Chúng ta để lại gì cho con... (chưa dám nói đến cháu) nếu cứ như thế này?

Các thớt khác của hungdu

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Sự vô tình đôi khi cũng dẫn đến những cái khám phá hay! Trước khi ngủ, mở iPhone đọc VNE để cho mau buồn ngủ, vô tình thấy bài viết hơi dài vô đọc để kéo cơn buồn ngủ... Ai ngờ đọc đến đâu tỉnh đến đó... Em xin trích ở dưới đây:
http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Kinh-doanh/2010/03/3BA1A188/ said:
Suy ngẫm về quan hệ thương mại Việt - Trung​
Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn phía bạn thường đề ra và thay đổi xoành xoạch những quy định về kiểm định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su.
Những năm qua, thường nghe rằng quan hệ thương mại Việt – Trung phát triển mạnh, Trung Quốc trở thành bạn hàng hàng đầu, thị trường trọng điểm của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều tăng nhanh, bình quân 40%/năm, luôn đạt sớm mục tiêu mà Lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận.
Năm 2007, kim ngach thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD – mục tiêu đặt ra đến năm 2010, khiến mục tiêu năm 2010 được dịch lên mốc 20 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch hai chiều giữa hai nước, phần thương mại biên giới Việt - Trung thường chiếm trên dưới 30%. Nhiều giải pháp liên tục được đưa để đưa quan hệ đó lên tầm cao mới tương xứng với 16 chữ vàng.
Những nhận xét đó chỉ đúng một phần. Cụm từ “thương mại hai chiều” bị lạm dụng, cán cân thương mại chưa khi nào được rạch ròi và đặt nó trong cán cân thương mại toàn cục, khiến tạo ra ảo giác, không thấy thực chất vấn đề, chỉ nói triển vọng, ít phân tích những bất cập, nếu có cũng chỉ lác đác, dè dặt.
Với đường đi lối lại trên bộ, đường sông, ven biển đều thuận, Việt Nam có thể xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc nhiều hàng hóa phẩm cấp bình dân, khoáng sản, nguyên liệu thô, hoa quả, thủy sản tươi sống, khó bảo quản; và nhập khẩu (NK) từ thị trường này máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu tương thích với trình độ sản xuất, khả năng thanh toán, đáp ứng nhanh nhu cầu của nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự phát…và bổ sung quỹ hàng tiêu dùng những năm sản xuất của ta còn chới với. Tất cả “lợi lộc” chỉ dừng ở đó, còn đánh đổi lại bất cập khá nhiều. Bằng những số liệu sưu tầm được lắp ghép dưới đây, xin cùng suy ngẫm.
Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc và
So sánh nhập siêu từ Trung Quốc với tổng NS của cả nước
triệu USD
(xem bảng ở đây)
(Nguồn: Tự lập biểu theo số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương).​
Qua đây nói lên điều gì?
1 – Nhập siêu (NS) từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn cả về giá trị và tỷ lệ tương đối. Năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc là 210 triệu USD, năm 2009 đã lên tới 11,1 tỷ USD, gấp 52,8 lần, đó là hệ quả tất yếu do XK của Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong thời gian đó chỉ bằng 3,3 lần, còn NK bằng tới 9,8 lần. Tỷ lệ NS năm 2001 là 14,8%, năm 2006, tỷ lệ đó là vọt lên 143,89%, từ năm 2007 đến năm 2009 và dự kiến 2010 đều trên 220 %.
2 - Tỷ lệ NS từ Trung Quốc luôn lớn hơn tỷ lệ NS của cả nước. Năm 2001 tỷ lệ NS từ Trung Quốc là 14,8% trong khi tỷ lệ NS của cả nước là 7,9%. Từ năm 2006, các cặp số tương ứng vẫn “tuân thủ quy luật” đó nhưng độ doãng cách lớn hơn. Năm 2006 là: (143,9% và 12,7%); năm 2007 là: (272,5 và 25,6%); năm 2008 là: (277,5% và 28,8%); năm 2009 là: (234% và 21,6%); và dự kiến năm 2010 tình hình sáng hơn, nhưng vẫn tương tự: (226% và 19,8%)
