Joiner
GÂY DỰNG
FPT đang thử nghiệm nhiều mạng xã hội "lẻ" khác nhau như ViMua.com, Gate, ViTalk, 1280... trong tổng thể lớn Công dân điện tử - Ecitizent. Ông Quảng Hà, Quản trị mạng xã hội 1280 của Tập đoàn này trao đổi với báo Thể thao và Văn hóa:
Ông Quảng Hà
Có thể có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng đến khi thực hiện mới biết nó có khả thi hay không
Ông có thể cho biết tại sao lại đặt tên là 1280?
Tên gọi này bắt đầu từ một dịch vụ lâu đời của công ty FPT là dịch vụ internet quay số 1280, đây là dịch vụ ban đầu đã gây dựng lên cơ sở của FPT Telecom, nó mang yếu tố lịch sử.
Ông đánh giá thế nào về mạng xã hội hiện nay ở Việt Nam?
Đây là dịch vụ khá mới mẻ đối với các nhà cung cấp. Trước đây, trong lĩnh vực nội dung số, các nhà cung cấp Việt Nam thường đi theo hướng cung cấp một chiều, điển hình là các tờ báo điện tử. Hình thức này không tận dụng được hết khả năng công nghệ của interrnet. Đặc điểm rất nổi bật của internet là tính tương tác, hiện các nhà cung cấp Việt Nam cũng đã nhận ra điều này rồi, và nhiều công ty đã bắt tay vào xây dựng các mạng xã hội.
Trước đây có rất nhiều diễn đàn sôi nổi, con số các thành viên lên tới hàng trăm ngàn, người dùng rất hào hứng với việc nhà dịch vụ cho họ khả năng tự cung cấp thông tin, giao lưu. Tuy nhiên, tại các diễn đàn, cái tôi cá nhân của người dùng không đủ mạnh, chỉ thể hiện qua các đoạn text. Sau đó đã ra đời cái mà tôi tạm gọi là thế hệ thứ 2 của mạng xã hội, đó là blog.
Yahoo! 360 là tiêu biểu nhất, nó cho phép người dùng tạo ra một trang riêng của mình với nhiều tiện ích. Thế nhưng blog cũng cho thấy hạn chế là khả năng liên kết, tạo ra mạng lưới vẫn chưa đủ với người dùng. Có lẽ thế nên thế hệ mạng xã hội tiếp theo ra đời, Facebook vào Việt Nam lập tức soán ngôi của Yahoo ngay.
Có thể còn nhiều yếu tố khác như vào thời điểm ấy Yahoo lại muốn đóng cửa blog, nhưng tôi cho rằng về bản chất Facebook cung cấp cho người dùng khả năng liên kết và hình thành mạng lưới quan hệ rất mạnh. Người dùng chỉ cần lướt trên trang của mình thôi cũng có thể theo dõi hàng nghìn cá nhân khác, và mọi thông tin có thể cập nhật vào trang của mình tự động chứ không cần "click" đi đâu cả. Thế hệ mạng này cho thấy sức mạnh rất lớn của mô hình web 2.0 so với hình thức cung cấp thông tin một chiều mà các tờ báo mạng cổ điển cung cấp hiện nay.
1280 hướng tới mô hình như vậy, tức là cung cấp cho người dùng khả năng tạo ra mạng lưới các liên kết mạnh.
1280 hiện có lưu trữ ảnh, nhạc, mua bán, có thể hình dung đó là môi trường mang tính chất giải trí hơn là để làm việc?
Nhiều người quan niệm blog chỉ là nhật kí điện tử cá nhân. Thực ra không phải, nội dung thực sự là do người dùng quyết định. Có rất nhiều trang cá nhân được sử dụng vào các mục đích nghiêm túc. Cung cấp thông tin thì có Twitter (Micro bloging) là dịch vụ cung cấp tin tức rất tốt, hầu như không có chuyện giải trí đơn thuần ở đó.
