CÙNG NHAU TƯ VẤN SỨC KHỎE MIỄN PHÍ CHO BẠN
Trên diễn đàn chúng ta đã quen với việc tư vấn cho nhau để chẩn đoán “bệnh” của những em PDA yêu quí và cùng nhau sửa chữa chúng. Vậy thì chủ nhân của những chiếc PDA đấy thì sao? Chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ đến việc cùng nhau tư vấn và chăm sóc đến sức khỏe của các thành viên trên diễn đàn – chủ nhân của những chiếc PDA - được lắm chứ.
Nhân dịp đọc các topic về chia sẻ tài nguyên giữa các bạn trên diễn đàn trong chủ đề Sách báo Y khoa, tôi khá bất ngờ được biết là trên diễn đàn của chúng ta cũng có nhiều thành viên là BS, DS, hoặc cán bộ ngành y tế.
Đó là lý do tại sao có topic này. Nếu bạn quan tâm muốn tìm hiểu thêm về các loại bệnh cho người thân của mình, cho người quen hay cho chính mình (không phải cho PDA
) xin hãy vào đây, bạn có thể đặt câu hỏi, nếu chúng tôi có thể trả lời được chúng tôi sẽ trả lời. Còn nếu bạn trong ngành y tế và có thể tư vấn cho những thành viên khác, cũng xin mời bạn vào đây cùng góp sức nhé! Dù sao cũng là box Chuyện Ngoài Lề, hy vọng topic này giúp ích cho bạn, có thể không phải hôm nay, nhưng có thể là một lúc nào đó trong cuộc sống biết đâu chừng!
Để bắt đầu, hôm nay tôi xin phép nói đến một bệnh lý mà chắc không phải ai cũng biết rõ, dù đã có nghe qua đâu đó rồi: TRẦM CẢM.
Ở VN ta, vấn đề trầm cảm dường như chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù gần đây báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã có nhắc đến khá nhiều. Người VN ta ít mắc bệnh trầm cảm chăng?
Bạn có nghĩ rằng ở Việt Nam bệnh trầm cảm cũng nhiều tương tự như trên thế giới không?
Bạn có biết là nếu chỉ gõ 1 từ “Depression” (Trầm cảm) trên Google bạn đã có thể tìm thấy hàng nghìn trang tài liệu nói về Trầm cảm chưa?
Bạn có biết đã có hàng nghìn câu lạc bộ bệnh nhân trầm cảm trên thế giới không? Bạn có biết là đời sống vật chất càng nâng cao thì bệnh trầm cảm càng tăng không?
Bạn có biết một số lớn những người tự tử (vì tình, vì tiền, vì học, vì thất bại..v…v) trước đấy đã mắc bệnh trầm cảm không?
Bạn có biết là cách sống (life style) không đúng cũng có thể kích động gây ra bệnh trầm cảm không?
Bạn có biết là có một số bệnh khác hoặc dùng một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm không?
Bạn có biết là người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh trầm cảm không?
Có phải trầm cảm là bệnh của người giàu như người ta hay nói “người giàu cũng khóc” không?
Và cuối cùng, bạn có biết là chính bản thân chúng ta (ngay cả tôi) cũng có thể mắc bệnh trầm cảm không? Hoặc ít nhất là có rất nhiều người xung quanh ta (trong gia đình ta) đã hoặc đang mắc bệnh trầm cảm không.
Hôm nay, ta bắt đầu bằng những biểu hiện để có thể tự chẩn đoán bệnh trầm cảm nhé!
Hãy theo dõi những gì đã xảy ra cho bạn (hoặc người thân bạn) trong thời gian gần đây nhất (từ 1 – 2 tuần gần đây):
Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, hoặc ngủ nhiều hơn thường lệ. Ngủ xong vẫn chưa thấy đủ giấc, mệt mỏi khi thức dậy, mộng mị… Trong lúc ngủ: có thể thức giấc bất chợt, có khi thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ lại. Thức dậy: thức rất sớm khác với thường lệ và dù muốn cũng không ngủ lại được.
Tinh thần: buồn bã, khí sắc trầm. Nhìn mọi vật chung quanh bi quan, ảm đạm. Có nhiều lúc thấy lo lắng, bứt rứt. Lo âu dẫn đến không yên tâm về mọi việc, đứng ngồi không yên hoặc có khi lo lắng, sợ hãi, tay chân đẫm mồ hôi, căng thẳng. Có lúc khóc một mình hoặc khóc khi có người chung quanh.