3 - NS từ Trung Quốc chiếm phần lớn tổng NS của Việt Nam. Năm 2001, tỷ trọng NS từ Trung Quốc chiếm là 18,7% NS của cả nước. Tỷ trọng đó bình quân 4 năm 2006 -2009 lên 78%, trong đó năm 2008 thấp nhất là 69,85, năm 2009 cao nhất là 97,1%. Dự kiến năm 2010 là 94,4%. Đây thực sự là oái oăm của ngoại thương nước ta, là trong khi nhập siêu từ Trung Quốc luôn áp đảo thì các thị trường khác như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc… , ta lại xuất siêu. Nhưng đáng tiếc hơn là ta chỉ NK ở thị trường này kỹ thuật thấp, sao chép, thải loại, không tranh thủ được nguồn hàng từ nhưng nền kỹ nghệ nguồn, hàng đầu thế giới. Những nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường một thời đua nhau rước về đã và đang còn đó làm chứng nhân.
3 – Khó thu hẹp NS. Khi XK hầu như chỉ thu được đồng Nhân dân tệ - đồng tiền này khó mua được hàng từ thị trường khác, nhất là ở các nước phát triển. Ngược lại vì xuất không đủ, nên ta phải huy động các nguồn ngoại tệ mạnh để nhập hàng từ Trung Quốc.
Điểm qua danh mục mặt hàng trao đổi sẽ lý giải thêm về điều đó. Hàng của ta quanh quẩn chỉ là hàng thô, rất thô, hàm lượng thấp hoặc tươi sống khó bảo quản, thậm chí mủ cao su, than đá…, Trung Quốc là khách hàng chính, giá đã thấp lại thường bị ép cấp, kim ngạch XK thấp. Còn khi nhập về tiếng là nhập “nguyên nhiên vật liệu” nhưng đó lại là hàng hóa thực thụ như sắt thép, phân bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất, vải, sợi, da cho dệt may…, giá ắt sẽ cao dẫn đến tổng kim ngạch NK cao.
4 . Nhiều bất cập khác.
Hàng Trung Quốc vào Việt Nam bằng bất cửa khẩu nào, đường bộ, trên biển, còn hàng Việt Nam qua Trung Quốc bị buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu do phía bên đó chỉ định. Cao su chỉ được qua Móng Cái hoặc Lục Lầm. Thủy hải sản chỉ được qua Móng Cái. Hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai hoặc Lạng Sơn.
Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng NK từ Trung Quốc. Còn phía bạn thường đề ra và thay đổi xoành xoạch những quy định về kiểm định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su.
Hàng Việt Nam chủ yếu loanh quanh ở các tỉnh phía Nam, Tây Nam Đại lục. Cá biệt có thứ vào xâu lại thường là hàng được phía Trung Quốc NK dạng thô mộc sau đó chau chuốt, thêm chi tiết tăng giá trị. Trong khi đó hàng Trung Quốc vào bất cứ địa chỉ nào của Việt Nam, từ đô thành hạng đặc biệt đến bản làng hẻo lánh. Ngoài ra, buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới luôn nhức nhối, trong số đó không ít hàng bị phát giác là mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực.., gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, lưu thông, dân sinh.
Hàng Việt Nam sang Trung Quốc thường là thương hiệu danh tiếng. Hàng Trung Quốc vào Việt Nam đa phần là hàng địa phương, giá rất bèo, ai cũng “khuân” dù biết là “tiền nào của ấy. Trong rối rắm này, từ 1/1/2010, khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có hiệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ vào Việt Nam. Còn phía ta, hy vọng XK sang Trung Quốc chỉ có khoáng sản thô là cứ vô tư, còn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su…. hãy dè chừng, thuế giảm nhưng các rào chắn khác đã sẵn sàng, các hàng hóa khác hãy… đợi đấy.
Cơ chế thanh toán vẫn sơ khai, tiền trao cháo múc, không an toàn. Ngân hàng quốc gia hai nước dường như không mặn mà vào cuộc, để dân buôn tự phát, phấp phỏng rủi ro.
Trước thực tế này, nên luận bàn cho hướng đi tới đạt được sự công bằng thương mại giữa hai bên theo thông lệ buôn bán quốc tế.
Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên phó văn phòng Bộ Thương mại
 