Không ít doanh nghiệp đang sử dụng blog để tiếp cận thị trường, hoàn toàn nghiêm túc chứ không giải trí chút nào. Microsoft dùng blog để cải thiện hình ảnh của Cty. Trước đây các nước phương Tây từng hình thành các làn sóng chống Cty này rất mạnh, đòi đưa ra tòa trong các vụ kiện độc quyền đòi chia nhỏ ra nhiều Cty khác nhau. Chính nhờ blog mà Microsoft đã cải thiện hình ảnh của mình rất nhiều, thân thiện hơn rất nhiều. Theo tôi nghĩ, blog không phải chỉ là giải trí.
Mục đích hướng tới của 1280 là gì?
Chúng tôi xây dựng một mạng xã hội theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ trong một cổng, nếu phát triển theo đúng chiến lược ấy thì một tài khoản của một cá nhân có thể sử dụng để tiếp cận nhiều dịch vụ khác nhau.
Công nghệ quyết định bao nhiêu % đối với một mạng xã hội?
Tôi nghĩ rằng phải từ 60 - 70%.
Ông có thể so sánh tính năng của 1280 với các mạng xã hội khác?
Mạng xã hội nào cũng có những điểm mạnh, điểm yếu. Ngay cả Facebook cũng có hạn chế, như không cung cấp cho người dùng công cụ viết đủ mạnh, họ chỉ cho phép những notes ghi chép ngắn, ngoài ra họ chú trọng chia sẻ là chính. So với Facebook thì 1280 chú trọng đến tính năng viết hơn.
Số thành viên của 1280 hiện là bao nhiêu?
Chúng tôi mới ra đời nên còn khiêm tốn so với các mạng khác. Nhưng vì là người đi sau nên phải chấp nhận cạnh tranh với đối thủ lớn hơn.
Dường như các mạng xã hội nước ngoài thi nhau đổ bộ vào Việt Nam rồi hưởng thọ chỉ có vài năm?
Có lẽ chưa đủ thời gian để đánh giá tuổi thọ của mô hình mạng xã hội. Mạng xã hội có những khó khăn riêng, nhất là mô hình kinh doanh, ngay ở nước ngoài người ta cũng rất khó giải quyết vấn đề này. Facebook rất nhiều người dùng nên tiêu tốn rất nhiều băng thông, chỉ cần mỗi người đưa lên 1 clip là kinh khủng lắm, và có nơi họ đã phải hạn chế băng thông cung cấp dịch vụ vì nguồn thu không đủ bù vào chi phí.
Bài toán kinh doanh của 1280 được tính toán thế nào?
Cũng như tất cả các mạng xã hội khác, 1280 cố gắng đi theo hướng thu hút người dùng trước, sau đó tính đến chuyện rất cổ điển là bán quảng cáo và cung cấp dịch vụ có thể thu được tiền. Chúng tôi xây dựng mảng mua bán với triển vọng có thể thu được tiền vào thời gian không xa lắm. Thanh toán trên mạng hiện có dấu hiệu hiện thực hóa được. Với môi trường internet mở, thu tiền bán nội dung là rất khó khăn. Trước đây, các trang nghe nhạc hay download nhạc phải trả tiền đều không thành công, cuối cùng vẫn phải miễn phí. Có thể có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng đến khi thực hiện mới biết nó có khả thi hay không.
Mạng xã hội phụ thuộc nhiều vào người dùng?
