cenchom
GÂY DỰNG
Bà con đọc tham khảo đặng lấy ít vốn kiến thức lận lưng mà yên tâm đi mua cây kiểng Tết này. Nhà e trong hẻm nên chắc bọn bán cây dạo k vào đc...các Bác nhà mặt tiền cẩn thận nhé!
Trên đường phố đang xuất hiện nhiều cây kiểng như sung, sanh, sơri, lộc vừng, kim phát tài… có dáng rất “thế thần”, hoa trái xum xuê bán với giá rất mềm. Nhưng ít ai biết rằng trong số những cây kiểng ấy có không ít cây được làm giả hết sức tinh vi!
Thấy kiểng bán dạo ngoài đường có thế đẹp, giá rẻ nên nhiều người dân đã mua ngay. Sau khi đem về chưng ít ngày thì lá úa màu, trái héo, mới biết mình đã mua trúng kiểng giả.
Gần tết, nhu cầu mua kiểng chơi xuân của người dân TP.HCM tăng nên người đi bán kiểng dạo cũng tăng đột biến. Nhiều người trong “đội quân” bán kiểng dạo chuyên làm kiểng giả chở xuống phố lừa tiền người mua. Xâm nhập một nơi sản xuất kiểng giả, chúng tôi thấy cách làm kiểng giả khá tinh vi, người không am hiểu về kiểng sẽ khó phân biệt được.
Kiểng giả xuống phố
Chiều 25-1, ông H. (trú tại hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh) đi làm về ngang qua khu Hàng Xanh gặp một phụ nữ bán hai cây sung rất đẹp. Cây nào cũng có nhiều chùm trái mọc xum xuê quanh thân và gốc, được chào bán với giá 300.000 đồng. Trả giá một hồi, người bán đồng ý bán cho ông H. với giá 200.000 đồng. “Chỉ cần ra vựa cây cảnh hỏi mua bột kích thích ra trái, mỗi tháng chích vào hai lần sẽ ra nhiều trái như vậy thôi”, người bán “tư vấn” cho ông H..
Sau khi chở cây sung về nhà, đến ngày thứ hai thì ông H. thấy trái sung chuyển từ màu xanh tươi sang vàng héo. Lấy chùm trái sung ra quan sát thấy đây là trái sung thật, nhưng chùm trái sung được đính vào thân cây bằng… keo dính. “Ai ngờ cây sung đẹp thế giờ lại ra thế này” – ông H. than thở.
“Tui không có ý nói ai đi bán kiểng dạo đều bán kiểng giả, nhưng nhiều người bán kiểng giả thường dùng xe máy để… vọt cho lẹ sau khi bán được một chậu kiểng” – anh Bình, một tài xế làm nghề vận chuyển kiểng ở Q.Gò Vấp, cho hay. Những người đi bán kiểng giả chuyển địa điểm bán liên tục, chủ yếu đứng bán tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố như Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), quốc lộ 13 (Thủ Đức), Trường Chinh (Tân Bình)… Trên đường phố, vào những ngày này dễ dàng bắt gặp những người chở cây sung, sanh, sơri, lộc vừng, kim phát tài… có dáng rất “thế thần”, hoa trái xum xuê đi bán dạo với giá khá mềm. Ít người biết trong số đó có không ít cây kiểng được làm giả rất tinh vi và rốt cuộc là bị sập bẫy.
Đủ chiêu làm giả
Sáng 26-1, chúng tôi vào tận một nơi chuyên “phù phép” cây sung không trái thành có trái. Nơi này nằm trong một khu trọ tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. Trong khoảng sân rộng trước khu trọ có hơn mười gốc sung không trái và một đống trái sung rời. Cạnh đấy, hai vợ chồng “nghệ nhân” đang dùng máy khoan, keo dính để “phù phép” thành những cây sung xum xuê trái.