whisky

Không biết uống rượu ^_^
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Đúng là vấn đề nhức nhối nhưng nói ra có khi bị quy chụp là thành phần chống Tàu Khựa, chia rẻ đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa.Vài ba năm nữa nếu không có chính sách đúng đắn thì nền kinh tế của nước ta nói riêng và toàn bộ sinh mệnh của đất nước ta nói chung(bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội....) sẽ ôm hận dưới gót giày "người anh em".Là người con của nước Việt lẽ nào lại cam lòng?chỉ hận thân này nhỏ bé.............
 

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Cái này chính là cái em lo lắng nhất:

3 - NS từ Trung Quốc chiếm phần lớn tổng NS của Việt Nam. Năm 2001, tỷ trọng NS từ Trung Quốc chiếm là 18,7% NS của cả nước. Tỷ trọng đó bình quân 4 năm 2006 -2009 lên 78%, trong đó năm 2008 thấp nhất là 69,85, năm 2009 cao nhất là 97,1%. Dự kiến năm 2010 là 94,4%. Đây thực sự là oái oăm của ngoại thương nước ta, là trong khi nhập siêu từ Trung Quốc luôn áp đảo thì các thị trường khác như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc… , ta lại xuất siêu. Nhưng đáng tiếc hơn là ta chỉ NK ở thị trường này kỹ thuật thấp, sao chép, thải loại, không tranh thủ được nguồn hàng từ nhưng nền kỹ nghệ nguồn, hàng đầu thế giới. Những nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường một thời đua nhau rước về đã và đang còn đó làm chứng nhân.

Đất nước phát triển thì cần nhập (dẫn đến nhập siêu) hàng hóa thiết bị... đáp ứng nhu cầu thì không có gì là lạ. Vấn đề là cái hàng chúng ta nhập là gì...

Thêm bài báo trên SGGT: http://sgtt.com.vn/Kinh-te/Hot-va-H...xuat-khau-may-moc-phu-tung-sang-Viet-Nam.html
với biểu đồ cho ta thấy
SGTT said:
5dcb7b2e90d2c8a8f8d77d5e59f18d46.jpg
 

philipshero

người lính
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Núi liền núi, sông liền sông
Chung một biển Đông, chung tình hữu nghị
 

nobita

THÀNH VIÊN DANH DỰ
Một quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới với thế mạnh trải đều từ các dây chuyền sản xuất cho tới hàng tiêu dùng như Đức mà chỉ tranh thủ được có 3.3% thì quá tệ.

Có lẽ ở đâu cũng ham rẻ nên TQ mới thắng thế, nhất là trên sân của người anh em/đồng chí không "cầu kỳ" và nhiều duyên nợ như VN thì càng thắng dễ.
 

bb_tanphu

Kết nối thành công!
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Quan điểm của em

Em nghĩ rằng Trung Quốc hiện thời là quốc gia giàu mạnh, có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới. TQ có thế đứng có thể nói là vững chãi cả về chính trị, kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. So với Việt Nam thì hơi khập khiểng (VN không là gì so với vị thế siêu cường của Trung Quốc). Do đó, không thể sòng phẳng trong quan hệ mua bán mậu dịch. Có dấu hiệu cá lớn nuốt cá bé. Tôi có thể áp đặt lên anh, nhưng không có chiều ngược lại. Thử hỏi, Việt Nam mình có đủ tiềm lực để thực hiện các chính sách như TQ không?

"Hàng Trung Quốc vào Việt Nam bằng bất cửa khẩu nào, đường bộ, trên biển, còn hàng Việt Nam qua Trung Quốc bị buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu do phía bên đó chỉ định. Cao su chỉ được qua Móng Cái hoặc Lục Lầm. Thủy hải sản chỉ được qua Móng Cái. Hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai hoặc Lạng Sơn."

TQ có thể trả đủa với Mỹ khi không hài lòng với các chính sách của Mỹ về các mặt hàng của TQ. Mỹ yêu cầu TQ đánh giá lại đồng Nhân dân tệ, nhưng TQ phớt lờ và vấn đề chưa đâu vào đâu. Rồi các vụ tàu chiến đụng độ với Mỹ. TQ phô trương sức mạnh hải quân. Chỉ các ví dụ nhỏ có thể cho thấy vị thế siêu cường hiện tại của TQ. Nói vậy, để thấy rằng, giữa ta và TQ có khoảng cách khá xa về tiềm lực kinh tế, về vị thế chính trị, về an ninh và quốc phòng.

