Lam Sơn
Super Moderators
Ngày 14-3- 2010, các nghệ sĩ nhiếp ảnh của Huế đã tổ chức dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề ảnh VN - tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương (xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Đây là ngày mà 141 năm trước, ngày 14-3-1869, cụ Đặng Huy Trứ thành lập hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, hiệu ảnh đầu tiên của VN tại Hà Nội.
Các nghệ sĩ Huế dâng hương bàn thờ cụ Đặng Huy Trứ - Ảnh: Trương Vững
Dịp này, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật tại sân vườn nhà thờ họ Đặng với 50 tác phẩm của 14 tác giả chủ đề về cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của con người và phong cảnh xứ Huế. Chiều cùng ngày, cuộc triển lãm đã được đưa về TP Huế và tiếp tục trưng bày tại 26 Lê Lợi, dự kiến kéo dài đến hết tháng 3.
* Sáng 14-3, tại Hội Nhà báo TP.HCM, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) VN đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 57 Ngày truyền thống nhiếp ảnh VN (15-3-1953 - 15-3-2010) với sự tham dự của hơn 200 NSNA ở khu vực TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam bộ.
Nhân dịp này, hội đã tổ chức trao kỷ niệm chương, bằng khen và giải thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp cho nền nhiếp ảnh nghệ thuật VN những năm qua. Đặc biệt, hội trao tước hiệu M.FIAP (nhiếp ảnh bậc thầy của Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) cho NSNA Hoàng Quốc Tuấn (TP.HCM) và khai mạc triển lãm 100 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu của các NSNA tại TP.HCM.
Cảm Hiếu Đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội
Danh nhân Đặng Huy Trứ (1825-1874).
Các nghệ sĩ Huế dâng hương bàn thờ cụ Đặng Huy Trứ - Ảnh: Trương Vững
Dịp này, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật tại sân vườn nhà thờ họ Đặng với 50 tác phẩm của 14 tác giả chủ đề về cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của con người và phong cảnh xứ Huế. Chiều cùng ngày, cuộc triển lãm đã được đưa về TP Huế và tiếp tục trưng bày tại 26 Lê Lợi, dự kiến kéo dài đến hết tháng 3.
* Sáng 14-3, tại Hội Nhà báo TP.HCM, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) VN đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 57 Ngày truyền thống nhiếp ảnh VN (15-3-1953 - 15-3-2010) với sự tham dự của hơn 200 NSNA ở khu vực TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam bộ.
Nhân dịp này, hội đã tổ chức trao kỷ niệm chương, bằng khen và giải thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp cho nền nhiếp ảnh nghệ thuật VN những năm qua. Đặc biệt, hội trao tước hiệu M.FIAP (nhiếp ảnh bậc thầy của Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) cho NSNA Hoàng Quốc Tuấn (TP.HCM) và khai mạc triển lãm 100 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu của các NSNA tại TP.HCM.
Cảm Hiếu Đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội

Danh nhân Đặng Huy Trứ (1825-1874).
Ngày 14-3-1869, một sự kiện gây xôn xao không chỉ ở Bắc Kỳ mà cả ba miền đó là việc ra đời hiệu ảnh đầu tiên do người Việt Nam làm chủ của ông Đặng Huy Trứ ở phố Thanh Hà.
Đặng Huy Trứ (1825-1874) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại người làng Thanh Hương nay là xã Hương Xuân, huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế). Năm 1847, ông đỗ thi Hương và thi Hội nhưng đến khi thi Đình thì bị phạm húy nên bị cấm thi trọn đời. 8 năm sau, nhờ một vị quan tâu vua xin cho ông được thi lại và đỗ tiến sỹ năm 1855. Ông là một nhà Nho yêu nước chống Pháp thế kỷ XIX. Dù là nhà Nho nhưng ông có tư tưởng canh tân. Phan Bội Châu đã đánh giá ông là “một trong những người trồng mầm khai hóa đầu tiên của Việt Nam”. Tư tưởng của ông thể hiện trong 3 lĩnh vực là quân sự, kinh tế và xã hội. Với kinh tế, ông tâm đắc “Làm ra của cải là đạo lý lớn, không thể coi thường”. Cả đời làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm.
