàn anh Gameboy Advance đi trước, đàn em đi sau Nintendo Dual Screen (chúng ta hay gọi là DS hoặc NDS) cũng không chịu thua kém với nhiều sự cải tiến vượt bậc. Ứng dụng DraStic DS giả lập rất thành công hệ máy này trên Android với các tính năng như hỗ trợ controller ngoài, hỗ trợ save state, cho phép người chơi dùng cheat code, menu điều khiển rất thân thiện và đơn giản. Mặc dù chưa thật sự hoàn thành 100% nhưng các tính năng cơ bản của nó cũng đã đủ cho người dùng hài lòng.

8 – Mega N64


Dù N64 là một sự thất bại khá đau đớn của Nintendo nhưng vẫn có những người đam mê, yêu thích nó và viết ra ứng dụng giả lập Mega N64 trên Android. Một số lỗi vẫn còn tồn tại như lỗi đồ họa nhưng đây là giả lập N64 tốt nhất trong thời điểm hiện tại trên Android.

9 – Reicast


Hệ máy Dreamcast của Sega cuối cùng cũng đã đặt chân đến thiên đường Android bằng ứng dụng giả lập Reicast. Giống như DraStic DS, nó vẫn chưa thật sự hoàn thiện 100%. Bạn cần phải có sẵn ROM và BIOS thì Dreamcast mới hoạt động được.

Cấu hình yêu cầu cơ bản của ứng dụng giả lập này là thiết bị có vi xử lí dual-core 1.2GHz, RAM 512MB.

10 – ClassicBoy


Đây có lẽ là ứng dụng giả lập mạnh mẽ nhất khi nó hỗ trợ rất nhiều hệ máy khác nhau như NES, Sega Genesis, Neo Geo, Nintendo 64, PlayStation 1, Game Boy Advance. Bạn cần phải sử dụng phiên bản trả phí thì mới có thể sở hữu tính năng save state “thần thánh”.

P/S: bạn có thể ghé các trang như coolrom.com, romhustler.net để tìm kiếm game mình ưa thích.

Hạ Thiên
(Fossbytes)​
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Tình hình là mình có mua hàng pin bên nó, nó tả không chính xác làm mình chuyển khoản nó 100%, sau khi vừa ck xong & ngay 5 phút sau mình nhắn hỏi nó lại tình trạng pin, mới biết pin không đúng với yêu cầu mình cần mua & nói nó kh ...
Top