Mạng xã hội khác với thế hệ web tạm gọi là 1.0, vì nội dung do nhà cung cấp quyết định, ví dụ như báo Vnexpress có nội dung đến 90% là do tòa soạn cung cấp, một tỉ lệ nhỏ còn lại là do bạn đọc viết, bình luận hoặc gửi ảnh, video. Nhưng với mạng xã hội, nhà cung cấp chỉ đưa ra khung dịch vụ, nội dung còn lại hoàn toàn do người dùng quyết định, theo tôi đấy không phải là điểm bất lợi mà chính là điểm khiến người dùng hứng thú. Họ không phải tiếp nhận thụ động nữa, họ được quyền nói, lên tiếng. Báo chính thống có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng rất cao và công phu, mạng xã hội không có khả năng như thế, nhưng bù lại mạng xã hội có số lượng nguồn tin rất nhiều, một tòa soạn có thể có 100 phóng viên nhưng mạng xã hội mới như 1280 số thành viên đã là hàng chục ngàn rồi, do đó khả năng bao quát thông tin lớn hơn nhiều.
Dường như các nhà đầu tư bỏ tiền vào mạng xã hội rất rụt rè vì họ cho rằng tính bảo hộ của pháp luật với mạng xã hội không cao, có thể bị chặn, bị loại bỏ?
Hình thức kinh doanh nào cũng có rủi ro. Với mạng xã hội sẽ không có chuyện kiểm soát nội dung trước khi đưa lên mạng, với số lượng người dùng quá lớn, không bộ máy nào có thể kiểm soát nội dung trước khi đưa lên cả. Điều đó luôn ẩn chứa rủi ro. Các nhà làm luật chắc cũng nhận ra điều này, và đã quy định các nhà cung cấp mạng xã hội phải có khả năng kiểm soát các nội dung sai phạm.
Số lượng người dùng Yahoo và Facebook dường như đang đi xuống?
Tôi không có con số cụ thể. Tuy nhiên nếu có, điều này không thuần túy thể hiện việc người ta không ưa chuộng mạng xã hội nữa. Đây vẫn là bài toán kinh doanh, nếu không giải được bài toán doanh thu ấy bản thân Cty sau một thời gian cũng nghĩ đến chuyện có tiếp tục cung cấp dịch vụ nữa không?
Trong khoảng 10 năm tới mạng xã hội tại Việt Nam sẽ ra sao?
Cá nhân tôi cho rằng mạng xã hội sẽ phát triển, không mạng này thì mạng khác, bởi vì người dùng có nhu cầu. Còn đó là mạng xã hội nội địa hay nước ngoài thì chưa chắc chắn.
Theo Thể thao & Văn hóa

Ông Quảng Hà
Có thể có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng đến khi thực hiện mới biết nó có khả thi hay không
Ông có thể cho biết tại sao lại đặt tên là 1280?
Tên gọi này bắt đầu từ một dịch vụ lâu đời của công ty FPT là dịch vụ internet quay số 1280, đây là dịch vụ ban đầu đã gây dựng lên cơ sở của FPT Telecom, nó mang yếu tố lịch sử.
Ông đánh giá thế nào về mạng xã hội hiện nay ở Việt Nam?
Đây là dịch vụ khá mới mẻ đối với các nhà cung cấp. Trước đây, trong lĩnh vực nội dung số, các nhà cung cấp Việt Nam thường đi theo hướng cung cấp một chiều, điển hình là các tờ báo điện tử. Hình thức này không tận dụng được hết khả năng công nghệ của interrnet. Đặc điểm rất nổi bật của internet là tính tương tác, hiện các nhà cung cấp Việt Nam cũng đã nhận ra điều này rồi, và nhiều công ty đã bắt tay vào xây dựng các mạng xã hội.
Trước đây có rất nhiều diễn đàn sôi nổi, con số các thành viên lên tới hàng trăm ngàn, người dùng rất hào hứng với việc nhà dịch vụ cho họ khả năng tự cung cấp thông tin, giao lưu. Tuy nhiên, tại các diễn đàn, cái tôi cá nhân của người dùng không đủ mạnh, chỉ thể hiện qua các đoạn text. Sau đó đã ra đời cái mà tôi tạm gọi là thế hệ thứ 2 của mạng xã hội, đó là blog.
