KIẾN THỨC Cách kiểm tra iPhone thật - giả trước khi mua

HaThienKiemVu

I'm a wind, I wander everywhere
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Bao giờ cũng vậy, việc mua một chiếc iPhone luôn luôn là chủ đề được bàn ra tán vào, bàn tới bàn lui. Người nhiều tiền thì mua hẳn một chiếc iPhone hoàn toàn mới, đảm bảo được thiết bị của mình là hàng chính hãng và đi kèm các chính sách bảo hành đầy đủ… kẻ ít tiền thì tìm mua những chiếc iPhone cũ vì tài chính có hạn. Việc mua iPhone cũ luôn là một chủ đề chưa bao giờ nguội trong giới công nghệ ở Việt Nam, nó luôn đi kèm với tiền và trách nhiệm của người mua lẫn người bán. Nếu bạn có kiến thức về các sản phẩm của Apple và am hiểu về công nghệ thì việc mua iPhone cũ quá dễ dàng, nhưng đối với những người khác thì không như vậy… họ luôn phó mặc cho “may rủi”, “năm ăn năm thua” với số tiền ít ỏi mà họ có. Hên thì gặp người bán có lương tâm, xui thì gặp trúng bọn lừa đảo. Sau khi bán được hàng thì chúng sẽ lặn mất tăm, để người mua ở lại tha hồ chửi rủa và buồn phiền vì “tiền mất tật mang”.


Sau đây là các cách mà bạn có thể tham khảo để nhận diện iPhone giả và kiểm tra iPhone cũ đã qua sử dụng trước khi quyết định bỏ tiền ra mua.

1 - Kiểm tra bên ngoài

Thật vậy, cho dù có làm tinh xảo và kĩ càng tới mức nào thì các bạn vẫn có thể nhận diện được một chiếc iPhone giả thông qua các đặc điểm:

- Các nút bấm nằm không đúng vị trí (đối với máy thật thì phím nguồn nằm ở phần trên, cạnh bên phải và phím âm lượng thì nằm ở bên cạnh trái).

- Có khe cắm thẻ nhớ. Các sản phẩm của Apple như iPhone hoặc iPad không bao giờ có khe cắm thẻ nhớ, các bạn lưu ý nhé… nếu ai đó nói iPhone hoặc iPad có khe cắm thẻ nhớ thì người đó đích thực là lừa đảo đấy.


- Pin của iPhone có thể tháo rời.

- Phụ kiện kèm theo thiết kế không đẹp.

- Không có logo của Apple ở phía sau.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp iPhone thật bị Apple hủy bỏ vì lỗi kĩ thuật nên không thể áp dụng các cách kiểm tra ở bên ngoài như trên. Khi đó chúng ta phải áp dụng cách thông thường nhất: kiểm tra số IMEI (International Mobile Equipment Identity – Số Nhận Dạng Thiết Bị Di Động Quốc Tế).

2 - Kiểm tra số IMEI

Kiểm tra số IMEI có 2 kiểu: kiểm tra nhanh và kiểm tra trên web của Apple.

* Kiểm tra nhanh

- Chỉ cần lật mặt sau của iPhone hoặc xem trên vỏ hộp.

- Bấm dãy kí tự *#06# rồi bấm nút gọi, dãy IMEI sẽ hiện lên.

- Truy cập vào màn hình Settings, chọn General rồi tiếp tục vào mục About. Bạn sẽ thấy dãy IMEI.

- Tháo khay cắm SIM ra ngoài, bạn sẽ thấy dãy IMEI.

Kiểm tra bằng cách nào đi nữa thì kết quả thu về vẫn chỉ là một nên bạn có thể thử 4 lần để chắc chắn là mình mua hàng thật.

* Kiểm tra trên web của Apple

Sau khi bạn đã có được IMEI từ 4 cách trên, bạn hãy truy cập vào trang selfsolve.apple.com rồi nhập IMEI vào ở mục Enter your hardware serial number. Nếu là hàng thật, bạn sẽ nhận được thông báo Repairs and Service Coverage: Active (còn thời hạn bảo hành) hoặc Repairs and Service Coverage: Expired (hết hạn bảo hành). Nếu là hàng giả thì bạn sẽ nhận được thông báo We’re sorry, but this serial number is not valid. Please check your information and try again.

Lưu ý: bạn phải vào đúng trang selfsolve.apple.com thì mới cho ra kết quả đúng.

* Cách giải quyết khi IMEI không xuất hiện ở trang kiểm tra của Apple

Nếu bạn kiểm tra iPhone của mình mà không thấy số IMEI trên trang kiểm tra của Apple thì có thể chiếc iPhone đó thuộc dạng tồn kho, lúc đó bạn hãy yêu cầu nơi bán để họ liên hệ với bộ phận dịch vụ của Apple và phía Apple sẽ đưa dãy IMEI vào hệ thống trở lại. Tuy nhiên bạn đừng quên hóa đơn mua hàng nhé, rất quan trọng đấy.

3 - Kiểm tra iCloud

* Kiểm tra bằng tay

Truy cập vào Settings --> General --> Reset --> Erase All Content and Settings. Sau khi thực hiện xong bước này là bạn đã restore máy về tình trạng ban đầu, nếu hoạt động ổn định và không có lỗi gì thì không bị dính iCloud.

* Kiểm tra bằng công cụ Check Activation Lock của Apple

- Truy cập vào trang web: http://www.icloud.com/activationlock.

- Nhập IMEI vào.

- Nếu trên web hiện ra Activation Lock: Off thì bạn có thể yên tâm là thiết bị của mình không bị dính iCloud, còn Activation Lock: On thì hãy liên hệ với nơi bán để họ giải quyết triệt để.


4 - Kiểm tra màn hình

- Kiểm tra mặt cảm ứng: hãy chạm vào bất kì một icon nào trên màn hình, sau đó di chuyển xung quanh màn hình. Nếu trong quá trình di chuyển mà icon bị tuột ra thì màn hình đó đã bị lỗi.

- Kiểm tra điểm chết: hàng cũ đã qua sử dụng thì không thể nào không có lỗi trừ khi người bán thật sự biết giữ gìn. Hãy tắt máy rồi khởi động lại, sau khi khởi động mà màn hình có nhiều màu khác nhau như xanh đỏ tím thì những chỗ đó là điểm chết. Có một cách khác là bạn hãy bật camera lên rồi che camera lại, màn hình sẽ chỉ có một màu đen và có màu khác thì đó là điểm chết.

- Kiểm tra bên ngoài: soi thật kĩ viền màn hình và nếu nó bị hở ra thì đó là màn hình đã qua sửa chữa.

5 – Các cách kiểm tra khác

Ngoài các cách trên thì các bạn có thể sử dụng các cách sau đây:

- Kiểm tra màn hình khởi động: khi khởi động, iPhone luôn luôn xuất hiện logo Apple.

- Thử gọi Siri: Siri chỉ có thể chạy trên iPhone thật.

- Kiểm tra hệ điều hành: Vào mục Settings mà thấy thông tin Android X.XXX thì thôi bỏ luôn cho khỏe.

- Kết nối với iTunes: dĩ nhiên iTunes sẽ luôn luôn nhận ra người bạn iPhone của anh ấy, nếu không nhận được thì đích thị là hàng giả rồi.

- Các ứng dụng tích hợp: các ứng dụng Compact – Compass – Settings – Calculator – Music – Photos luôn luôn có mặt trên hàng thật, hàng giả không bao giờ có.

- Kiểm tra camera của máy bằng cách chụp một bức ảnh bất kì rồi zoom in, zoom out. Nếu tất cả mượt mà thì không sao, nhưng nếu tốc độ chậm hoặc có gì bất thường thì đó là camera đã bị thay thế.

- Kiểm tra pin của máy bằng cách bật kết nối Wi-Fi và thử duyệt web trong vòng 20 phút, bạn cũng có thể xem video trên YouTube và nghe nhạc ở Zing Mp3. Đừng quên đưa độ sáng màn hình và âm lượng ở mức tối đa nhé. Nếu pin của máy tụt từ 8% tới 9% trong vòng 20 phút thì đó là pin đang hoạt động bình thường, nhưng nếu tụt trên 15% hoặc hơn nữa thì bạn nên cân nhắc.

- Kiểm tra các con ốc và nút bấm của máy. Nếu không có bất kì dấu hiệu nào chứng tỏ ốc cũ và chúng đã được tháo ra lắp vào nhiều lần (trông còn bóng loáng và mới tinh) thì bạn có thể yên tâm được rồi. Đối với các nút bấm vật lí thì hãy kiểm tra thật kĩ độ nảy và độ nhạy, nếu chúng đáp ứng tốt thì tuyệt vời.

