Lam Sơn
Super Moderators
Đọc báo thỉnh thoảng chúng ta thấy có câu "Chiến tranh lạnh". Vậy "Chiến tranh lạnh" là gì? Có thể một số bạn chưa biết 
"Chiến tranh lạnh" là một cuộc chiến tranh không có tiếng súng; là những cuộc cạnh tranh về chính trị, kinh tế, vũ khí, văn hoá, xã hội giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc giữa hai nhóm các quốc gia liên minh.
Nguồn gốc thuật ngữ
Việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ Chiến tranh Lạnh miêu tả những căng thẳng chính trị thời hậu Thế chiến II giữa Liên bang Xô viết và các Đồng minh Tây Âu của họ được gán cho Bernard Baruch, một nhà tài chính và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ. Tại Nam Carolina, ngày 16 tháng 4 năm 1947, ông đã có bài phát biểu (theo nhà báo Herbert Bayard Swope) nói rằng, “Hãy để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh.” Nhà báo Walter Lippmann đã làm cho thuật ngữ được biết đến rộng rãi, với cuốn sách Cold War (1947).
Trước đó, trong cuộc chiến, George Orwell đã sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh trong tiểu luận “You and the Atomic Bomb” (Bạn và quả bom nguyên tử) được xuất bản ngày 19 tháng 10 năm 1945, trên tờ Tribune của Anh. Suy ngẫm về một thế giới sống dưới bóng của một mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, ông đã cảnh báo về một “nền hoà bình không có hoà bình”, mà ông gọi là một cuộc “chiến tranh lạnh” thường trực, Orwell đã trực tiếp đề cập tới cuộc chiến tranh đó như là một sự đối đầu ý thức hệ giữa Liên bang Xô viết và các cường quốc phương Tây. Hơn nữa, trong tờ The Observer xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1946, Orwell đã viết rằng “. . . Sau hội nghị Moscow vào tháng 12 vừa rồi, Nga đã bắt đầu thực hiện một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Anh và Đế chế Anh.”
Một số cuộc chiến tranh lạnh
"Chiến tranh lạnh" là một cuộc chiến tranh không có tiếng súng; là những cuộc cạnh tranh về chính trị, kinh tế, vũ khí, văn hoá, xã hội giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc giữa hai nhóm các quốc gia liên minh.
Nguồn gốc thuật ngữ
Việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ Chiến tranh Lạnh miêu tả những căng thẳng chính trị thời hậu Thế chiến II giữa Liên bang Xô viết và các Đồng minh Tây Âu của họ được gán cho Bernard Baruch, một nhà tài chính và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ. Tại Nam Carolina, ngày 16 tháng 4 năm 1947, ông đã có bài phát biểu (theo nhà báo Herbert Bayard Swope) nói rằng, “Hãy để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh.” Nhà báo Walter Lippmann đã làm cho thuật ngữ được biết đến rộng rãi, với cuốn sách Cold War (1947).
Trước đó, trong cuộc chiến, George Orwell đã sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh trong tiểu luận “You and the Atomic Bomb” (Bạn và quả bom nguyên tử) được xuất bản ngày 19 tháng 10 năm 1945, trên tờ Tribune của Anh. Suy ngẫm về một thế giới sống dưới bóng của một mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, ông đã cảnh báo về một “nền hoà bình không có hoà bình”, mà ông gọi là một cuộc “chiến tranh lạnh” thường trực, Orwell đã trực tiếp đề cập tới cuộc chiến tranh đó như là một sự đối đầu ý thức hệ giữa Liên bang Xô viết và các cường quốc phương Tây. Hơn nữa, trong tờ The Observer xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1946, Orwell đã viết rằng “. . . Sau hội nghị Moscow vào tháng 12 vừa rồi, Nga đã bắt đầu thực hiện một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Anh và Đế chế Anh.”
Một số cuộc chiến tranh lạnh
- 1871-1914: Anh, Pháp và Nga ở một bên và Đức, Áo, Hung ở bên kia.
- 1923-nay: giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
- Sau Thế chiến thứ hai, giữa Khối Warszawa do Liên Bang Xô Viết đứng đầu và NATO do Hoa Kỳ đứng đầu có xảy ra cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài từ 1945 cho đến 1991 - khi Liên Bang Xô Viết và Khối Warszawa tan rã.
- 1949-nay: giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc
- 1953-nay: giữa Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc
- 1962-nay Mỹ và Cuba
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia