Thi thoảng bạn cũng sẽ cần phải cài đến những extension không chính thức ngoài Chrome Web Store và Firefox Add-on Gallery chứ nhỉ. Đơn giản là vì các addon và extension trên 2 kho này không đủ đáp ứng các nhu cầu của bạn…
Tuy nhiên việc này yêu cầu những người có kinh nghiệm và nắm chắc mọi rủi ro có thể xảy ra đối với dữ liệu của mình. Còn không thì hãy dùng những extension và add-on đã được kiểm tra kĩ càng bạn nhé.
Đối với Google Chrome
Theo mặc định thì Google Chrome chỉ cho phép bạn cài đặt extension từ Chrome Web Store mà thôi. Những website khác đều có thể dẫn link trực tiếp tới đây để cài đặt, tuy nhiên như đã nói ở trên thì extension đó phải ở trên Chrome Web Store. Nguyên tắc này chỉ áp dụng cho người dùng Windows và Mac OS X nên người dùng Linux và ChromeOS có thể “lách luật” một chút. Chỉ cần kéo và thả file có định dạng .CRX vào trang thiết lập Extension là xong.
Trước đây thì người dùng có thể dùng các Channel để cài đặt các extension không nằm trong Web Store. Có 3 channel:
- Stable Channel
- Beta Channel
- Developer Channel
Sự khác biệt ở đây là bản Stable đã là bản final và ổn định nhất, còn bản Beta và Developer là để nghiên cứu, phát triển thêm các tính năng mới và sửa lỗi của các phiên bản cũ trước đó. Bản Beta và Developer cho phép cài đặt extension ngoài thoải mái, riêng Stable thì lại không như vậy. Muốn cài đặt extension ngoài trên bản Stable thì bạn hãy click vào Menu, chọn More Tools rồi sau đó là Extensions, cuối cùng là bạn hãy tick vào ô Developer Mode ở phía trên để kích hoạt chế độ dành cho các nhà phát triển… có một cách khác nhanh hơn là bạn gõ dòng này lên thanh địa chỉ nhé: chrome://extensions. Tuy nhiên, sau khi kích hoạt chế độ này thì Chrome sẽ liên tục hiển thị thông báo nhắc nhở mỗi lần bạn sử dụng extension. Sở dĩ như vậy là vì Google không muốn Developer Mode được sử dụng cho các mục đích xấu như phát tán Malware.
Ngoài ra, bạn có thể dùng trình duyệt Opera để có thể sử dụng “ké” các extension của Chrome thì nó và Chrome đều sử dụng nhân Chromium. Cách cài đặt cũng hoàn toàn tương tự như Chrome, sử dụng các extension có định dạng file .CRX rồi kéo thả vào trang thiết lập extension.
Đối với Mozilla Firefox
Bạn có thể cài đặt add-on trên Mozilla Add-on Gallery không giới hạn, tuy nhiên từ phiên bản Firefox 44 trở đi thì Mozilla đã không cho phép người dùng cài đặt những add-on mà không được hãng chứng thực và xác nhận là an toàn với người dùng. Điều luật này giống hệt như điều luật ở trên của Google trên Web Store.
Giải pháp để giải quyết chuyện này là dùng phiên bản Firefox Developer Edition. Phiên bản đặc biệt này được build từ công cụ của các nhà phát triển và nó cho phép bạn thoải mái cài đặt các add-on chưa được xác thực. Bạn có thể download tại đây: https://www.mozilla.org/en-US/firefox/developer/
Còn không thì bạn có thể dùng Firefox Nightly – một phiên bản thử nghiệm của Firefox trước khi ra mắt bản Beta và Stable, download tại đây: https://nightly.mozilla.org/
Sau khi download và cài đặt thì bạn cũng phải tinh chỉnh một số thiết lập rồi mới có thể thoải mái dùng add-on được. Trước tiên bạn hãy gõ about:config lên thanh địa chỉ, sau đó gõ dòng này xpinstall.signatures.required để bắt đầu tìm kiếm. Cuối cùng là bạn hãy thay đổi giá trị của nó từ True sang False bằng cách double click vào đó.
Lưu ý: thủ thuật này chỉ có tác dụng với phiên bản Nightly hoặc Developer Edition chứ không có tác dụng với bản Stable.
Dùng các userscript
Userscript là các đoạn mã của nhiều người dùng khác nhau viết ra nhằm mục đích biến đổi giao diện cũng như tạo thêm chức năng cho các trang web nào đó. Bạn có thể cài đặt Greasemonkey trên Firefox, Tampermonkey trên Chrome rồi sau đó đi tìm các đoạn userscript để phục vụ cho mục đích và nhu cầu của mình. Bạn có thể lên các trang an toàn như Github, Userscript Mirror để tìm.

