nobita
THÀNH VIÊN DANH DỰ
Mấy ngày qua, báo chí rộ lên chuyện tỉnh Nam Định, khi tuyển dụng công chức đã loại khỏi "cuộc chơi" người tốt nghiệp các trường ngoài công lập (dân lập, tư thục). Trước đó, một số địa phương như Đà Nẵng, cũng áp dụng "chiêu thức" này, với lý do tương tự, đại ý là cơ quan tuyển dụng không có niềm tin vào chẩt lượng của hệ tại chức hay cử nhân/kỹ sư xuất thân từ "lò" ngoài công lập. Đáng nói là, một số cá nhân/tổ chức, bao gồm cả cơ quan truyền thông có uy tín như báo Tuổi Trẻ cũng lên tiếng "bênh vực" cho cách tuyển dụng này. Trên một số báo gần đây, Tuổi Trẻ cho rằng, tuyển người tốt nghiệp đại học công lập là cách để ghi nhận nỗ lực của con em nông dân (họ mặc định, người tốt nghiệp đại học ngoài công lập, đa phần là con em diện "con ông cháu cha".
Thật tai hại, quan điểm này có thể không sai nhưng đã đi ngược lại nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền. Hiện nay, Luật Giáo dục ghi nhận bằng cấp của trường công lập và ngoài công lập là như nhau. Chủ trương xã hội hóa giáo dục, học tập suốt đời cũng đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa trong các văn kiện chính thức. Vậy thì, có thể tỉnh Nam Định, Đà Nẵng có lý của mình nhưng cái lý ấy không hợp lẽ về mặt luật pháp. Mặt bằng chung, có thể người tốt nghiệp trường ngoài công lập/tại chức kém hơn so với người tốt nghiệp trường công lập/chính quy nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì không chắc là như vậy.
Ta có thể "link" chuyện này với việc cấm cán bộ cấp vụ không được chơi golf của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, một quyết định không chuẩn mực về mặt pháp lý nhưng lại được người dân ủng hộ. Đủ thấy, xã hội VN còn phải phấn đấu rất nhiều để có thể trở thành một xã hội pháp quyền thực sự.
Dù là hành động mang ý nghĩa tích cực, song một người dân cầm điếu cày chỉ huy giao thông (hay sinh viên tình nguyện làm việc ấy), hẳn không phải là hành động chúng ta nên khuyến khích.
Thật tai hại, quan điểm này có thể không sai nhưng đã đi ngược lại nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền. Hiện nay, Luật Giáo dục ghi nhận bằng cấp của trường công lập và ngoài công lập là như nhau. Chủ trương xã hội hóa giáo dục, học tập suốt đời cũng đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa trong các văn kiện chính thức. Vậy thì, có thể tỉnh Nam Định, Đà Nẵng có lý của mình nhưng cái lý ấy không hợp lẽ về mặt luật pháp. Mặt bằng chung, có thể người tốt nghiệp trường ngoài công lập/tại chức kém hơn so với người tốt nghiệp trường công lập/chính quy nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì không chắc là như vậy.
Ta có thể "link" chuyện này với việc cấm cán bộ cấp vụ không được chơi golf của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, một quyết định không chuẩn mực về mặt pháp lý nhưng lại được người dân ủng hộ. Đủ thấy, xã hội VN còn phải phấn đấu rất nhiều để có thể trở thành một xã hội pháp quyền thực sự.
Dù là hành động mang ý nghĩa tích cực, song một người dân cầm điếu cày chỉ huy giao thông (hay sinh viên tình nguyện làm việc ấy), hẳn không phải là hành động chúng ta nên khuyến khích.