Người chồng tên T. dùng máy khoan khoan từng lỗ nhỏ trên thân cây sung rồi chuyển qua cho vợ tên L., để chị này dùng dùi khoét sâu vào lỗ khoan và phủi sạch bụi gỗ. Sau đó, chị L. tỉ mỉ trét keo dính vào những lỗ trống, rồi cẩn thận đính từng chùm trái sung rất đẹp. Chỉ tay vào đống trái sung, anh T. nói: “Mấy cái này ngoài rừng đầy, hái về dùng chứ không phải mua”.
Bơm keo vào lỗ khoan để đính chùm sung vào
thân cây và thế là có… cây kiểng xum xuê! – (Ảnh: N.Nam)
Chị L. bổ sung lời chồng: “Còn mấy cây sung thì phải nhờ xe chuyển từ quê tôi ở Hưng Yên vào, chứ ở miền Nam không có loại cây sung này đâu”. Theo lời hai vợ chồng thì tại TP.HCM có hàng chục người chuyên đi bán cây sung đã qua “phù phép”. “Mình bán sung gắn keo mới có giá 200.000-300.000 đồng, chứ sung kiểng có trái thật thì đâu được đẹp và rẻ thế này” – T. cho hay. Hai vợ chồng cho biết sau khi “phù phép” và bán hết số cây sung hiện có thì sẽ chuyển sang bán mai. “Cây sung gần tết bán được lắm, nhiều khi không có hàng để bán. Có cây còn bán được đến cả triệu đồng” – L. tiết lộ.
“Ngoài sung ra, mấy thứ cây như lộc vừng, sơri, mai… tôi cũng biết cách làm” – T. khoe. Theo T., cây lộc vừng kiểng ra hoa rất có giá. Cách làm giả là dùng keo đính gắn hoa lộc vừng hái ở cây khác để ghép vào thân cây lộc vừng có thế đẹp. Còn làm mai giả thì chọn những gốc cây khô dáng đẹp, lấy mũi khoan khoan lỗ tương tự như với cây sung, rồi gắn những nhành hoa mai nhỏ vào. Sau đó dùng chất kết dính trét lại sao cho người mua không phát hiện được. “Những cây như vậy thì chưa đầy một tuần là lá héo, hoa rụng nên làm xong phải đi bán ngay” – T. khẳng định.
Ông Mười, nghệ nhân trồng mai tại khu phố 4, P.Hiệp Bình Phước (Q.Thủ Đức), giải thích cách làm mai giả: “Họ lấy những thân cây khô có thế đẹp và ghép cành hoa mai vào các cành cây khô bằng keo dính, sau đó trét dung dịch màu cho giống vỏ cây mai. Một cách khác là khoan lỗ trên thân cây khô, trét keo dính để đính nhành hoa mai vào rồi quét dung dịch tạo màu vỏ“. Ông Mười cùng nhiều chủ vườn trồng mai khác cũng “đau đầu” với nạn bán mai giả tràn lan trên đường vào những ngày gần tết, vì nó làm ảnh hưởng uy tín và doanh thu của những người trồng mai chân chính.
Anh Trương, một nghệ nhân chơi cây kiểng ở Q.Thủ Đức, cho hay: “Những cây kiểng đẹp được chở đi bán dạo với giá rẻ trên đường phố là không đáng tin cậy. Thường người bán kiểng giả không cho người mua đụng vào hoa và trái với lý do giữ gìn “cành vàng lá ngọc”, nếu ai biết chút đỉnh về cây kiểng và xem kỹ sẽ phát hiện là hàng dỏm ngay”.
Cách phát hiện kiểng giả
Theo nhiều nghệ nhân chơi kiểng, với cây sung chỉ cần lay nhẹ cuống chùm trái sung thì biết ngay là giả hay thật. Nếu chùm trái sung được đính vào bằng keo dán thì sẽ hở mối dán ra ngay, còn sung thật cuống rất dai. Các loại kiểng khác như kim phát tài, lộc vừng chỉ cần uốn cong nhẹ cuống hoa và nhành hoa, nếu là giả các điểm dán keo sẽ “lộ hàng”.