Tuy nhiên việc này yêu cầu những người có kinh nghiệm và nắm chắc mọi rủi ro có thể xảy ra đối với dữ liệu của mình. Còn không thì hãy dùng những extension và add-on đã được kiểm tra kĩ càng bạn nhé.
Đối với Google Chrome
Theo mặc định thì Google Chrome chỉ cho phép bạn cài đặt extension từ Chrome Web Store mà thôi. Những website khác đều có thể dẫn link trực tiếp tới đây để cài đặt, tuy nhiên như đã nói ở trên thì extension đó phải ở trên Chrome Web Store. Nguyên tắc này chỉ áp dụng cho người dùng Windows và Mac OS X nên người dùng Linux và ChromeOS có thể “lách luật” một chút. Chỉ cần kéo và thả file có định dạng .CRX vào trang thiết lập Extension là xong.

Trước đây thì người dùng có thể dùng các Channel để cài đặt các extension không nằm trong Web Store. Có 3 channel:
- Stable Channel
- Beta Channel
- Developer Channel
Sự khác biệt ở đây là bản Stable đã là bản final và ổn định nhất, còn bản Beta và Developer là để nghiên cứu, phát triển thêm các tính năng mới và sửa lỗi của các phiên bản cũ trước đó. Bản Beta và Developer cho phép cài đặt extension ngoài thoải mái, riêng Stable thì lại không như vậy. Muốn cài đặt extension ngoài trên bản Stable thì bạn hãy click vào Menu, chọn More Tools rồi sau đó là Extensions, cuối cùng là bạn hãy tick vào ô Developer Mode ở phía trên để kích hoạt chế độ dành cho các nhà phát triển… có một cách khác nhanh hơn là bạn gõ dòng này lên thanh địa chỉ nhé: chrome://extensions. Tuy nhiên, sau khi kích hoạt chế độ này thì Chrome sẽ liên tục hiển thị thông báo nhắc nhở mỗi lần bạn sử dụng extension. Sở dĩ như vậy là vì Google không muốn Developer Mode được sử dụng cho các mục đích xấu như phát tán Malware.
Ngoài ra, bạn có thể dùng trình duyệt Opera để có thể sử dụng “ké” các extension của Chrome thì nó và Chrome đều sử dụng nhân Chromium. Cách cài đặt cũng hoàn toàn tương tự như Chrome, sử dụng các extension có định dạng file .CRX rồi kéo thả vào trang thiết lập extension.

Đối với Mozilla Firefox
Bạn có thể cài đặt add-on trên Mozilla Add-on Gallery không giới hạn, tuy nhiên từ phiên bản Firefox 44 trở đi thì Mozilla đã không cho phép người dùng cài đặt những add-on mà không được hãng chứng thực và xác nhận là an toàn với người dùng. Điều luật này giống hệt như điều luật ở trên của Google trên Web Store.
Giải pháp để giải quyết chuyện này là dùng phiên bản Firefox Developer Edition. Phiên bản đặc biệt này được build từ công cụ của các nhà phát triển và nó cho phép bạn thoải mái cài đặt các add-on chưa được xác thực. Bạn có thể download tại đây: https://www.mozilla.org/en-US/firefox/developer/
Còn không thì bạn có thể dùng Firefox Nightly – một phiên bản thử nghiệm của Firefox trước khi ra mắt bản Beta và Stable, download tại đây: https://nightly.mozilla.org/

Sau khi download và cài đặt thì bạn cũng phải tinh chỉnh một số thiết lập rồi mới có thể thoải mái dùng add-on được. Trước tiên bạn hãy gõ about:config lên thanh địa chỉ, sau đó gõ dòng này xpinstall.signatures.required để bắt đầu tìm kiếm. Cuối cùng là bạn hãy thay đổi giá trị của nó từ True sang False bằng cách double click vào đó.
Lưu ý: thủ thuật này chỉ có tác dụng với phiên bản Nightly hoặc Developer Edition chứ không có tác dụng với bản Stable.
Dùng các userscript
Userscript là các đoạn mã của nhiều người dùng khác nhau viết ra nhằm mục đích biến đổi giao diện cũng như tạo thêm chức năng cho các trang web nào đó. Bạn có thể cài đặt Greasemonkey trên Firefox, Tampermonkey trên Chrome rồi sau đó đi tìm các đoạn userscript để phục vụ cho mục đích và nhu cầu của mình. Bạn có thể lên các trang an toàn như Github, Userscript Mirror để tìm.
Hạ Thiên
(How-To-Geek)
(How-To-Geek)