Ăn không được thì đạp đổ ???

Các thớt khác của zxcvasd

zxcvasd

GÂY DỰNG
Những trái dưa hấu bể

Tôi có một người bạn làm nghề bán bánh tiêu. Ngày 30 Tết, cô vẫn mưu sinh cùng xe bánh, bán cho khách qua đường đến tận chiều tối. Ngày thường, xe bánh của cô rất đông vì bánh ở đây ngon và nóng sốt. Đôi lúc vừa chiên xong khách đã đến mua ăn liền, và có khi bán không kịp.

Đông Duy

Nhưng 30 Tết, hầu như ai cũng lo tranh thủ về nhà chuẩn bị cho đêm giao thừa nên xe bánh chỉ bán cầm chừng. Đến lúc dọn hàng vẫn còn một số bánh chưa bán hết. Nếu đem bỏ thì quá uổng phí, vậy nên cô ấy phân phát cho những người xung quanh, hầu hết là người nghèo, dân lang thang hay ăn xin. Với mỗi bọc bánh khi cho họ, cô đều gói lại cẩn thận và trao bằng cả hai tay với một thái độ trân trọng. Tất cả những người nhận bánh đều có chung một ánh mắt cảm kích, dù rằng những bọc bánh đó không phải là thứ mắc tiền.

Ngày mùng 1, mẹ về kể cho tôi nghe một việc xảy ra ở gần nhà, nơi người ta đổ dưa hấu để bày bán Tết. Xác dưa ở đây ngổn ngang và hầu hết đều đã bể nát.

Nguyên do là vì một số người ở miền Tây chở dưa lên Sài Gòn bán nhưng đến giờ về thì vẫn còn một số dưa hấu bán không hết. Nếu thuê xe chở về quê, họ sẽ mất thêm một khoản chi phí. Ngay gần chỗ bán của họ là các gian hàng cũng bán dưa hấu của dân miền Bắc. Có lẽ, trong suy nghĩ của những người bán dưa ở miền Tây, nếu như họ cứ đi về và bỏ hết dưa lại thì sẽ bị những người bán dưa miền Bắc gần đó kéo đến lấy hết và mang bán lại cho khách qua đường. Vậy là họ quyết định đập bể hết từng trái dưa một.



Những trái dưa bị đập nát bên lề đường.

Dân gian có câu Không ăn được thì đạp đổ. Thà mất còn hơn để lọt vào tay kẻ khác, thật rất chính xác trong trường hợp này.

Tôi tự hỏi, sao những người bán dưa ấy, dù gì họ cũng không thể bán hết mà lại không thể chở về, lại không thể làm giống như người bạn của tôi, phân phát dưa cho những người qua đường. Hoặc những người khó khăn vãng lai.

Một trái dưa, tuy không có giá trị nhiều, nhưng có thể mang đến niềm vui cho những người khác, đặc biệt là những người có gia cảnh túng bấn. Điều ấy vẫn có ý nghĩa hơn là đập bể hết. Và cuối cùng, những xác dưa đó, những người làm công việc vệ sinh đường phố lại phải nhọc công quét dọn.

Hai trường hợp, nhưng cùng một vấn đề, mà cách hành xử lại quá khác nhau. Xót thiệt!...



Một vài thiếu niên đi bộ trên đường, tiện thể đạp tiếp vào những trái dưa cho nát thêm. Ngổn ngang những xác dưa, ai sẽ dọn dẹp?

Ngoisao.net
___________________ :-<
 

bitcot

GÂY DỰNG
Đọc xong không biết nói gì nữa, thế nên mới có chuyện Quản lý vườn cây xua chó cắn chết người đàn bà nghèo vào vườn mót ( hoặc lấy trộm quả).
 

bb_tanphu

Kết nối thành công!
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Thật tội nghiệp cho những trái dưa...
 

