Lam Sơn
Super Moderators
Nhu cầu mua - bán ngày càng phức tạp trên mạng internet. Các siêu lừa đã xuất hiện chuyên rao bán điện thoại cao cấp giá hời khiến nhiều người sập bẫy.
Đánh vào tâm lý hám rẻ của người mua, sau khi sử dụng nhiều tên giả, địa chỉ “ma” rao bán các dòng điện thoại thời trang cao cấp như Nokia N97, E71, E72, 8800…, siêu lừa sẽ gặp các con mồi để trao hàng giả.
Cư dân mạng ôm hận vì điện thoại giá “hời”
“Mình đang cần tiền để trang trải một số công chuyện nên bán lại gấp chiếc điện thoại NOKIA N97-32GB, mình xài kỹ nên máy còn mới lắm, còn đầy đủ hộp phụ kiện theo máy đúng hàng chính hãng, máy không có một vết trầy xước gì cả, mấy bạn cứ yên chí, mình bảo đảm là máy còn zin 100%, bộ nhớ của máy lên đến 32GB, bộ nhớ Ram lên đến 128 MB gần như chiếc máy vi tính đa năng, camera 5M tha hồ mà chụp hình xem phim online kết nối GPRS.v.v. Kiểu dáng trượt cảm ứng sành điệu phong cách đầy cá tính. Giá chỉ có 4 triệu 7 thôi. Anh/chị nào muốn sở hữu chiếc điện thoại mới này thì hãy liên hệ nhanh nha vì mình đang cần tiền gấp : 0932118xxx . gặp anh Phúc”.
Trên đây là đoạn thông tin nguyên văn rao bán Nokia N97 của một người tên Phúc trên website raovat.... Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ lý do người này bán giá hời vì “đang cần tiền gấp” như quảng cáo. Nhưng sau khi giao dịch “tiền trao, cháo múc” những người mua đều “ôm hận”.
Theo lưu trữ tại các website mua bán, rao vặt cùng số điện thoại 0932... thì có thể nhận thấy các đối tượng chuyên rao bán điện thoại giá hời này hoạt động từ khoảng tháng 6/2009. Người bán cho biết rõ cả địa chỉ nhà và tên của mình để khách hàng muốn mua yên tâm giao dịch.
Các siêu lừa rao bán điện thoại giả tràn lan trên mạng. Ảnh: Quốc Quang
Cùng một số điện thoại, trong một đoạn tin rao vào ngày 8/1 người bán cho biết mình tên là Tâm Phúc, nếu khách đến mua điện thoại, sẽ hẹn giao dịch tại quận Gò Vấp. Sau đó vài ngày, trong một mẩu tin cũng rao bán Nokia N97 chủ nhân số điện thoại này cho biết tên là Ngọc Kiều. Khi liên hệ mua điện thoại, người nghe máy đều là một phụ nữ giọng miền Trung còn khá trẻ.
Ngoài ra, chủ thuê bao còn sử dụng hàng loạt cái tên khác để rao bán hàng giả như Tuấn Anh, Thanh Tuấn… Hầu hết thành viên trên các diễn đàn mạng quan tâm đến vấn đề lừa đảo đều cho biết họ nghi ngờ đây có thể là một đường dây chuyên lừa đảo điện thoại giả, có nhiều thành viên, có nguồn cung cấp hàng. Đánh vào tâm lý hám rẻ của người mua, các siêu lừa có thể thay phiên nhau giao dịch tại nhiều quận huyện.
Anh Đỗ Công Bình (22 tuổi, ngụ Bình Thạnh) là một trong những người may mắn thoát khỏi siêu lừa. Anh Bình kể lại, theo số điện thoại rao bán hàng chúng tôi gặp một người xác nhận có bán và hẹn ra số 5 đường Thành Thái, quận 10 để xem máy và mua. Sau 30 phút chúng tôi có mặt tại số 5 Thành Thái và gọi điện thoại cho người bán thì người này hỏi đi xe màu gì và yêu cầu chúng tôi đứng đầu hẻm số 3 Thành Thái đợi 5 phút sẽ có người mang máy ra.
