TT - Nhà giáo dục 28 tuổi Efren Penaflorida, người đem lại con chữ cho hàng nghìn trẻ em Philippines sống trong các khu ổ chuột, đã được CNN trao giải thưởng “Anh hùng của năm” 2009 trong đêm 21-11.
Efren Penaflorida và các học trò nhỏ -Ảnh: CNN
Đêm ấy, khi lên nhận giải trên sân khấu nhà hát Kodak ở Los Angeles, Efren nói anh tin mỗi người trong chúng ta đều ẩn giấu một phẩm chất anh hùng, và chỉ cần nhìn vào trái tim mình bất cứ ai cũng có thể trở thành anh hùng.
Rhandolf Fajardo gia nhập một băng đảng tội phạm khi mới 11 tuổi. “Các đại ca trong băng là những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đối với em” - Fajardo, giờ 16 tuổi, nhớ lại. Theo Tổ chức nhân quyền Preda Foundation, trong 10 năm qua đã có 130.000 trẻ em trở thành thành viên các tổ chức băng đảng ở Philippines. “Em luôn nghĩ rằng sẽ mắc kẹt trong băng và không bao giờ khá nổi - Fajardo tâm sự - Giờ có thể em đã ở tù hoặc thành một tên nghiện ma túy nếu không gặp được anh Efren”.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, Efren Penaflorida lớn lên trong khu ổ chuột bên cạnh bãi rác của thành phố Cavite. Anh từng bị các băng nhóm tội phạm dọa dẫm và lôi kéo khi còn đi học. “Bọn tội phạm chiêu mộ thành viên từ các khu ổ chuột khi các em còn rất nhỏ, độ 9 tuổi trở lên - Efren cho biết - Các em đều là nạn nhân của đói nghèo”. Nhưng Efren không đầu hàng số phận và quyết tâm học hành.
Khi vào trung học, Efren chứng kiến các băng đảng cũng mặc sức hoành hành: đe dọa học sinh, phá trường học, cưỡng bức các cô gái trẻ. Có lần anh đã từ chối khi một tay anh chị buộc anh gia nhập băng đảng.
Sau trải nghiệm đó, đến năm 16 tuổi, Efren bắt đầu nảy ra ý tưởng mở chiến dịch lôi kéo thanh thiếu niên nghèo ra khỏi tầm ảnh hưởng của bọn tội phạm. Anh lập ra Công ty Thiếu niên năng động (DTC), mời các bạn cùng lớp tham gia dạy chữ cho trẻ em sống trên đường phố bằng những chiếc xe đẩy chất đầy sách vở, bút, đồ dùng học tập...
“Bọn trẻ cần được giáo dục để thành công trong cuộc sống - Efren tâm sự - Tôi chỉ đem lại cho chúng những gì mà người khác đã đem lại cho tôi”.
Mỗi thứ bảy hằng tuần, các thành viên DTC lại đẩy xe đến các khu ổ chuột, nghĩa trang, bãi rác để mở lớp học ngoài trời cho các em, dạy các em đọc, viết, học tiếng Anh, số học... Các lớp học thu hút trẻ em dưới 14 tuổi từ khắp nơi. DTC còn quản lý một phòng khám nhỏ để các em được chữa bệnh, đánh răng và tắm rửa.
Kể từ năm 1997 đến nay, DTC đã dạy học cho hơn 1.500 trẻ em sống trong các khu ổ chuột ở Cavite. Để có ngân sách hoạt động, DTC tự sản xuất và bán hàng mỹ nghệ. Thông qua DTC, Efren đã giúp rất nhiều cựu thành viên băng đảng, những con nghiện làm lại cuộc đời. “Trước đây em không hề quan tâm đến đời mình - Michael Advincula, nghiện thuốc phiện từ năm 7 tuổi, tâm sự - Nhưng anh Efren đã rất kiên nhẫn kéo em ra khỏi cái hố sâu em tự đào để chôn mình. Chính anh Efren là người giúp em sống lại”. Michael giờ là một học sinh trung học và là thành viên DTC.
