Diễm Quỳnh
GẮN KẾT
Gần 10 năm mới bị phát hiện!
* Bác sĩ dỏm từng được phân công làm sếp các Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ...
Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) tiếp tục gây bất ngờ với dư luận sau khi một bác sĩ của bệnh viện này bị người thân tố cáo là xài bằng bác sĩ giả. Khi được yêu cầu giải trình thì “bác sĩ” này đã bỏ việc tại bệnh viện. Chúng tôi đã điều tra và phát hiện “bác sĩ” này không chỉ làm việc hai năm như lãnh đạo bệnh viện công bố, mà đã có “thâm niên” công tác tại bệnh viện này gần 10 năm trời. Thật khó tưởng tượng một bệnh viện hàng đầu như Chợ Rẫy lại sử dụng “bác sĩ” như thế để điều trị cho bệnh nhân!
CON ĐƯỜNG ĐỂ... CHUI SÂU LEO CAO
Khi được hỏi về quá trình công tác của “bác sĩ” Đỗ Hữu Tâm (SN 1971) - làm việc tại Khoa Phẫu thuật - Gây mê - Hồi sức (PT-GM-HS) của BVCR, nhiều bác sĩ, nhân viên của khoa này đều tỏ ra rất am tường về “tay nghề” của ông Tâm. “Tâm cứ lăng xăng trong khoa mà không biết chuyên môn của ông ta là gì, khi cấp trên phân việc thì ông ta đều than “khó quá”, hoặc bảo để đó, chờ em tí rồi tìm cách... chuồn” - một bác sĩ từng làm việc cùng ca trực với “bác sĩ” Tâm kể lại, rồi nói: “Tôi đã nghi ngờ tay nghề của ông này từ lâu. Nhưng vì tế nhị và thấy được “sếp” gửi gắm dữ lắm nên tôi không có ý kiến làm gì. Vài lần tôi đứng mổ, có “bác sĩ” Tâm đảm nhận công tác gây mê, gây tê, nhưng may sao vẫn... an toàn”.
Một bác sĩ tại khoa này (đã chuyển công tác) kể cho chúng tôi nghe chi tiết về lai lịch của “bác sĩ” Tâm. Khoảng năm 1998, khi đang làm việc dưới thời của trưởng khoa trước đó nữa, Tâm được một cán bộ của Phòng Đào tạo (thuộc BVCR) ký giấy nhận vào học về công tác gây mê rồi dẫn xuống khoa gửi gắm. Lớp đào tạo này diễn ra khoảng một năm, và “bác sĩ” Tâm được cấp giấy chứng nhận chuyên môn về công tác gây mê hẳn hoi. Từ đó về sau, “bác sĩ” này đã làm việc tại Khoa PT-GM-HS suốt mấy năm liền. Nhưng có một điều rất khó hiểu là “bác sĩ” này không hề có hợp đồng lao động, không phải là nhân viên chính thức và không được hưởng lương mà làm việc tại khoa này với tư cách là... làm “công quả” (cách gọi của bệnh viện này về những người làm việc không hưởng lương - NV).
Nói về cách “đào tạo” của bệnh viện đối với “bác sĩ” Tâm, một cán bộ của Khoa PT-GM-HS cho biết đó là kiểu... cầm tay chỉ việc, một hình thức học và thực hành tốt nhất đối với sinh viên ngành y mới vào nghề. Thế nhưng, với vị “bác sĩ” chui trên thì khác, theo một nguồn tin mà chúng tôi tìm hiểu được thì Tâm trước đây thi ngành y tại Huế, nhưng không đậu. Sau đó “hình như là học cao đẳng ngoại ngữ gì đấy” - một bác sĩ cùng quê với Tâm chỉ nhớ mang máng về “chuyên môn” của Tâm như thế.
Với hình thức “làm công quả” cho khoa này, người khác nhìn vào hẳn đều thấy Tâm như một “bác sĩ” của khoa. Dù “làm công quả”, không hưởng lương, nhưng lãnh đạo khoa này vẫn cho Tâm được chia tiền từ các ê-kíp mổ mà Tâm tham gia. Đó là thu nhập chính của Tâm tại BVCR. Nhưng có một điều rất lạ là, dù Tâm làm việc rất nhiều năm nhưng bác sĩ Nguyễn Văn Thái - Trưởng phòng tổ chức cán bộ của BVCR - không bao giờ làm đề xuất cho Tâm được ký hợp đồng lao động. Vì khi vào bệnh viện, Tâm chỉ nộp cho phòng này được một tấm bằng photocopy có dán tấm hình của Tâm trong đó. Khi được yêu cầu đưa bằng chính để đối chiếu thì Tâm liên tục... khất! Dù vậy, Tâm vẫn không bị cho nghỉ khỏi bệnh viện mà vẫn làm không công như thế suốt mấy năm liền. Đến giữa năm 2003, tại phòng mổ, các ca mổ do Tâm tham gia gây mê đã xảy ra một vài tai biến như là một hậu quả tất yếu, bác sĩ trưởng khoa đã nghi ngờ khả năng của Tâm và đuổi Tâm ra khỏi khoa này. Bác sĩ này nói: “Chúng tôi chỉ biết nhận bác sĩ, còn bằng cấp là việc của Phòng tổ chức và lãnh đạo bệnh viện. Khoa không có quyền yêu cầu bác sĩ trưng bằng cấp ra để kiểm tra...”.
Bệnh nhân của BVCR hy vọng gì với bác sĩ chưa hề học ngành y?
“Ô DÙ” NÀO ĐÃ CHE CHỞ CHO... “TRƯỞNG TUA”?
Sau khi bị đuổi, Tâm lại xin được học một lớp bồi dưỡng khác của BVCR là lớp hồi sức cấp cứu mổ tim hở, sau đó đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học này. Nhưng lúc đó, Tâm vẫn không được vào làm ngay tại khoa PT-GM-HS. Khoảng hai năm sau, đầu năm 2006, Tâm được Phòng tổ chức cán bộ - đưa xuống khoa bàn giao cho lãnh đạo khoa này với bản hợp đồng lao động hẳn hoi. Tâm lúc đó vẫn được gọi là “bác sĩ”, chuyên ngành gây mê hồi sức. Dù rất miễn cưỡng nhưng lãnh đạo khoa vẫn phải bố trí công việc cho Tâm làm. Vì có “thâm niên” rồi nên Tâm được phân công vào các ê-kíp mổ với công việc là gây mê - hồi sức hẳn hoi. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng đối với sinh mạng con người, góp phần rất lớn vào sự thành bại của ca mổ.
Sau một thời gian làm việc, “bác sĩ” Tâm luôn thể hiện sự luống cuống, rụt rè với các công việc được phân công. Trưởng khoa PT-GM-HS không dám bố trí “bác sĩ” Tâm trực tiếp thực hiện gây mê trong các ca mổ nữa mà bố trí Tâm xuống bộ phận chạy máy mổ tim hở cho bệnh nhân mổ tim. Sau một thời gian làm việc tại đây, khi bác sĩ trưởng khoa nghỉ, một trưởng khoa khác lên thay thì “bác sĩ” Tâm cũng được “lên đời” theo.
Tâm không những được tham gia vào các ê-kíp mổ với vai trò gây mê - hồi sức mà trong năm 2008, Tâm còn được lãnh đạo khoa này phân công là trưởng tua (ca) trực của Khoa PT-GM-HS. Đây là khâu có vai trò vô cùng quan trọng, vốn chỉ được giao cho trưởng, phó các khoa hoặc ít nhất là với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề chuyên môn cao. Vì trưởng tua trực là người thay mặt lãnh đạo khoa điều hành mọi hoạt động của khoa như cấp cứu, mổ cấp cứu trong khoa và các phòng mổ khác trong bệnh viện, phân công nhân sự trong khoa thực hiện các ca mổ, giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết trong giờ trực... Là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với bệnh viện về hoạt động của khoa và với bệnh nhân khi chuyển đến khoa, thế nhưng vai trò này đã được đặt vào tay một bác sĩ dỏm như thế. Nhiều bác sĩ đã là tiến sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn “dưới quyền” điều hành, chỉ đạo của “bác sĩ” Tâm. Một số bác sĩ của khoa này khi làm việc với chúng tôi đã ví von: “Tâm được giao nhiệm vụ trưởng tua trực, là người “ăn trên ngồi trốc”, nên phân công việc cho ai thì phải tuân theo thôi. Ai ngờ đó là bác sĩ dỏm”. Cho đến khi một bộ phận hậu phẫu của khoa khác sát nhập vào Khoa PT-GM-HS, có hai bác sĩ phó khoa trực trưởng tua nên Tâm mới được cho thôi vai trò này. Ngày 11-6-2009 vừa qua, sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo bệnh viện lập hội đồng kỷ luật để xử lý, đề nghị “bác sĩ” Tâm viết tường trình thì “bác sĩ” này đã bỏ việc tại bệnh viện.
Một bệnh viện lớn có uy tín hàng đầu phía nam như BVCR lại để xảy ra chuyện tưởng như đùa nói trên thì không thể chấp nhận được. Gần mười năm trời, tính mạng của bệnh nhân đã được trao vào tay bác sĩ giả như thế. Ai có thể biết được suốt thời gian ấy, “bác sĩ” này đã không gây ra những hậu quả đau lòng trong bệnh viện này đối với các bệnh nhân. Và vì sao một bác sĩ dỏm như thế lại “chui” qua được hệ thống tuyển dụng chặt chẽ của BVCR? Câu hỏi cần phải được trả lời trước công luận.