Ăn uống: Ăn uống uể oải, kém ăn so với trước. Có khi người nhà bắt buộc phải ăn nhưng vẫn không ăn được, không còn ngon miệng. Trong một vài trường hợp ăn nhiều lên, tăng cân nhiều. Trong phần lớn trường hợp do ăn uống kém và do khí sắc buồn bã, bị mất cân (giảm cân).
Tập trung, chú ý: Mất tập trung, giảm chú ý vào công việc. Mất tính quyết định thường ngày vẫn có, khó khăn khi phải quyết định một công việc nào đó. Có khi khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí khó theo dõi một chương trình TV, khó đọc hết một bài báo v.v…Nếu là nhân viên một cơ quan, công việc của người bệnh thường bị bê trễ.
Nhìn nhận về bản thân: Cảm thấy bản thân không còn giá trị, vô ích cho mọi người, không xứng đáng với gia đình, với cơ quan. Mặc cảm về bản thân dẫn đến tự buộc tội mình, cảm thấy mình bị khiếm khuyết, là gánh nặng cho mọi người.
Ý tưởng tự sát: Người bệnh đôi lúc (hoặc thường xuyên – nếu bệnh nặng) có ý tưởng tự tử hoặc tự sát, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa để tiếp tục sống. Thậm chí trong trường hợp nặng, có hành vi tự sát hoặc cố gắng tự sát, thậm chí có thể vạch kế hoạch để tự sát (những trường hợp này phải đưa vào BV gấp!)
Nội lực & năng lượng: Người bệnh cảm thấy mất tất cả hoặc gần hết năng lượng, chẳng thiết tha làm việc gì, lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Mất cả hứng thú và thú vui trong những việc giải trí trước đây đã quen ví dụ: shopping, việc nhà, câu cá, mua bán v.v… Thậm chí dù cả việc nhỏ cũng không làm nổi hoặc làm với một sự cố gắng rất lớn và hoàn thành một cách khó khăn.
Tư duy vận động chậm chạp: Suy nghĩ, nói, đi đứng cũng bị chậm lại, khó khăn. Lời nói dường như chậm lại, rời rạc, buồn bã, trả lời câu hỏi của người chung quanh cũng chậm chạp, không nhanh nhẹn. Trong những trường hợp nặng, có khi người bệnh phải suy nghĩ rất lâu mới trả lời được, hoặc thậm chí không trả lời được.
Theo: 2000, A. John Rush, M.D., Quick Inventory of Depressive Symptomatology (Self Report) (QIDS-SR)
Kỳ sau: Trầm cảm có phải là bệnh “buồn” do người đó không có ý chí không, hay đó là một căn bệnh thật sự???
Trên diễn đàn chúng ta đã quen với việc tư vấn cho nhau để chẩn đoán “bệnh” của những em PDA yêu quí và cùng nhau sửa chữa chúng. Vậy thì chủ nhân của những chiếc PDA đấy thì sao? Chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ đến việc cùng nhau tư vấn và chăm sóc đến sức khỏe của các thành viên trên diễn đàn – chủ nhân của những chiếc PDA - được lắm chứ.
Nhân dịp đọc các topic về chia sẻ tài nguyên giữa các bạn trên diễn đàn trong chủ đề Sách báo Y khoa, tôi khá bất ngờ được biết là trên diễn đàn của chúng ta cũng có nhiều thành viên là BS, DS, hoặc cán bộ ngành y tế.
Đó là lý do tại sao có topic này. Nếu bạn quan tâm muốn tìm hiểu thêm về các loại bệnh cho người thân của mình, cho người quen hay cho chính mình (không phải cho PDA
Để bắt đầu, hôm nay tôi xin phép nói đến một bệnh lý mà chắc không phải ai cũng biết rõ, dù đã có nghe qua đâu đó rồi: TRẦM CẢM.
Ở VN ta, vấn đề trầm cảm dường như chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù gần đây báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã có nhắc đến khá nhiều. Người VN ta ít mắc bệnh trầm cảm chăng?
Bạn có nghĩ rằng ở Việt Nam bệnh trầm cảm cũng nhiều tương tự như trên thế giới không?
Bạn có biết là nếu chỉ gõ 1 từ “Depression” (Trầm cảm) trên Google bạn đã có thể tìm thấy hàng nghìn trang tài liệu nói về Trầm cảm chưa?
Bạn có biết đã có hàng nghìn câu lạc bộ bệnh nhân trầm cảm trên thế giới không? Bạn có biết là đời sống vật chất càng nâng cao thì bệnh trầm cảm càng tăng không?