Yahoo! 360 là tiêu biểu nhất, nó cho phép người dùng tạo ra một trang riêng của mình với nhiều tiện ích. Thế nhưng blog cũng cho thấy hạn chế là khả năng liên kết, tạo ra mạng lưới vẫn chưa đủ với người dùng. Có lẽ thế nên thế hệ mạng xã hội tiếp theo ra đời, Facebook vào Việt Nam lập tức soán ngôi của Yahoo ngay.
Có thể còn nhiều yếu tố khác như vào thời điểm ấy Yahoo lại muốn đóng cửa blog, nhưng tôi cho rằng về bản chất Facebook cung cấp cho người dùng khả năng liên kết và hình thành mạng lưới quan hệ rất mạnh. Người dùng chỉ cần lướt trên trang của mình thôi cũng có thể theo dõi hàng nghìn cá nhân khác, và mọi thông tin có thể cập nhật vào trang của mình tự động chứ không cần "click" đi đâu cả. Thế hệ mạng này cho thấy sức mạnh rất lớn của mô hình web 2.0 so với hình thức cung cấp thông tin một chiều mà các tờ báo mạng cổ điển cung cấp hiện nay.
1280 hướng tới mô hình như vậy, tức là cung cấp cho người dùng khả năng tạo ra mạng lưới các liên kết mạnh.
1280 hiện có lưu trữ ảnh, nhạc, mua bán, có thể hình dung đó là môi trường mang tính chất giải trí hơn là để làm việc?
Nhiều người quan niệm blog chỉ là nhật kí điện tử cá nhân. Thực ra không phải, nội dung thực sự là do người dùng quyết định. Có rất nhiều trang cá nhân được sử dụng vào các mục đích nghiêm túc. Cung cấp thông tin thì có Twitter (Micro bloging) là dịch vụ cung cấp tin tức rất tốt, hầu như không có chuyện giải trí đơn thuần ở đó.
Không ít doanh nghiệp đang sử dụng blog để tiếp cận thị trường, hoàn toàn nghiêm túc chứ không giải trí chút nào. Microsoft dùng blog để cải thiện hình ảnh của Cty. Trước đây các nước phương Tây từng hình thành các làn sóng chống Cty này rất mạnh, đòi đưa ra tòa trong các vụ kiện độc quyền đòi chia nhỏ ra nhiều Cty khác nhau. Chính nhờ blog mà Microsoft đã cải thiện hình ảnh của mình rất nhiều, thân thiện hơn rất nhiều. Theo tôi nghĩ, blog không phải chỉ là giải trí.
Mục đích hướng tới của 1280 là gì?
Chúng tôi xây dựng một mạng xã hội theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ trong một cổng, nếu phát triển theo đúng chiến lược ấy thì một tài khoản của một cá nhân có thể sử dụng để tiếp cận nhiều dịch vụ khác nhau.
Công nghệ quyết định bao nhiêu % đối với một mạng xã hội?
Tôi nghĩ rằng phải từ 60 - 70%.
Ông có thể so sánh tính năng của 1280 với các mạng xã hội khác?
Mạng xã hội nào cũng có những điểm mạnh, điểm yếu. Ngay cả Facebook cũng có hạn chế, như không cung cấp cho người dùng công cụ viết đủ mạnh, họ chỉ cho phép những notes ghi chép ngắn, ngoài ra họ chú trọng chia sẻ là chính. So với Facebook thì 1280 chú trọng đến tính năng viết hơn.
Số thành viên của 1280 hiện là bao nhiêu?
Chúng tôi mới ra đời nên còn khiêm tốn so với các mạng khác. Nhưng vì là người đi sau nên phải chấp nhận cạnh tranh với đối thủ lớn hơn.
Dường như các mạng xã hội nước ngoài thi nhau đổ bộ vào Việt Nam rồi hưởng thọ chỉ có vài năm?