* Bác sĩ dỏm từng được phân công làm sếp các Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ...
Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) tiếp tục gây bất ngờ với dư luận sau khi một bác sĩ của bệnh viện này bị người thân tố cáo là xài bằng bác sĩ giả. Khi được yêu cầu giải trình thì “bác sĩ” này đã bỏ việc tại bệnh viện. Chúng tôi đã điều tra và phát hiện “bác sĩ” này không chỉ làm việc hai năm như lãnh đạo bệnh viện công bố, mà đã có “thâm niên” công tác tại bệnh viện này gần 10 năm trời. Thật khó tưởng tượng một bệnh viện hàng đầu như Chợ Rẫy lại sử dụng “bác sĩ” như thế để điều trị cho bệnh nhân!

Khi được hỏi về quá trình công tác của “bác sĩ” Đỗ Hữu Tâm (SN 1971) - làm việc tại Khoa Phẫu thuật - Gây mê - Hồi sức (PT-GM-HS) của BVCR, nhiều bác sĩ, nhân viên của khoa này đều tỏ ra rất am tường về “tay nghề” của ông Tâm. “Tâm cứ lăng xăng trong khoa mà không biết chuyên môn của ông ta là gì, khi cấp trên phân việc thì ông ta đều than “khó quá”, hoặc bảo để đó, chờ em tí rồi tìm cách... chuồn” - một bác sĩ từng làm việc cùng ca trực với “bác sĩ” Tâm kể lại, rồi nói: “Tôi đã nghi ngờ tay nghề của ông này từ lâu. Nhưng vì tế nhị và thấy được “sếp” gửi gắm dữ lắm nên tôi không có ý kiến làm gì. Vài lần tôi đứng mổ, có “bác sĩ” Tâm đảm nhận công tác gây mê, gây tê, nhưng may sao vẫn... an toàn”.
Một bác sĩ tại khoa này (đã chuyển công tác) kể cho chúng tôi nghe chi tiết về lai lịch của “bác sĩ” Tâm. Khoảng năm 1998, khi đang làm việc dưới thời của trưởng khoa trước đó nữa, Tâm được một cán bộ của Phòng Đào tạo (thuộc BVCR) ký giấy nhận vào học về công tác gây mê rồi dẫn xuống khoa gửi gắm. Lớp đào tạo này diễn ra khoảng một năm, và “bác sĩ” Tâm được cấp giấy chứng nhận chuyên môn về công tác gây mê hẳn hoi. Từ đó về sau, “bác sĩ” này đã làm việc tại Khoa PT-GM-HS suốt mấy năm liền. Nhưng có một điều rất khó hiểu là “bác sĩ” này không hề có hợp đồng lao động, không phải là nhân viên chính thức và không được hưởng lương mà làm việc tại khoa này với tư cách là... làm “công quả” (cách gọi của bệnh viện này về những người làm việc không hưởng lương - NV).
Nói về cách “đào tạo” của bệnh viện đối với “bác sĩ” Tâm, một cán bộ của Khoa PT-GM-HS cho biết đó là kiểu... cầm tay chỉ việc, một hình thức học và thực hành tốt nhất đối với sinh viên ngành y mới vào nghề. Thế nhưng, với vị “bác sĩ” chui trên thì khác, theo một nguồn tin mà chúng tôi tìm hiểu được thì Tâm trước đây thi ngành y tại Huế, nhưng không đậu. Sau đó “hình như là học cao đẳng ngoại ngữ gì đấy” - một bác sĩ cùng quê với Tâm chỉ nhớ mang máng về “chuyên môn” của Tâm như thế.
Với hình thức “làm công quả” cho khoa này, người khác nhìn vào hẳn đều thấy Tâm như một “bác sĩ” của khoa. Dù “làm công quả”, không hưởng lương, nhưng lãnh đạo khoa này vẫn cho Tâm được chia tiền từ các ê-kíp mổ mà Tâm tham gia. Đó là thu nhập chính của Tâm tại BVCR. Nhưng có một điều rất lạ là, dù Tâm làm việc rất nhiều năm nhưng bác sĩ Nguyễn Văn Thái - Trưởng phòng tổ chức cán bộ của BVCR - không bao giờ làm đề xuất cho Tâm được ký hợp đồng lao động. Vì khi vào bệnh viện, Tâm chỉ nộp cho phòng này được một tấm bằng photocopy có dán tấm hình của Tâm trong đó. Khi được yêu cầu đưa bằng chính để đối chiếu thì Tâm liên tục... khất! Dù vậy, Tâm vẫn không bị cho nghỉ khỏi bệnh viện mà vẫn làm không công như thế suốt mấy năm liền. Đến giữa năm 2003, tại phòng mổ, các ca mổ do Tâm tham gia gây mê đã xảy ra một vài tai biến như là một hậu quả tất yếu, bác sĩ trưởng khoa đã nghi ngờ khả năng của Tâm và đuổi Tâm ra khỏi khoa này. Bác sĩ này nói: “Chúng tôi chỉ biết nhận bác sĩ, còn bằng cấp là việc của Phòng tổ chức và lãnh đạo bệnh viện. Khoa không có quyền yêu cầu bác sĩ trưng bằng cấp ra để kiểm tra...”.