Tang vật một vụ lừa đảo băng nhóm tội phạm chuyên nghiệp thực hiện. Ảnh: Quốc Quang
Sau khi ngồi đợi bên lề đường hẻm số 3 thì có 2 thanh niên chạy xe wave đến đưa máy cho coi. Khi bán máy cho ai bọn họ cũng nói: "Máy của ông anh đang dùng, mình giao máy giùm". Ngay khi cầm trên tay mình có thể nhận ra ngay đây là chiếc điện thoại giả. Máy nặng hơn máy thật khá nhiều, mặt nhựa trắng dại hơn. Độ sắc sảo của máy là khá ấn tượng và có thể qua mặt được người chưa từng cầm N97. Điểm có thể dễ dàng nhận dạng nhất của chiếc máy giả này là màn hình và giao diện máy rất xấu và mờ. Thẻ đi kèm máy là 1GB.
Anh Bình yêu cầu đưa cho xem thẻ chính hãng và được đáp ứng, 2 thanh niên còn hướng dẫn cách kiểm tra số Imei trên máy để so với thẻ. Và gắn SIM vào thử gọi. "Khi tôi đang thử thì anh bạn đi cùng lôi điện thoại ra chụp vài tấm hình, lúc này 2 anh thanh niên tỏ vẻ khó chịu, giựt máy lại và nói: "không mua thì thôi, chụp hình làm gì rồi lên xe bỏ đi. Chưa dừng lại, chúng còn quay lại đọc số xe của bạn tôi với thái độ đe doạ. Rất có thể đây là các đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp" - Anh Bình cảnh báo.
Hé lộ đường dây lừa đảo chuyên nghiệp
Ngay sau khi VietNamNet vào cuộc, anh Phạm Hữu Hùng (tên nhât vật đã được thay đổi), giám đốc một công ty phần mềm máy tính tại quận 10 (TP.HCM) cho biết mình cũng là nạn nhân của trò lừa đảo trên.
Theo tường trình, vào ngày 5/3 do nhu cầu cần mua một chiếc điện thoại có thể chạy trình symbian để nhân viên thực tập của công ty sử dụng, anh Hùng vào các trang rao vặt tìm mua.
Sau khi tham khảo nhiều trang như raovat123.com, raovat.xalo.vn, enbien.com…anh Hùng quyết định chọn mua chiếc Nokia N97 vì giá cũng khá “mềm” chỉ 4,7 triệu. Cuộc giao dịch diễn ra chóng vánh ngay trong ngày hôm sau...
Chiếc Nokia N97 "dỏm" được quảng cáo là hàng
chính hãng còn bảo hành 10 tháng. Ảnh: Quốc Quang
Khoảng 18h ngày 6/3, hai thanh niên dáng vẻ thư sinh đứng trước quán cà phê gần nhà anh Hùng ở khu vực chợ Tân Bình. Một người đậu xe máy phía ngoài đường chờ sẵn, người kia bước vội vào quán cà phê để “giao hàng”.
Nhìn chiếc Nokia N97 mới cáu, còn nguyên hộp có tem chống giả của Nokia, số Imei trùng khớp với phiếu bảo hành, thẻ Club, tem phân phối chính hãng của FPT, anh Hùng phấn khởi móc ví trả 4,7 triệu và mời thanh niên này uống ly cà phê. Nhưng viện lý do “em là sinh viên, phải về nhà ôn bài gấp” người thanh niên giới thiệu tên Phúc vội vã quay ra.
Khi về nhà anh Hùng tá hỏa vì chiếc điện thoại đời mới bỗng dưng “cùi bắp”. Camera 5 megapixel cho chất lượng hình mờ nhạt, máy không có các chức năng GPRS, Wifi, GPS… Ngoài ra khi kết nối bằng cổng USB 2.0, máy tính thông báo không thể kết nối, không nhận biết được phần mềm trong điện thoại.