- Kiểm tra vỏ ngoài. Đối với vỏ còn rin theo máy thì thiết kế của nó trông nhám nhám vậy chứ rất là mịn và màu sắc sáng hơn nhiều. Lớp vỏ đã bị thay thế sẽ có màu bệt hơn. Hiện tại rất nhiều nơi đã khắc được IMEI lên vỏ máy nên bạn phải nhìn thật kĩ vào dòng chữ được in ở trên đó, nếu là hàng thật thì khi vuốt bạn sẽ có cảm giác nó liền mạch với nhau và nếu là hàng giả thì bạn sẽ cảm nhận được độ sần của vỏ. Và khi nhìn vào IMEI mà thấy màu sắc bị mờ, chữ nọ xọ chữ kia, không cân xứng với nhau... thì còn nghi ngờ gì nữa, đó là vỏ mới được khắc IMEI lên. Bạn cũng nên chú ý tới các đường viền của máy, nó cũng như toàn bộ các chi tiết khác của iPhone - tính liền mạch rất cao - nên khi vuốt tay mà bạn phát hiện được các khớp nối thì đó là vỏ lô. Thêm một điểm nữa giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn là dải loa ngoài cùng microphone ở bên cạnh cổng sạc... trên hàng thật thì tất cả các chi tiết này đều thẳng hàng như nhau, trên vỏ lô thì không đều - chi tiết không sắc nét và cổng sạc bị lõm vào bên trong.

- Kiểm tra phụ kiện đi kèm. Nếu là phụ kiện rin đi kèm theo máy (dây sạc, củ sạc, dây phone) thì chắc chắn nó phải trông hơi cũ và ngả màu, còn nếu mới tinh 100% thì khả năng là hàng nhái - hàng giả rất cao.

- Kiểm tra loa ngoài và loa thoại. Tất nhiên đây cũng là cách kiểm tra mà bạn nên tiến hành ngay từ lúc đầu. Nếu chất lượng loa ổn định thì ok, nhưng nếu loa bị rè hoặc lúc nghe được lúc không nghe được thì hãy bảo người bán đổi cho bạn một chiếc máy khác.

- Kiểm tra Touch ID. Hãy đảm bảo là nút Home sạch sẽ và bàn tay của bạn không có mồ hôi, sau đó tiến hành kiểm tra Touch ID. Nếu Touch ID không nhận dấu vân tay của bạn hoặc thêm dấu vân tay mới bị thất bại thì bạn không nên mua máy đó. Touch ID chỉ đi kèm với một nút Home duy nhất của máy, nếu máy bị hư nút Home thì Touch ID sẽ bị lỗi (hiện tại lỗi này vẫn chưa thể fix được).

Chúc các bạn tìm được chiếc iPhone ưng ý nhé. Hi vọng là bài viết có ích cho các bạn, thân mến. Nếu bạn đọc bài viết xong mà vẫn còn lo lắng thì đoạn video clip dưới đây sẽ giúp bạn thêm nữa:


Hạ Thiên
(Thông tin: Tạp chí Làm Bạn Với Máy Vi Tính Số 621 + Số 622, Taimienphi, TechZ, GSMVN, Vforum, Congnghe5giay, Dân Trí, Tindoapple, Zing)
(Hình ảnh: Google)​
 

truongdc1209

GẮN KẾT
Càng ngày càng tinh xảo, các bác mua thì xách theo cái máy thật ktra bên ngoài, xách cái lap kết nối itunes, vào app store của thằng apple ktra, phụ kiện là hay gặp tình trạng pk linh kiện nhất nên lưu ý, thoát tk icloud, cài đặt và xóa hết để về nguyên gốc, nhiều lắm, k biết thì nhờ ai quen làm bên đt đi xem cho, k lại tiền mất tật mang :D
 

thanktuzg

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
trước e mua máy cũ thì toàn lên nhattao.com tìm máy người dùng bán lại, giờ thì toàn thương gia giả danh người dùng, k cẩn thận là dính phốt ngay, giờ thì cứ chọn thương gia uy tín, có lượng view và trả lời cao thì cũng an tâm phần nào
 

truongdc1209

GẮN KẾT
Bữa mình có đọc bài viết về ip6 nhái bên tinhte, bác nào cb mua thì nên tham khảo, có lẽ nếu k đọc bài đó thì cũng có 1 số bác ăn hành đấy :D :D :D
 

charon666

...NIGHTER...
GẮN KẾT
Sau khi xem xét tổng thể hình thức bên ngoài cảm thấy ok rồi nên yêu cầu người bán remove iCloud như hướng dẫn 3.
Với máy cũ mà vẫn đang hot (iPhone 5S) nên yêu cầu mở máy để kiểm tra phần cứng (main, màn hình.v.v...).
Cuối cùng: nên chọn cửa hàng có chế độ cam kết nhập lại hàng đã bán :rolleyes:
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Tình hình là em và bạn bè mới khai trương nhà hàng A La Mer, view bãi Mỹ Khê, Đà Nẵng
Rất mong chào đón các ACE HHVN ghé đến thưởng thức, chia sẽ với người thân, bạn bè đi Đà Nẵng ghé ủng hộ.
thức ăn tươi ngon, giá thành hạp lý, địa điểm thì hết chỗ ...
Top