Bệnh nhân của BVCR hy vọng gì với bác sĩ chưa hề học ngành y?
Sau khi bị đuổi, Tâm lại xin được học một lớp bồi dưỡng khác của BVCR là lớp hồi sức cấp cứu mổ tim hở, sau đó đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học này. Nhưng lúc đó, Tâm vẫn không được vào làm ngay tại khoa PT-GM-HS. Khoảng hai năm sau, đầu năm 2006, Tâm được Phòng tổ chức cán bộ - đưa xuống khoa bàn giao cho lãnh đạo khoa này với bản hợp đồng lao động hẳn hoi. Tâm lúc đó vẫn được gọi là “bác sĩ”, chuyên ngành gây mê hồi sức. Dù rất miễn cưỡng nhưng lãnh đạo khoa vẫn phải bố trí công việc cho Tâm làm. Vì có “thâm niên” rồi nên Tâm được phân công vào các ê-kíp mổ với công việc là gây mê - hồi sức hẳn hoi. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng đối với sinh mạng con người, góp phần rất lớn vào sự thành bại của ca mổ.
Sau một thời gian làm việc, “bác sĩ” Tâm luôn thể hiện sự luống cuống, rụt rè với các công việc được phân công. Trưởng khoa PT-GM-HS không dám bố trí “bác sĩ” Tâm trực tiếp thực hiện gây mê trong các ca mổ nữa mà bố trí Tâm xuống bộ phận chạy máy mổ tim hở cho bệnh nhân mổ tim. Sau một thời gian làm việc tại đây, khi bác sĩ trưởng khoa nghỉ, một trưởng khoa khác lên thay thì “bác sĩ” Tâm cũng được “lên đời” theo.
Tâm không những được tham gia vào các ê-kíp mổ với vai trò gây mê - hồi sức mà trong năm 2008, Tâm còn được lãnh đạo khoa này phân công là trưởng tua (ca) trực của Khoa PT-GM-HS. Đây là khâu có vai trò vô cùng quan trọng, vốn chỉ được giao cho trưởng, phó các khoa hoặc ít nhất là với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề chuyên môn cao. Vì trưởng tua trực là người thay mặt lãnh đạo khoa điều hành mọi hoạt động của khoa như cấp cứu, mổ cấp cứu trong khoa và các phòng mổ khác trong bệnh viện, phân công nhân sự trong khoa thực hiện các ca mổ, giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết trong giờ trực... Là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với bệnh viện về hoạt động của khoa và với bệnh nhân khi chuyển đến khoa, thế nhưng vai trò này đã được đặt vào tay một bác sĩ dỏm như thế. Nhiều bác sĩ đã là tiến sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn “dưới quyền” điều hành, chỉ đạo của “bác sĩ” Tâm. Một số bác sĩ của khoa này khi làm việc với chúng tôi đã ví von: “Tâm được giao nhiệm vụ trưởng tua trực, là người “ăn trên ngồi trốc”, nên phân công việc cho ai thì phải tuân theo thôi. Ai ngờ đó là bác sĩ dỏm”. Cho đến khi một bộ phận hậu phẫu của khoa khác sát nhập vào Khoa PT-GM-HS, có hai bác sĩ phó khoa trực trưởng tua nên Tâm mới được cho thôi vai trò này. Ngày 11-6-2009 vừa qua, sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo bệnh viện lập hội đồng kỷ luật để xử lý, đề nghị “bác sĩ” Tâm viết tường trình thì “bác sĩ” này đã bỏ việc tại bệnh viện.
Một bệnh viện lớn có uy tín hàng đầu phía nam như BVCR lại để xảy ra chuyện tưởng như đùa nói trên thì không thể chấp nhận được. Gần mười năm trời, tính mạng của bệnh nhân đã được trao vào tay bác sĩ giả như thế. Ai có thể biết được suốt thời gian ấy, “bác sĩ” này đã không gây ra những hậu quả đau lòng trong bệnh viện này đối với các bệnh nhân. Và vì sao một bác sĩ dỏm như thế lại “chui” qua được hệ thống tuyển dụng chặt chẽ của BVCR? Câu hỏi cần phải được trả lời trước công luận.
(Nguồn: Bao Cong An)