Tỷ lệ nhập siêu của ta chiếm phần lớn từ TQ là chuyện bình thường. Hàng TQ rẻ, cực rẻ. Ngay cả nước Mỹ và các nước Âu châu cũng chống chọi mệt mỏi với hàng TQ. Nền kinh tế họ mạnh như vậy mà còn đau đầu, chứ huống gì ta. Ngày nay, thử ngẫm xem có bao nhiêu món hàng không dính dáng tới TQ mà bạn gặp hàng ngày. Em cho rằng nó chiếm tới 99% - dính dáng tới yếu tố TQ. Thế giới không hiểu được bằng cách nào và tại sao mà hàng Trung Quốc lại rẻ đến như vậy. Bản chất của kinh tế là lợi nhuận. Nếu đầu vào chi phí giảm thiểu thì lợi nhuận sẽ tăng.

Nền kinh tế Việt Nam, em nghĩ rằng khá phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn nguyên liệu, về các sản phẩm tiêu dùng, xây dựng, vân vân. nói chung là tất tần tật các thứ giá rẻ.

Nếu nước TQ ngừng sản xuất 1 tuần, cả thế giới sẽ náo loạn!

Với vai trò cá nhân, thiết nghĩ chương trình hành động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đáng được quan tâm ở mức nhiều hơn. :)
 

Maybach

57s
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Quan điểm của em

Em nghĩ rằng Trung Quốc hiện thời là quốc gia giàu mạnh, có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới. TQ có thế đứng có thể nói là vững chãi cả về chính trị, kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. So với Việt Nam thì hơi khập khiểng (VN không là gì so với vị thế siêu cường của Trung Quốc).
Mình hoàn toàn bác bỏ về đều này, TQ đang ở thế đi lên nhưng so với các nước phát triển khác thì còn xa lắm.

Bác đọc thông tin một chiều về hàng TQ mà ko đọc thông tin ngược lại.

Hiểu đúng về “Made in China”
Hàng xuất khẩu “Made in China” không phải 100% được sản xuất ở Trung Quốc. Trên thực tế, thặng dư thương mại của Trung Quốc không lớn như những con số thống kê vẫn được đưa ra.

Từ giày dép, tới hàng điện tử, thiết bị nhà bếp... đã từ lâu, cái mác “Made in China” (“Sản xuất tại Trung Quốc”) đã được gắn khắp nơi nơi. Trong vòng một thập kỷ qua, nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc vào Mỹ đã gia tăng từ mức 81 tỷ USD lên 338 tỷ USD. Dường như mọi thứ hàng hóa có ở Mỹ đều xuất phát từ Trung Quốc.

Sự thật

Tuy nhiên, trên thực tế, dùng cụm từ “Made in China” để chỉ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc không hẳn là đã chính xác. Trong vòng 20 năm qua, các chuỗi cung cấp đã phát triển rộng khắp phạm vi toàn cầu. Bởi thế, mỗi sản phẩm có thể có một phần sản xuất ở nơi này, phần khác lại được làm ra ở một nơi khác. Hiếm gặp những sản phẩm được sản xuất toàn bộ tại một quốc gia duy nhất. Trung Quốc thường chuyên tập trung vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, tức là lắp ráp các linh kiện vào nhau trước khi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Phần nhiều giá trị hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc, cũng như từ Mexico, bao gồm những linh kiện và bộ phận sản xuất ở các quốc gia khác, trong đó có cả chính nước Mỹ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, hàm lượng nội địa (phần đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế trong nước) chỉ chiếm khoảng 45% trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Với Mexico, tỷ lệ này là 34%. Phần 55% còn lại trong giá trị hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ được nhập về từ các nước khác như Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản… và sau đó trải qua khâu lắp ráp.

Bởi thế, xem ra, cụm từ “Made in China” phải được thay thế bằng “Made in China, Vietnam, the United States…” mới là hợp lý.