P/S: Bác nào ở ĐN (cơ quan hay cá nhân) muốn sắm Mai về chưng Tết có thể pm cho e (luôn có giá tốt cho các đồng chí HH)
Trên đường phố đang xuất hiện nhiều cây kiểng như sung, sanh, sơri, lộc vừng, kim phát tài… có dáng rất “thế thần”, hoa trái xum xuê bán với giá rất mềm. Nhưng ít ai biết rằng trong số những cây kiểng ấy có không ít cây được làm giả hết sức tinh vi!
Thấy kiểng bán dạo ngoài đường có thế đẹp, giá rẻ nên nhiều người dân đã mua ngay. Sau khi đem về chưng ít ngày thì lá úa màu, trái héo, mới biết mình đã mua trúng kiểng giả.
Gần tết, nhu cầu mua kiểng chơi xuân của người dân TP.HCM tăng nên người đi bán kiểng dạo cũng tăng đột biến. Nhiều người trong “đội quân” bán kiểng dạo chuyên làm kiểng giả chở xuống phố lừa tiền người mua. Xâm nhập một nơi sản xuất kiểng giả, chúng tôi thấy cách làm kiểng giả khá tinh vi, người không am hiểu về kiểng sẽ khó phân biệt được.
Kiểng giả xuống phố
Chiều 25-1, ông H. (trú tại hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh) đi làm về ngang qua khu Hàng Xanh gặp một phụ nữ bán hai cây sung rất đẹp. Cây nào cũng có nhiều chùm trái mọc xum xuê quanh thân và gốc, được chào bán với giá 300.000 đồng. Trả giá một hồi, người bán đồng ý bán cho ông H. với giá 200.000 đồng. “Chỉ cần ra vựa cây cảnh hỏi mua bột kích thích ra trái, mỗi tháng chích vào hai lần sẽ ra nhiều trái như vậy thôi”, người bán “tư vấn” cho ông H..
Sau khi chở cây sung về nhà, đến ngày thứ hai thì ông H. thấy trái sung chuyển từ màu xanh tươi sang vàng héo. Lấy chùm trái sung ra quan sát thấy đây là trái sung thật, nhưng chùm trái sung được đính vào thân cây bằng… keo dính. “Ai ngờ cây sung đẹp thế giờ lại ra thế này” – ông H. than thở.
“Tui không có ý nói ai đi bán kiểng dạo đều bán kiểng giả, nhưng nhiều người bán kiểng giả thường dùng xe máy để… vọt cho lẹ sau khi bán được một chậu kiểng” – anh Bình, một tài xế làm nghề vận chuyển kiểng ở Q.Gò Vấp, cho hay. Những người đi bán kiểng giả chuyển địa điểm bán liên tục, chủ yếu đứng bán tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố như Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), quốc lộ 13 (Thủ Đức), Trường Chinh (Tân Bình)… Trên đường phố, vào những ngày này dễ dàng bắt gặp những người chở cây sung, sanh, sơri, lộc vừng, kim phát tài… có dáng rất “thế thần”, hoa trái xum xuê đi bán dạo với giá khá mềm. Ít người biết trong số đó có không ít cây kiểng được làm giả rất tinh vi và rốt cuộc là bị sập bẫy.
Đủ chiêu làm giả
Sáng 26-1, chúng tôi vào tận một nơi chuyên “phù phép” cây sung không trái thành có trái. Nơi này nằm trong một khu trọ tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. Trong khoảng sân rộng trước khu trọ có hơn mười gốc sung không trái và một đống trái sung rời. Cạnh đấy, hai vợ chồng “nghệ nhân” đang dùng máy khoan, keo dính để “phù phép” thành những cây sung xum xuê trái.
Người chồng tên T. dùng máy khoan khoan từng lỗ nhỏ trên thân cây sung rồi chuyển qua cho vợ tên L., để chị này dùng dùi khoét sâu vào lỗ khoan và phủi sạch bụi gỗ. Sau đó, chị L. tỉ mỉ trét keo dính vào những lỗ trống, rồi cẩn thận đính từng chùm trái sung rất đẹp. Chỉ tay vào đống trái sung, anh T. nói: “Mấy cái này ngoài rừng đầy, hái về dùng chứ không phải mua”.

