2009: Thế kỷ 21 rồi sao lại còn những chuyện bí ẩn như thế này?

Các thớt khác của Lam Sơn

Lam Sơn

Super Moderators
Cứ nhấc thân cây dưới đáy mó lên bờ thì nước cạn kiệt dần rồi ngừng chảy. Đặt thân cây xuống thì nước lại phun lên phè phè, đầy tràn…

Nhiều thập kỷ qua người dân xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình vẫn cho rằng đó là điều bí ẩn.

Đầy nước nhờ thân cây trăm năm dưới đáy

Trên đỉnh cao nhất của huyện Lạc Sơn, toàn núi đá, nước chỉ tồn tại duy nhất ở “mó nước thần” xã Ngọc Lâu. Phía dưới chân núi, ruộng nương khô nứt khô nẻ, khoan đào cách nào cũng không hề được giọt nước để ăn. Mó chỉ rộng chừng chục mét vuông, nhưng chưa một lần bị cạn, dù được cả 4 bản với hàng nghìn nhân khẩu dùng ngày đêm, lại múc tưới cho rau.



“Nó giữ được nước là nhờ cái thân cây thần đấy. Nếu bây giờ nhấc thân cây dưới đáy bỏ lên bờ thì lập tức nước sẽ đục ngầu và ngày mai cạn trơ đáy” - Ông Bùi Tư Thiện- một thầy cúng có tiếng ở Lạc Sơn, cho biết.

Năm 2004, Chương trình quốc gia nước sạch ở các huyện vùng cao đã bị phen hú vía vì đưa máy múc vục xuống đáy ngoàm thân cây lên để xây thành và nạo vét. Máy múc thò cái lưỡi thép xuống đáy được lúc cứ gầm rú, khục khặc, khói phun mù mịt như bị ai đó kéo lưỡi.

Anh kỹ sư người Hải Dương có tên Nguyễn Ba Huy tuyên bố bỏ cuộc, nhưng ông Đinh Văn Chính, Phó chủ tịch xã Ngọc Lâu lại chỉ đạo, “bằng mọi giá vớt cái khúc gỗ đưới đáy lên. Chứ để lưu cữu ở đấy bao lâu rồi, chả có tác dụng gì, chỉ thêm vướng thôi”. Nhân tiện máy ủi đang làm đường chương trình 135 vào bản, ông Chính chạy ra nhờ trợ giúp.

Cả máy ủi, máy múc, lục khục nửa buổi sáng mới kéo được khúc gỗ dưới đáy mó lên bờ. Người dân thi nhau ra ngó nghiêng một cách lạ lẫm, còn các anh thi công tưởng thế là xong.

“Nghị quyết” của xã về mó nước

Đến khi công trình xong, thì nước không có đến nửa giọt. Ba đêm mưa rừng nước ầm ào xối xả nhưng mó vẫn trơ đáy. Các cụ già trong bản cho anh chủ tịch xã một trận chửi té tát.


Thân cây dưới mó nước

Ông Chính là người xuôi lên làm kinh tế, và được tín nhiệm làm lãnh đạo xã. Ông cho rằng lời đồn đại không thể là sự thật, anh chỉ muốn làm sạch để bà con có nước sạch thôi chứ ai biết làm xong thì bà con mất nước luôn.

Ông Phó Chủ tịch đành phải xin lỗi bà con và nhờ bà con nhặt những gì vớt từ đáy mó nước lên bờ, giờ nhặt trả lại chỗ cũ. Lần này, ông không nhờ được máy ủi để đưa gốc cây xuống mó nữa mà phải đi từng nhà của 4 bản để xin một buổi sáng ra khiêng “cụ gốc cây” trả lại chỗ cũ.

Tất cả những gì được tổ chức nước ngoài làm giúp đều phá sạch, ngoài bốn bức tường bể thì được để lại cho cá có độ sâu tung tăng bơi lượn. Sáng hôm sau, mó nước lại trong veo, đầy tràn.

Cho đến bây giờ, cán bộ xã Ngọc Lâu phải ra “nghị quyết” riêng của mình. Rồi viết lên bức tường gần đó “Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, không biết giữ nguồn nước sẽ bị thần núi phạt”.

Sự tích gốc cây đại thụ

Anh Định Tá Thụy, người xã Ngọc Lâu, kể: “Khi còn bé, tối tôi soi đèn pin đi chơi qua đây, nước dưới mó bắn tung tóe lên bờ như …ma tắm. Nhưng khi soi đèn pin xuống thì im tịt, lúc tắt đèn bỏ đi thì mặt nước lại động um ủm”… Hiện nay, cá dưới mó rất nhiều con to cũng chừng 4 cân. Không ai thả, cũng không ai dám bắt.





Cái thân cây ngâm dưới mó nước ngàn vạn thiên thu như vậy mà không hề bị ruỗng hỏng, vẫn cứng như thép. Hôm gốc cây được kéo lên, có người vác rìu ra thử, mẻ cả lưỡi. Theo lý giải của anh Bùi Dị Phan, xưa kia từng theo nghề sơn tràng, kinh nghiệm nhất làng về gỗ lạt, thì gỗ tốt nhất là gỗ lim, gỗ nghiến nhưng ngâm xuống nước cũng bị mọt nước làm mủn đi theo thời gian.

Người dân bản Ngọc Lâu đều biết, cái khúc gỗ dưới đáy mó có ít nhất là hàng trăm năm rồi. Nhưng không ai có thể biết mó nước có trước hay khúc gỗ có trước.

Ông cụ Đinh Công Sòn, 79 tuổi ở bản Khum, Ngọc Lâu, khẳng định thân cây dưới đáy giếng là gỗ nhội. “Ngày tôi còn nhỏ, cụ tôi kể rừng Ngọc Lâu có nhiều gỗ, đa phần là gỗ nghiến và sến. Nhưng cây nhội đó làm chủ đỉnh Ngọc Lâu, cách đây gần một cây số. Xa xưa, lúc cây nhội còn, người dân bản coi đó như cái cột mốc. Lạc rừng, người ta cứ nhìn vào gốc cây nhội đại thụ trên đỉnh núi là về bản được…

Một ngày nó bị sét đánh, chết khô hết, chỉ còn lại duy nhất một nhánh văng ra, cắm xuống mó nước là còn tươi. Và nó tồn tại đến ngày nay”.


Theo KHĐS
 

0918553311

Bán VLXD_TTNT
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Hi.....Hi có nhiều chuyện bí ẩn mà bác Lam Sơn chắc chưa đc biết đến đấu nhé.
 

new_comer

Mập member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Hi.....Hi có nhiều chuyện bí ẩn mà bác Lam Sơn chắc chưa đc biết đến đấu nhé.
Các bác kể anh em nghe cho học hỏi thêm với, em quanh năm ở xuôi, toàn báo đài thì chỉ toàn tin tức từ các báo, chả có gì bí với ẩn mà hay ho cả
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Các Mod cho em hỏi mấy ngày nay dd bị lỗi hay nick em bị banned mà em ko vào đọc thông tin được, nếu lỗi xin chỉ giúp em cách khắc phục, tks
Top