Trên thân máy giả có cả tem chống giả, tem của nhà phân phối FPT,
trùng khớp cả số Imei như trong thẻ bảo hành. Ảnh: Quốc Quang
Lên mạng gõ số điện thoại người bán chiếc Nokia N97, anh Hùng giật mình khi thấy gần 3000 kết quả. Khi liên lạc lại với người bán, anh Hùng được trả lời “để em hỏi lại rồi báo anh sau, điện thoại đấy của bạn nhờ em bán giúp”. Sau 30 phút không thấy hồi âm, anh Hùng gọi điện lại thì thuê bao kia khóa máy. Ngay cả địa chỉ giao dịch của người bán như đã đăng trên website khi anh Hùng tìm đến cũng là địa chỉ “ma”.
Hiện nay, trên các website thương mại không chính thống có lượng truy cập cao, các siêu lừa đảo thay phiên nhau "làm mưa, làm gió", giao dịch tại nhiều quận TP.HCM. Qua điều tra của VietNamNet, hiện có đến gần 20 số điện thoại chuyên rao bán Nokia N97 giá từ 3,7 triệu đến 6,5 triệu, thực chất đều là trò lừa đảo rao hàng hiệu nhưng bán hàng...lởm.
Đánh vào tâm lý hám rẻ của người mua, sau khi sử dụng nhiều tên giả, địa chỉ “ma” rao bán các dòng điện thoại thời trang cao cấp như Nokia N97, E71, E72, 8800…, siêu lừa sẽ gặp các con mồi để trao hàng giả.
Cư dân mạng ôm hận vì điện thoại giá “hời”
“Mình đang cần tiền để trang trải một số công chuyện nên bán lại gấp chiếc điện thoại NOKIA N97-32GB, mình xài kỹ nên máy còn mới lắm, còn đầy đủ hộp phụ kiện theo máy đúng hàng chính hãng, máy không có một vết trầy xước gì cả, mấy bạn cứ yên chí, mình bảo đảm là máy còn zin 100%, bộ nhớ của máy lên đến 32GB, bộ nhớ Ram lên đến 128 MB gần như chiếc máy vi tính đa năng, camera 5M tha hồ mà chụp hình xem phim online kết nối GPRS.v.v. Kiểu dáng trượt cảm ứng sành điệu phong cách đầy cá tính. Giá chỉ có 4 triệu 7 thôi. Anh/chị nào muốn sở hữu chiếc điện thoại mới này thì hãy liên hệ nhanh nha vì mình đang cần tiền gấp : 0932118xxx . gặp anh Phúc”.
Trên đây là đoạn thông tin nguyên văn rao bán Nokia N97 của một người tên Phúc trên website raovat.... Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ lý do người này bán giá hời vì “đang cần tiền gấp” như quảng cáo. Nhưng sau khi giao dịch “tiền trao, cháo múc” những người mua đều “ôm hận”.
Theo lưu trữ tại các website mua bán, rao vặt cùng số điện thoại 0932... thì có thể nhận thấy các đối tượng chuyên rao bán điện thoại giá hời này hoạt động từ khoảng tháng 6/2009. Người bán cho biết rõ cả địa chỉ nhà và tên của mình để khách hàng muốn mua yên tâm giao dịch.

Các siêu lừa rao bán điện thoại giả tràn lan trên mạng. Ảnh: Quốc Quang
Ngoài ra, chủ thuê bao còn sử dụng hàng loạt cái tên khác để rao bán hàng giả như Tuấn Anh, Thanh Tuấn… Hầu hết thành viên trên các diễn đàn mạng quan tâm đến vấn đề lừa đảo đều cho biết họ nghi ngờ đây có thể là một đường dây chuyên lừa đảo điện thoại giả, có nhiều thành viên, có nguồn cung cấp hàng. Đánh vào tâm lý hám rẻ của người mua, các siêu lừa có thể thay phiên nhau giao dịch tại nhiều quận huyện.