Có lẽ chưa đủ thời gian để đánh giá tuổi thọ của mô hình mạng xã hội. Mạng xã hội có những khó khăn riêng, nhất là mô hình kinh doanh, ngay ở nước ngoài người ta cũng rất khó giải quyết vấn đề này. Facebook rất nhiều người dùng nên tiêu tốn rất nhiều băng thông, chỉ cần mỗi người đưa lên 1 clip là kinh khủng lắm, và có nơi họ đã phải hạn chế băng thông cung cấp dịch vụ vì nguồn thu không đủ bù vào chi phí.
Bài toán kinh doanh của 1280 được tính toán thế nào?
Cũng như tất cả các mạng xã hội khác, 1280 cố gắng đi theo hướng thu hút người dùng trước, sau đó tính đến chuyện rất cổ điển là bán quảng cáo và cung cấp dịch vụ có thể thu được tiền. Chúng tôi xây dựng mảng mua bán với triển vọng có thể thu được tiền vào thời gian không xa lắm. Thanh toán trên mạng hiện có dấu hiệu hiện thực hóa được. Với môi trường internet mở, thu tiền bán nội dung là rất khó khăn. Trước đây, các trang nghe nhạc hay download nhạc phải trả tiền đều không thành công, cuối cùng vẫn phải miễn phí. Có thể có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng đến khi thực hiện mới biết nó có khả thi hay không.
Mạng xã hội phụ thuộc nhiều vào người dùng?
Mạng xã hội khác với thế hệ web tạm gọi là 1.0, vì nội dung do nhà cung cấp quyết định, ví dụ như báo Vnexpress có nội dung đến 90% là do tòa soạn cung cấp, một tỉ lệ nhỏ còn lại là do bạn đọc viết, bình luận hoặc gửi ảnh, video. Nhưng với mạng xã hội, nhà cung cấp chỉ đưa ra khung dịch vụ, nội dung còn lại hoàn toàn do người dùng quyết định, theo tôi đấy không phải là điểm bất lợi mà chính là điểm khiến người dùng hứng thú. Họ không phải tiếp nhận thụ động nữa, họ được quyền nói, lên tiếng. Báo chính thống có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng rất cao và công phu, mạng xã hội không có khả năng như thế, nhưng bù lại mạng xã hội có số lượng nguồn tin rất nhiều, một tòa soạn có thể có 100 phóng viên nhưng mạng xã hội mới như 1280 số thành viên đã là hàng chục ngàn rồi, do đó khả năng bao quát thông tin lớn hơn nhiều.
Dường như các nhà đầu tư bỏ tiền vào mạng xã hội rất rụt rè vì họ cho rằng tính bảo hộ của pháp luật với mạng xã hội không cao, có thể bị chặn, bị loại bỏ?
Hình thức kinh doanh nào cũng có rủi ro. Với mạng xã hội sẽ không có chuyện kiểm soát nội dung trước khi đưa lên mạng, với số lượng người dùng quá lớn, không bộ máy nào có thể kiểm soát nội dung trước khi đưa lên cả. Điều đó luôn ẩn chứa rủi ro. Các nhà làm luật chắc cũng nhận ra điều này, và đã quy định các nhà cung cấp mạng xã hội phải có khả năng kiểm soát các nội dung sai phạm.
Số lượng người dùng Yahoo và Facebook dường như đang đi xuống?
Tôi không có con số cụ thể. Tuy nhiên nếu có, điều này không thuần túy thể hiện việc người ta không ưa chuộng mạng xã hội nữa. Đây vẫn là bài toán kinh doanh, nếu không giải được bài toán doanh thu ấy bản thân Cty sau một thời gian cũng nghĩ đến chuyện có tiếp tục cung cấp dịch vụ nữa không?
Trong khoảng 10 năm tới mạng xã hội tại Việt Nam sẽ ra sao?
Cá nhân tôi cho rằng mạng xã hội sẽ phát triển, không mạng này thì mạng khác, bởi vì người dùng có nhu cầu. Còn đó là mạng xã hội nội địa hay nước ngoài thì chưa chắc chắn.
Theo Thể thao & Văn hóa