Bảo hiểm xe ô tô như là một thị trường khá nhộn nhịp, trước đây tôi có anh bạn làm bảo hiểm còn định làm cả website bán bảo hiểm xe cho các hãng để ăn hoa hồng môi giới. Người không đi xe thì không quan tâm lắm, nhưng ai sở hữu xe thì trước hay sau đều phải quan tâm đến vấn đề bảo hiểm này. Nội dung này không mới, nhưng với người mới khi tìm kiếm thông tin về bảo hiểm thì thật như là lạc vào một khu vườn nhỏ trăm hoa mà chả biết chọn hoa nào, và như thế nào là đúng? Nhân dịp ngày thứ 4 chuyên đề ô tô - xe máy lần đầu, tôi viết luôn bài này vì cũng vừa lạc vào đây ra... haha
Bảo hiểm bắt buộc
Đầu tiên, xác định luôn bảo hiểm là thứ phải mua, ít nhất là bảo hiểm TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ (TNDS) bắt buộc. Không mua cái này, sẽ bị phạt luôn khi CA kiểm tra giấy tờ. Với bảo hiểm bắt buộc này, nói chung chi phí không phải là vấn đề, khi chọn bảo hiểm cao nhất thì tổng giá trị gói này phải mua cũng chỉ vài trăm ngàn đồng, và mua của công ty bảo hiểm nào cũng được.
Giá trị bồi thường của loại bảo hiểm này về người: tối đa 50-70 triệu/người/vụ; về tài sản: tối đa 50-70 triệu/vụ.
Giá trị này có thể mua thêm ở phần bảo hiểm tự nguyện bổ sung cho bên thứ 3. Nhưng phần bồi thường bổ sung này chỉ nhận được khi giá trị đền bù vượt khung giới hạn của TNDS bắt buộc, và chỉ nhận được phần bổ sung thêm sau khi trừ đi giá trị đền bù của TNDS bắt buộc.
Bảo hiểm tự nguyện
Bên cạnh phần bảo hiểm phải mua. Bạn có thể phải cân nhắc mua thêm bảo hiểm tự nguyện, tuỳ theo nhu cầu và mục đích. Bao gồm chính là 2 nội dung, các nội dung khác chắc ít người quan tâm nên tôi chưa liệt kê vào đây:
Quy tắc cơ bản khi xảy ra va quệt và vai trò của bảo hiểm
Khi xảy ra va quệt, nếu nhẹ nhàng xước xác không sao về người và chẳng đáng kể về vật chất thì có thể bỏ qua, đi tiếp cho nhanh khỏi tắc đường. Nhưng khi có những va chạm mạnh, hai bên cảm thấy không thoả thuận được thì điều đầu tiên cần xác định nguyên nhân lỗi tại ai và giữ nguyên hiện trường chấp nhận tắc đường, và gọi công an lập biên bản.
Bên nào có lỗi phải đền bù thiệt hại cho bên kia.
Nội dung đền bù của bảo hiểm (bên có lỗi)
Để giải thích thêm về các bên, một số người mới chắc cũng chưa biết bên nào là bên nào...
Bảo hiểm bắt buộc
Đầu tiên, xác định luôn bảo hiểm là thứ phải mua, ít nhất là bảo hiểm TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ (TNDS) bắt buộc. Không mua cái này, sẽ bị phạt luôn khi CA kiểm tra giấy tờ. Với bảo hiểm bắt buộc này, nói chung chi phí không phải là vấn đề, khi chọn bảo hiểm cao nhất thì tổng giá trị gói này phải mua cũng chỉ vài trăm ngàn đồng, và mua của công ty bảo hiểm nào cũng được.
Giá trị bồi thường của loại bảo hiểm này về người: tối đa 50-70 triệu/người/vụ; về tài sản: tối đa 50-70 triệu/vụ.
Giá trị này có thể mua thêm ở phần bảo hiểm tự nguyện bổ sung cho bên thứ 3. Nhưng phần bồi thường bổ sung này chỉ nhận được khi giá trị đền bù vượt khung giới hạn của TNDS bắt buộc, và chỉ nhận được phần bổ sung thêm sau khi trừ đi giá trị đền bù của TNDS bắt buộc.
Bảo hiểm tự nguyện
Bên cạnh phần bảo hiểm phải mua. Bạn có thể phải cân nhắc mua thêm bảo hiểm tự nguyện, tuỳ theo nhu cầu và mục đích. Bao gồm chính là 2 nội dung, các nội dung khác chắc ít người quan tâm nên tôi chưa liệt kê vào đây:
- Bảo hiểm vật chất - Bảo hiểm cho chiếc xe của mình
- Bảo hiểm người ngồi trên xe (xe của mình, vì phần bắt buộc kia chỉ dành cho bên thứ 3)
Quy tắc cơ bản khi xảy ra va quệt và vai trò của bảo hiểm
Khi xảy ra va quệt, nếu nhẹ nhàng xước xác không sao về người và chẳng đáng kể về vật chất thì có thể bỏ qua, đi tiếp cho nhanh khỏi tắc đường. Nhưng khi có những va chạm mạnh, hai bên cảm thấy không thoả thuận được thì điều đầu tiên cần xác định nguyên nhân lỗi tại ai và giữ nguyên hiện trường chấp nhận tắc đường, và gọi công an lập biên bản.
Bên nào có lỗi phải đền bù thiệt hại cho bên kia.
Nội dung đền bù của bảo hiểm (bên có lỗi)
- Phần đền bù cho bên đi đúng sẽ do bảo hiểm của bên có lỗi thực hiện, giá trị sẽ được đánh giá, kiểm định và giới hạn trong phạm vi giá trị của TNDS bắt buộc. Tức là về người: 50-70 triệu/người/vụ; về tài sản 50-70 triệu/vụ. Nếu thiệt hại nhiều hơn phạm vi của bảo hiểm, bên có lỗi phải bỏ tiền túi ra trả thêm.
- Đối với tài sản và người ngồi trên xe của bên có lỗi sẽ được bảo hiểm bồi thường theo nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
- Nếu thấy bồi thường của bên có lỗi không thoả đáng, có thể uỷ quyền cho bảo hiểm của mình thực hiện các biện pháp bảo vệ mình: có thể đứng ra bồi thường cho mình trước và đòi lại chi phí này ở bên có lỗi theo pháp luật.
Để giải thích thêm về các bên, một số người mới chắc cũng chưa biết bên nào là bên nào...
- Bên thứ nhất - Công ty bảo hiểm
- Bên thứ hai - Chủ hợp đồng bảo hiểm - Là người ký hợp đồng bảo hiểm
- Bên thứ ba - Người bị va quệt