Bơm keo vào lỗ khoan để đính chùm sung vào
thân cây và thế là có… cây kiểng xum xuê! – (Ảnh: N.Nam)
Chị L. bổ sung lời chồng: “Còn mấy cây sung thì phải nhờ xe chuyển từ quê tôi ở Hưng Yên vào, chứ ở miền Nam không có loại cây sung này đâu”. Theo lời hai vợ chồng thì tại TP.HCM có hàng chục người chuyên đi bán cây sung đã qua “phù phép”. “Mình bán sung gắn keo mới có giá 200.000-300.000 đồng, chứ sung kiểng có trái thật thì đâu được đẹp và rẻ thế này” – T. cho hay. Hai vợ chồng cho biết sau khi “phù phép” và bán hết số cây sung hiện có thì sẽ chuyển sang bán mai. “Cây sung gần tết bán được lắm, nhiều khi không có hàng để bán. Có cây còn bán được đến cả triệu đồng” – L. tiết lộ.
“Ngoài sung ra, mấy thứ cây như lộc vừng, sơri, mai… tôi cũng biết cách làm” – T. khoe. Theo T., cây lộc vừng kiểng ra hoa rất có giá. Cách làm giả là dùng keo đính gắn hoa lộc vừng hái ở cây khác để ghép vào thân cây lộc vừng có thế đẹp. Còn làm mai giả thì chọn những gốc cây khô dáng đẹp, lấy mũi khoan khoan lỗ tương tự như với cây sung, rồi gắn những nhành hoa mai nhỏ vào. Sau đó dùng chất kết dính trét lại sao cho người mua không phát hiện được. “Những cây như vậy thì chưa đầy một tuần là lá héo, hoa rụng nên làm xong phải đi bán ngay” – T. khẳng định.
Ông Mười, nghệ nhân trồng mai tại khu phố 4, P.Hiệp Bình Phước (Q.Thủ Đức), giải thích cách làm mai giả: “Họ lấy những thân cây khô có thế đẹp và ghép cành hoa mai vào các cành cây khô bằng keo dính, sau đó trét dung dịch màu cho giống vỏ cây mai. Một cách khác là khoan lỗ trên thân cây khô, trét keo dính để đính nhành hoa mai vào rồi quét dung dịch tạo màu vỏ“. Ông Mười cùng nhiều chủ vườn trồng mai khác cũng “đau đầu” với nạn bán mai giả tràn lan trên đường vào những ngày gần tết, vì nó làm ảnh hưởng uy tín và doanh thu của những người trồng mai chân chính.
Anh Trương, một nghệ nhân chơi cây kiểng ở Q.Thủ Đức, cho hay: “Những cây kiểng đẹp được chở đi bán dạo với giá rẻ trên đường phố là không đáng tin cậy. Thường người bán kiểng giả không cho người mua đụng vào hoa và trái với lý do giữ gìn “cành vàng lá ngọc”, nếu ai biết chút đỉnh về cây kiểng và xem kỹ sẽ phát hiện là hàng dỏm ngay”.
Cách phát hiện kiểng giả
Theo nhiều nghệ nhân chơi kiểng, với cây sung chỉ cần lay nhẹ cuống chùm trái sung thì biết ngay là giả hay thật. Nếu chùm trái sung được đính vào bằng keo dán thì sẽ hở mối dán ra ngay, còn sung thật cuống rất dai. Các loại kiểng khác như kim phát tài, lộc vừng chỉ cần uốn cong nhẹ cuống hoa và nhành hoa, nếu là giả các điểm dán keo sẽ “lộ hàng”.
P/S: Bác nào ở ĐN (cơ quan hay cá nhân) muốn sắm Mai về chưng Tết có thể pm cho e (luôn có giá tốt cho các đồng chí HH)