Bản chất của các ngành xuất khẩu ở Trung Quốc và Mexico khiến lượng đầu vào nội địa của các ngành này là khá thấp. Trong các năm từ năm 1996 tới nay, hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu từ hai quốc gia này là “mậu dịch hàng gia công”, trong đó các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài với ưu đãi thuế, tiến hành lắp ráp rồi sau đó xuất khẩu đi. Trong các thống kê chính thức, hàng thành phẩm cập bến thị trường Mỹ, châu Âu và các thị trường khác với toàn bộ giá trị được xem là nhập khẩu từ Trung Quốc…

Ở một số mặt hàng như hàng điện tử tiêu dùng, “mậu dịch hàng gia công” chiếm tới trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và Mexico. Hai quốc gia trên làm gia tăng thêm rất ít giá trị vào các mặt hàng thuộc nhóm này, ở mức chưa đầy 20% đối với các sản phẩm máy tính, thiết bị điện tử, máy nghe nhạc iPod và điện thoại di động. Nhiều linh kiện của các sản phẩm như vậy, và đương nhiên là cả giá trị của chúng, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và thậm chí cả Mỹ hay EU.

“Made Everywhere”


Vậy có thể suy ra được điều gì từ thực tế này?

Thứ nhất, điều này đồng nghĩa với việc thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Mexico không lớn như những gì vẫn thấy. Thêm vào đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với các quốc gia sản xuất linh kiện như Nhật Bản có lẽ phải lớn hơn các con số thống kê.

Đúng là kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ châu Á trong vòng 15 năm qua đã giảm nhẹ, trong khi tỷ lệ hàng nhập từ Trung Quốc vào nước này tăng mạnh. Tuy nhiên, không thể suy ra rằng thế giới đã ngừng nhập khẩu sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác, mà thực tế là Trung Quốc chỉ “gián tiếp” xuất khẩu những sản phẩm này thông qua việc mua linh kiện từ các nước trên, lắp ráp, rồi xuất khẩu thành phẩm đi khắp thế giới.

Thứ hai, việc hiểu đúng về cụm từ “Made in China” giúp hiểu đúng bản chất của một vấn đề mà từ lâu vẫn bị xem là “huyền bí”.

Từ khi khủng hoảng nổ ra, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh, nhưng ảnh hưởng đối với tăng trưởng kinh tế của nước này gần như bằng không. Điều gì đang xảy ra? Xét tới tỷ lệ phần giá trị gia tăng nội địa thấp trong hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, mức độ phụ thuộc trên thực tế của kinh tế nước này vào xuất khẩu chỉ bằng một nửa so với những gì thể hiện trên các con số thống kê. Tác động tiêu cực từ sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc đã được chia sẻ với các nền kinh tế cung cấp linh kiện như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông.

Chẳng hạn, với mỗi chiếc iPod mà Mỹ không nhập khẩu, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc được ghi nhận trên thống kê là 150 USD, nhưng thực ra, chỉ có 4 USD trong số này là giá trị gia tăng phát sinh tại Trung Quốc. Nói cách khác, GDP của Trung Quốc chỉ bị giảm 4 USD tính trên 1 chiếc iPod không được xuất đi. Trong khi đó, Nhật Bản lại là nước đóng góp tới 100 USD trong giá trị 150 USD của chiếc iPod.

Điều này cho thấy, Nhật mới là nước chịu sự sụt giảm GDP mạnh hơn khi xuất khẩu của Trung Quốc trên thống kê trượt dốc.

Ở trường hợp của Mexico, tác động của khủng hoảng tới tăng trưởng nặng nề hơn so với Trung Quốc.

Nước này đã gia nhập sâu vào chuỗi cung cấp của khu vực Bắc Mỹ đối với các mặt hàng ô tô, hàng hóa tiêu dùng lâu bền, và hàng điện tử qua việc nhập linh kiện chủ yếu từ Mỹ, Canada và một phần từ châu Á. Phần giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu đi từ Canada thậm chí còn ít hơn hàng xuất đi từ Trung Quốc, đồng nghĩa với việc sự đi xuống của hoạt động xuất khẩu lẽ ra phải có ảnh hưởng ít hơn tới GDP của nước này.

Tuy nhiên, do sự phụ thuộc của kinh tế Mexico và kinh tế Mỹ là rất cao, sự sụt giảm xuất khẩu với khối lượng lớn đã có tác động bất lợi ở mức độ cao tới tăng trưởng kinh tế của Mexico.

