Thẻ ATM hay Thẻ thanh toán nội địa!
Ở Việt Nam, em thấy nhiều người gọi chung thẻ "Debit nội địa" do các ngân hàng trong nước là thẻ ATM. Thực ra thẻ debit nội địa được phát triển từ thẻ ATM nguyên thuỷ (chỉ thực hiện giao dịch tại các ATM - Automated Teller Machine) và sẽ trở thành Thẻ thanh toán nội địa khi được chấp nhận tại các PoS (Point of Sale) tiếng Việt là các Đơn vị chấp nhận thẻ.
Lịch sử ATM:
http://www.atm24.com/NewsSection/Industry News/Timeline - The ATM History.aspx
Ngày nay các loại giao dịch được thực hiện tại máy ATM lên đến hàng chục (khoảng 60 gì đó) từ rút tiền mặt truyền thống (Cash Withdraw) đến thanh toán cước phí, hoá đơn (Bill Payment hay còn gọi là giao dịch Billing) rồi giao dịch nhận, gửi tiền, tiết kiệm, chuyển khoản, đầu tư, chứng khoán, dịch vụ internet ....điểm chung nhất của các giao dịch này là đều sử dụng 1 tấm thẻ nhựa cùng với mã số bí mật (PIN) để làm "chìa khoá" truy cập vào 1 tài khoản cá nhân được mở tại Ngân hàng, các máy ATM được kết nối với Ngân hàng theo 1 kênh riêng (Private access).
Khi khoa học kỹ thuật phát triển, cùng với việc nhận thấy các giao dịch dùng tiền mặt và séc chuyển khoản mất rất nhiều thời gian cho các chủ thẻ, năm 1979 tổ chức thẻ Visa đã phát triển ra 1 loại thiết bị có thể kết nối các giao dịch tại các POS giúp chủ thẻ (người mua) và đơn vị chấp nhận thẻ (người bán) thông qua trung gian là Ngân hàng để thực hiện các hành vi mua bán không xuất hiện tiền mặt.Link tham khảo:
http://usa.visa.com/about_visa/about_visa_usa/history.html
Thiết bị trên sau này được gọi là EDC, EDC được gọi là 1 POS Terminal, tham khảo:
https://www.merchantconnect.com/CWRWeb/glossary.do?glossaryLetter=e#2
Lúc này thẻ ATM vượt ra khỏi phạm vi thực hiện giao dịch tại các máy ATM mà có thể thay tiền mặt để thực hiện giao dịch tại các điểm thanh toán thẻ (POS) và thậm chí được dùng làm phương tiện chính và chủ yếu trong các giao dịch Thương mại điện tử ngày nay (E-Commerce)
Việc gọi thẻ thanh toán từ đó ra đời. Thực ra việc gọi là thẻ thanh toán còn bao gồm cả thẻ Tín dụng (Credit). Điểm khác biệt của thẻ Tín dụng và thẻ Debit duy nhất ở chỗ thẻ Debit thì sử dụng tiền của mình hiện có trong tài khoản (có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu) còn ở thẻ Tín dụng (Credit) thì khách hàng được tiêu trong 1 hạn mức tín dụng do Ngân hàng cấp và đến cuối kỳ (thường là hàng tháng) mới phải thanh toán lại cho Ngân hàng.
Hiện nay tại Việt Nam thì chỉ có thẻ Connect24 của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) mới được gọi là thẻ thanh toán nội địa thực thụ vì phạm vi sử dụng và các đối tác cung cấp dịch vụ kèm theo vượt ra ngoài khuôn khổ giao dịch tại các máy ATM. Sự phát triển này có được là do Vietcombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên kết nối dữ liệu được toàn hệ thống các chi nhánh của mình (Centralize) và các giao dịch của khách hàng hoàn toàn Online. Chỉ cần là khách hàng của Vietcombank thì bạn có thể thực hiện được đầy đủ các loại giao dịch cá nhân (retail banking), không chỉ gửi nhận tiền mặt mà còn có thể chuyển khoản, gửi nhận tiết kiệm, tín dụng, phát hành thẻ ....ngay lập tức (online).
Việc kết nối các Ngân hàng trong giao dịch ATM nói riêng và giao dịch thẻ nói chung phụ thuộc chủ yếu vào mặt bằng phát triển của các Ngân hàng tham gia. Hiện nay các Ngân hàng tự phát triển hệ thống theo cách riêng của mình và chính phủ cũng chưa can thiệp vào hoạt động này của các Ngân hàng, do chưa có khuôn khổ hàng lang pháp lý rõ ràng cho các giao dịch thẻ và mặt bằng phát triển kỹ thuật của bản thân các Ngân hàng và các bộ ban ngành liên quan như Viễn Thông, Tài chính, các ngành phúc lợi công cộng... chính vì vậy việc phổ cập cho người dân sử dụng thẻ thanh toán bị hạn chế.