Năm 1866, nhân dịp sang Trung Quốc ông đã chụp hai tấm ảnh ở Hương Cảng. Những bức ảnh làm ông mất ngủ và ông đã hỏi rất kỹ cách chụp, in tráng vì ông có ý định mở cửa hàng. Năm 1867, ông lại được nhà Nguyễn cử đi công cán Trung Quốc và lần này ông nhờ thợ ảnh ở Quảng Đông mua hộ máy và vật tư. Ông mở hiệu ảnh ở Hà Nội vì cuộc đời làm quan của ông phần lớn ở đất Bắc và nhiều năm ở Hà Nội. Trước cửa hiệu ông Trứ treo đôi câu đối:
Nhân yên trù mật Thanh Hà phố
Thiện niệm du hưng Cảm Hiếu Đường.
(Thanh Hà phố ấy dân trù mật
Cảm Hiếu Đường đây khách nhiệt nồng).
Và
Hiếu dĩ sự thân nhân sở cộng
ảnh giai tiếu tượng thế tương truyền.
(Hiếu thờ cha mẹ người người muốn
ảnh giống chung nhau mãi mãi truyền).
Trong di sản Hán Nôm thế kỷ XIX, có lẽ đó là bài văn quảng cáo duy nhất phục vụ cho kinh doanh. Khách hàng của ông ban đầu là các gia đình giàu có và cả các quan trong triều từ Huế ra công cán Hà Nội. Ông tự thao tác hết mọi công đoạn. Cho đến nay, các tấm ảnh ông tự chụp cho ông vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng ở Pháp.
Phạm húy: Trong chế độ phong kiến tên vua được coi là thiêng liêng không ai được gọi hoặc viết thẳng ra gọi là "húy", ai phạm bị trị tội nặng.
Đặng Huy Trứ (1825-1874) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại người làng Thanh Hương nay là xã Hương Xuân, huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế). Năm 1847, ông đỗ thi Hương và thi Hội nhưng đến khi thi Đình thì bị phạm húy nên bị cấm thi trọn đời. 8 năm sau, nhờ một vị quan tâu vua xin cho ông được thi lại và đỗ tiến sỹ năm 1855. Ông là một nhà Nho yêu nước chống Pháp thế kỷ XIX. Dù là nhà Nho nhưng ông có tư tưởng canh tân. Phan Bội Châu đã đánh giá ông là “một trong những người trồng mầm khai hóa đầu tiên của Việt Nam”. Tư tưởng của ông thể hiện trong 3 lĩnh vực là quân sự, kinh tế và xã hội. Với kinh tế, ông tâm đắc “Làm ra của cải là đạo lý lớn, không thể coi thường”. Cả đời làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm.
Năm 1866, nhân dịp sang Trung Quốc ông đã chụp hai tấm ảnh ở Hương Cảng. Những bức ảnh làm ông mất ngủ và ông đã hỏi rất kỹ cách chụp, in tráng vì ông có ý định mở cửa hàng. Năm 1867, ông lại được nhà Nguyễn cử đi công cán Trung Quốc và lần này ông nhờ thợ ảnh ở Quảng Đông mua hộ máy và vật tư. Ông mở hiệu ảnh ở Hà Nội vì cuộc đời làm quan của ông phần lớn ở đất Bắc và nhiều năm ở Hà Nội. Trước cửa hiệu ông Trứ treo đôi câu đối:
Nhân yên trù mật Thanh Hà phố
Thiện niệm du hưng Cảm Hiếu Đường.
(Thanh Hà phố ấy dân trù mật
Cảm Hiếu Đường đây khách nhiệt nồng).
Và
Hiếu dĩ sự thân nhân sở cộng
ảnh giai tiếu tượng thế tương truyền.
(Hiếu thờ cha mẹ người người muốn
ảnh giống chung nhau mãi mãi truyền).
Trong di sản Hán Nôm thế kỷ XIX, có lẽ đó là bài văn quảng cáo duy nhất phục vụ cho kinh doanh. Khách hàng của ông ban đầu là các gia đình giàu có và cả các quan trong triều từ Huế ra công cán Hà Nội. Ông tự thao tác hết mọi công đoạn. Cho đến nay, các tấm ảnh ông tự chụp cho ông vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng ở Pháp.
(Nguồn: Tuoi Tre Online - hanoimoi)
Phạm húy: Trong chế độ phong kiến tên vua được coi là thiêng liêng không ai được gọi hoặc viết thẳng ra gọi là "húy", ai phạm bị trị tội nặng.