Mặc dù mô hình gia công xuất khẩu của Trung Quốc có thể được xem là một “bộ phanh” cho GDP trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thế giới vẫn phải có sự nhìn nhận khác hơn về chuyện thâm hụt hay thặng dư thương mại. Với những chuỗi cung cấp toàn cầu thực thụ hiện nay, có lẽ đã tới lúc người ta nên dán lên các loại hàng hóa dòng nhãn “Made Everywhere” (“Sản xuất ở mọi nơi”).
(Theo Foreign Policy)
http://vneconomy.vn/2009061504429777P0C99/hieu-dung-ve-made-in-china.htm

Chỉ sợ sau này "chúng ta là chủ nhưng phải làm đầy tớ cho bọn ngoại quốc ngay tại chính quốc gia mình".

Một đất nước muốn phát triển cần rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là người lãnh đạo phải có "tầm" và "tâm". Sai phạm ngày hôm nay con cháu chúng ta sẽ gánh, lịch sử sẽ ghi nhận những chiến công và những con người đã làm cho đất nước ta mất vị thế, tụt hậu, đạo đức xã hội xuống cấp.....
 

bing-bing

GÂY DỰNG
cái duy nhất đáng quan tâm ở đây chính là:

"Chúng ta ko dám hoặc chưa dám đặt ra các hạn ngạch, yêu cầu như Trung Quốc đã làm với chúng ta. Điều đó có thể có nhiều nguyên nhân, mà bản thân chúng ta cũng suy đoán đc phần nào."

"Còn chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm nào được thị trường chấp nhận thì sản phẩm đó sống, thế thôi. Sản phẩm của chúng ta chưa tốt, chưa rẻ, chưa đa dạng thì bị sản phẩm TQ lấn át, cho ra rìa là đúng. Ko nên lăn tăn gì cả." "Kêu gọi người tiêu dùng dùng hàng VN chỉ níu kéo đc phần nào thôi, chứ ko giải quyết đc triệt để".
 

bb_tanphu

Kết nối thành công!
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Mình hoàn toàn bác bỏ về đều này, TQ đang ở thế đi lên nhưng so với các nước phát triển khác thì còn xa lắm.

Bác đọc thông tin một chiều về hàng TQ mà ko đọc thông tin ngược lại.
Còn xa lắm (???). Không dám khẳng định TQ đã vượt Nhật để đứng thứ hai. Nhưng top3 là chắc chắn. Vậy xa là thế nào hả bác? :) Đúng là TQ đang đi lên. Nhưng sự đi lên "được" các nước phương Tây theo dõi, sự đi lên có sự "chăm sóc", nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn trọng từ các nước phát triển, sự đi lên cũng đem lại sự quan ngại cho những nước phát triển - thì sự đi lên này phải được nghĩ như thế nào đây? Có phải là sự tiệm cận tới đỉnh? Nếu bác nói "so với các nước phát triển khác thì còn xa lắm" là bác chưa cập nhật được thông tin về TQ hiện giờ. Trung Quốc hiện tại đang là siêu cường về kinh tế, chính trị đó bác ợ. :)

Nếu bác nói "Có thể còn lâu mới bằng Mỹ về kinh tế, chính trị" thì em chấp nhận. Còn nếu bác nói còn xa so với các nước phát triển thì em hoàn toàn không đồng ý. :)

Mà ở đây bác nói là còn xa lắm nữa cơ! Nên không chuẩn lắm đâu bác. :)

Anh em chủ yếu bàn luận trên tinh thần vui vẻ là chính, em có gì nói sai hay chưa hợp lý thì mong nhận được đóng góp trên tinh thần xây dựng. :D

Thân.
 

bing-bing

GÂY DỰNG
Chuẩn đới. Sức mạnh của Tung Của Nả là ko thể phủ nhận. Chỉ 5,10 năm nữa thôi, nó sẽ là số 1 chứ ai nữa. Nếu anh Tung Của có hỏi chúng ta: cậu thấy tôi tài chưa, giỏi hơn cậu chưa? thì chúng ta nên gật đầu lia lịa, đừng ngần ngại làm gì. Nhưng nếu nó nói " Tôi mạnh hơn cậu thì cậu phải cúi đầu,phục tùng trước tôi nhé" thì NEVER:)
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Biết đến HHVN đâu cuối năm 2006 do anh trai @tuanhung1433 rủ rê, rồi đâm nghiện, đến cuối năm 2007 mới có tgian đăng ký nick để tham gia đấu giá, chờ đâu thử thách tận 6 tháng mới được tham gia mở bài đấu.
mới đó mà nhanh thật, qu ...
Top