Bạn có biết một số lớn những người tự tử (vì tình, vì tiền, vì học, vì thất bại..v…v) trước đấy đã mắc bệnh trầm cảm không?
Bạn có biết là cách sống (life style) không đúng cũng có thể kích động gây ra bệnh trầm cảm không?
Bạn có biết là có một số bệnh khác hoặc dùng một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm không?
Bạn có biết là người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh trầm cảm không?
Có phải trầm cảm là bệnh của người giàu như người ta hay nói “người giàu cũng khóc” không?
Và cuối cùng, bạn có biết là chính bản thân chúng ta (ngay cả tôi) cũng có thể mắc bệnh trầm cảm không? Hoặc ít nhất là có rất nhiều người xung quanh ta (trong gia đình ta) đã hoặc đang mắc bệnh trầm cảm không.
Hôm nay, ta bắt đầu bằng những biểu hiện để có thể tự chẩn đoán bệnh trầm cảm nhé!
Hãy theo dõi những gì đã xảy ra cho bạn (hoặc người thân bạn) trong thời gian gần đây nhất (từ 1 – 2 tuần gần đây):
Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, hoặc ngủ nhiều hơn thường lệ. Ngủ xong vẫn chưa thấy đủ giấc, mệt mỏi khi thức dậy, mộng mị… Trong lúc ngủ: có thể thức giấc bất chợt, có khi thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ lại. Thức dậy: thức rất sớm khác với thường lệ và dù muốn cũng không ngủ lại được.
Tinh thần: buồn bã, khí sắc trầm. Nhìn mọi vật chung quanh bi quan, ảm đạm. Có nhiều lúc thấy lo lắng, bứt rứt. Lo âu dẫn đến không yên tâm về mọi việc, đứng ngồi không yên hoặc có khi lo lắng, sợ hãi, tay chân đẫm mồ hôi, căng thẳng. Có lúc khóc một mình hoặc khóc khi có người chung quanh.
Ăn uống: Ăn uống uể oải, kém ăn so với trước. Có khi người nhà bắt buộc phải ăn nhưng vẫn không ăn được, không còn ngon miệng. Trong một vài trường hợp ăn nhiều lên, tăng cân nhiều. Trong phần lớn trường hợp do ăn uống kém và do khí sắc buồn bã, bị mất cân (giảm cân).
Tập trung, chú ý: Mất tập trung, giảm chú ý vào công việc. Mất tính quyết định thường ngày vẫn có, khó khăn khi phải quyết định một công việc nào đó. Có khi khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí khó theo dõi một chương trình TV, khó đọc hết một bài báo v.v…Nếu là nhân viên một cơ quan, công việc của người bệnh thường bị bê trễ.
Nhìn nhận về bản thân: Cảm thấy bản thân không còn giá trị, vô ích cho mọi người, không xứng đáng với gia đình, với cơ quan. Mặc cảm về bản thân dẫn đến tự buộc tội mình, cảm thấy mình bị khiếm khuyết, là gánh nặng cho mọi người.
Ý tưởng tự sát: Người bệnh đôi lúc (hoặc thường xuyên – nếu bệnh nặng) có ý tưởng tự tử hoặc tự sát, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa để tiếp tục sống. Thậm chí trong trường hợp nặng, có hành vi tự sát hoặc cố gắng tự sát, thậm chí có thể vạch kế hoạch để tự sát (những trường hợp này phải đưa vào BV gấp!)
Nội lực & năng lượng: Người bệnh cảm thấy mất tất cả hoặc gần hết năng lượng, chẳng thiết tha làm việc gì, lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Mất cả hứng thú và thú vui trong những việc giải trí trước đây đã quen ví dụ: shopping, việc nhà, câu cá, mua bán v.v… Thậm chí dù cả việc nhỏ cũng không làm nổi hoặc làm với một sự cố gắng rất lớn và hoàn thành một cách khó khăn.
Tư duy vận động chậm chạp: Suy nghĩ, nói, đi đứng cũng bị chậm lại, khó khăn. Lời nói dường như chậm lại, rời rạc, buồn bã, trả lời câu hỏi của người chung quanh cũng chậm chạp, không nhanh nhẹn. Trong những trường hợp nặng, có khi người bệnh phải suy nghĩ rất lâu mới trả lời được, hoặc thậm chí không trả lời được.
Theo: 2000, A. John Rush, M.D., Quick Inventory of Depressive Symptomatology (Self Report) (QIDS-SR)
Kỳ sau: Trầm cảm có phải là bệnh “buồn” do người đó không có ý chí không, hay đó là một căn bệnh thật sự???