xlive

~Live
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Vấn đề này thì cũng có 2 mặt của nó, rùi do của việc mua bán thời vụ. Tui ko nhớ rõ ở đâu tỉnh nào về vấn đề tương tự thế này ở chợ hoa tết hàng năm (ngừoi nhà kể lại). Hoa tết đem đến chợ bán nếu bán ko hết thì người ta đập nát hết chứ ko cho người qua đường, vì 1 lý do là nếu cho người qua đường thì các năm sau nữa thành thói quen và người nơi chợ hoa đó họ sẽ ko mua hoa nữa mà chờ đến phút cuối còn dư người bán sẽ phải cho vì ko thể đem về, thế là sẽ thiệt hại hay lỗ cho việc buôn bán của người bán. Có lẽ có nhiều cách khác để xử lý hợp lý hơn là việc đập nát những quả dưa vì nó là đồ ăn: như giảm giá, cho tặng thêm người mua vào phút cuối như bán bánh trung thu hàng năm, hợp tác thương lượng đổ sỉ lại hàng cùng các bạn buôn. đem cho những nhà gần nơi bán của mình, ngừoi đi đường hay cho các hội từ thiện xã hội (chỉ cần 1 cuộc gọi số tổng dài dt hỏi hay gọi cho các tổ chức từ thiện là ngừoi ta sẽ tới lây thôi)...

Nhà bạn tôi tết vừa rồi đi lễ chùa về khuya lúc giao thừa ngang qua chỗ bán cây cảnh chợ tết họ còn vài chậu cây và họ gọi lại cho thế là bạn tui và mẹ bạn đó xin dc 2 chậu cây Quất cùng với những lời chúc nhau năm mới. Tết tôi đến nhà và đc mẹ bạn thật vui khoe năm nay dc lộc đầu năm...:)
 

Apache08

Týp-phờ-nờ
GÂY DỰNG
Bác nào còn nhớ bé Osin hồi mới được bà con Việt Nam mình biết tới không? Buổi đầu tiên nó ra chợ bán cá, đến chiều phải dọn hàng về mà cá chưa bán được bao nhiêu ... Nó đã mang cá phát không cho bà con và luôn miệng:"Cảm ơn bác, ngày mai bác lại mua cá cho cháu nhé !" ... Từ đó, kết quả bé Osin buôn bán ra sao thì các bác biết rồi :D
Bài học này đâu có mới mẻ gì? Nhưng tới giờ, các bác vẫn phải thông cảm cho bà con mình chỉ nghĩ được vậy nên cũng chỉ làm đến vậy thôi :D
 

hãy hát lên

10 years in here
GÂY DỰNG
nếu bạn là người bán dưa bạn sẽ nghĩ gì: đem dưa đi tặng hay là đạp bỏ
Mình không biện minh cho hành động của người bán dưa nhưng thật ra hành động phá bỏ cũng có lý của họ....
 

patrick835

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Em cũng đang định chửi, nhưng bỗng giật mình nghĩ người ta có cái lý của người ta, có thể là do mê tín này kia, nên cũng thông cảm :D
Giống như múa lân - làm cái đầu lân hơn chục triệu múa xong dứt khoát phải đốt vậy mà, ai xin cũng đố mà cho :p
 

CoF

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Hoa tết đem đến chợ bán nếu bán ko hết thì người ta đập nát hết chứ ko cho người qua đường, vì 1 lý do là nếu cho người qua đường thì các năm sau nữa thành thói quen và người nơi chợ hoa đó họ sẽ ko mua hoa nữa mà chờ đến phút cuối còn dư người bán sẽ phải cho vì ko thể đem về, thế là sẽ thiệt hại hay lỗ cho việc buôn bán của người bán
Bác nói hoàn toàn chính xác.
Vừa rồi nhà em có tham gia chợ hoa xuân Tết tại Đà Nẵng, nhiều người bán Cúc, Hồng, Quốc khi đến gần 20h đêm 30 Tết (vì 20h là bàn giao mặt bằng lại cho thành phố) người ta đập vỡ những chậu hoa còn lại và lên xe máy ung dung đi về. Em có đến châm điếu thuốc và hỏi vì sao làm vậy, lý do hoàn toàn thực tế như bác đã nói trên!!! Người Việt mình đôi khi cũng giống dân Haiti đợt động đất vừa rồi vậy!
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Tình hình là mình có mua hàng pin bên nó, nó tả không chính xác làm mình chuyển khoản nó 100%, sau khi vừa ck xong & ngay 5 phút sau mình nhắn hỏi nó lại tình trạng pin, mới biết pin không đúng với yêu cầu mình cần mua & nói nó kh ...
Top