Anh Đỗ Công Bình (22 tuổi, ngụ Bình Thạnh) là một trong những người may mắn thoát khỏi siêu lừa. Anh Bình kể lại, theo số điện thoại rao bán hàng chúng tôi gặp một người xác nhận có bán và hẹn ra số 5 đường Thành Thái, quận 10 để xem máy và mua. Sau 30 phút chúng tôi có mặt tại số 5 Thành Thái và gọi điện thoại cho người bán thì người này hỏi đi xe màu gì và yêu cầu chúng tôi đứng đầu hẻm số 3 Thành Thái đợi 5 phút sẽ có người mang máy ra.

Tang vật một vụ lừa đảo băng nhóm tội phạm chuyên nghiệp thực hiện. Ảnh: Quốc Quang
Anh Bình yêu cầu đưa cho xem thẻ chính hãng và được đáp ứng, 2 thanh niên còn hướng dẫn cách kiểm tra số Imei trên máy để so với thẻ. Và gắn SIM vào thử gọi. "Khi tôi đang thử thì anh bạn đi cùng lôi điện thoại ra chụp vài tấm hình, lúc này 2 anh thanh niên tỏ vẻ khó chịu, giựt máy lại và nói: "không mua thì thôi, chụp hình làm gì rồi lên xe bỏ đi. Chưa dừng lại, chúng còn quay lại đọc số xe của bạn tôi với thái độ đe doạ. Rất có thể đây là các đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp" - Anh Bình cảnh báo.
Hé lộ đường dây lừa đảo chuyên nghiệp
Ngay sau khi VietNamNet vào cuộc, anh Phạm Hữu Hùng (tên nhât vật đã được thay đổi), giám đốc một công ty phần mềm máy tính tại quận 10 (TP.HCM) cho biết mình cũng là nạn nhân của trò lừa đảo trên.
Theo tường trình, vào ngày 5/3 do nhu cầu cần mua một chiếc điện thoại có thể chạy trình symbian để nhân viên thực tập của công ty sử dụng, anh Hùng vào các trang rao vặt tìm mua.
Sau khi tham khảo nhiều trang như raovat123.com, raovat.xalo.vn, enbien.com…anh Hùng quyết định chọn mua chiếc Nokia N97 vì giá cũng khá “mềm” chỉ 4,7 triệu. Cuộc giao dịch diễn ra chóng vánh ngay trong ngày hôm sau...

Chiếc Nokia N97 "dỏm" được quảng cáo là hàng
chính hãng còn bảo hành 10 tháng. Ảnh: Quốc Quang
Nhìn chiếc Nokia N97 mới cáu, còn nguyên hộp có tem chống giả của Nokia, số Imei trùng khớp với phiếu bảo hành, thẻ Club, tem phân phối chính hãng của FPT, anh Hùng phấn khởi móc ví trả 4,7 triệu và mời thanh niên này uống ly cà phê. Nhưng viện lý do “em là sinh viên, phải về nhà ôn bài gấp” người thanh niên giới thiệu tên Phúc vội vã quay ra.
Khi về nhà anh Hùng tá hỏa vì chiếc điện thoại đời mới bỗng dưng “cùi bắp”. Camera 5 megapixel cho chất lượng hình mờ nhạt, máy không có các chức năng GPRS, Wifi, GPS… Ngoài ra khi kết nối bằng cổng USB 2.0, máy tính thông báo không thể kết nối, không nhận biết được phần mềm trong điện thoại.

Trên thân máy giả có cả tem chống giả, tem của nhà phân phối FPT,
trùng khớp cả số Imei như trong thẻ bảo hành. Ảnh: Quốc Quang
Hiện nay, trên các website thương mại không chính thống có lượng truy cập cao, các siêu lừa đảo thay phiên nhau "làm mưa, làm gió", giao dịch tại nhiều quận TP.HCM. Qua điều tra của VietNamNet, hiện có đến gần 20 số điện thoại chuyên rao bán Nokia N97 giá từ 3,7 triệu đến 6,5 triệu, thực chất đều là trò lừa đảo rao hàng hiệu nhưng bán hàng...lởm.
(Theo vietnamnet)