Efren hi vọng sẽ mở rộng chương trình xe đẩy giáo dục sang nhiều thành phố khác. “Tôi luôn nói với các tình nguyện viên rằng các bạn chính là sự thay đổi mà các bạn từng mơ tới và cùng nhau, chúng tôi sẽ thay đổi thế giới”.
Ngoài Efren Penaflorida, CNN cũng chọn thêm chín nhân vật khác trong danh sách “Anh hùng của năm” 2009 vì những nỗ lực chống bệnh tật, đói nghèo và các vấn đề khác.
* Brad Blauser
Brad Blauser, người Mỹ, 43 tuổi, đem lại niềm hi vọng và khả năng di chuyển cho trẻ em khuyết tật Iraq. Từ năm 2005, chương trình “Xe lăn cho trẻ em Iraq” của ông đã cung cấp gần 650 xe lăn miễn phí cho các thiếu niên Iraq bị khuyết tật.
* Roy Foster
Cựu chiến binh Roy Foster, 53 tuổi, sáng lập cơ sở Stand Down House để giúp các cựu chiến binh gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào cảnh nghiện ngập, vô gia cư ở Florida. Từ năm 2000 đến nay, chương trình Stand Down House đã cung cấp nơi ăn chốn ở và các dịch vụ khác cho gần 900 cựu chiến binh.
* Doc Hendley
Từ năm 2004, Doc Hendley, người Mỹ, 31 tuổi, đã giúp đem lại nước sạch cho hàng nghìn người tại các nước đang phát triển. Cùng Tổ chức Wine to Water, anh đã đến Sudan, Ethiopia, Uganda, Campuchia... để xây dựng hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh cho người dân.
* Andrea Ivory
Sống sót sau căn bệnh ung thư vú, bà Andrea Ivory, 50 tuổi, đã dành phần đời còn lại cho cuộc chiến chống ung thư vú khi thành lập Tổ chức Sáng kiến sức khỏe ngực Florida. Với các xe chở thiết bị chụp X-quang ngực di động, từ năm 2006 nhóm của bà đã chụp X-quang ngực cho hơn 500 phụ nữ nghèo, không có bảo hiểm y tế ở Miami, Florida.
* Betty Makoni
Trong hơn 10 năm qua, Tổ chức Mạng lưới trẻ em gái của cô Betty Makoni, 37 tuổi, người Zimbabwe, đã cứu hơn 35.000 bé gái Zimbabwe bị cưỡng bức và nhiễm HIV.
* Jorge Munoz
Từ năm 2004, người lái xe buýt trường học Jorge Munoz, 44 tuổi, đã phân phối hơn 70.000 bữa ăn miễn phí qua nhà bếp di động cho người nghèo khắp New York và giúp họ qua cơn hoạn nạn.
* Budi Soehardi
Năm 2002, phi công Budi Soehardi, 53 tuổi, đã thành lập trại trẻ mồ côi Roslin Orphanage ở Tây Timor, một trong những vùng nghèo nhất Indonesia. Hiện nay, mái trường của ông đang cung cấp nơi ăn chốn ở và giáo dục cho 47 trẻ em mồ côi.
* Derrick Tabb
Chương trình The roots of music (Cội rễ của âm nhạc) của tay trống Derrick Tabb, 34 tuổi, dạy âm nhạc cho hơn 100 thanh niên đường phố New Orleans, Mỹ.
* Jordan Thomas
Jordan Thomas, 20 tuổi, người Tennessee, Mỹ, mất cả hai chân trong một vụ tai nạn thuyền năm 2005. Từ đó, anh lập Tổ chức Jordan Thomas Foundation và gây quỹ hơn 400.000 USD để cung cấp chân tay giả cho trẻ em.
Efren Penaflorida và các học trò nhỏ -Ảnh: CNN
Đêm ấy, khi lên nhận giải trên sân khấu nhà hát Kodak ở Los Angeles, Efren nói anh tin mỗi người trong chúng ta đều ẩn giấu một phẩm chất anh hùng, và chỉ cần nhìn vào trái tim mình bất cứ ai cũng có thể trở thành anh hùng.
Rhandolf Fajardo gia nhập một băng đảng tội phạm khi mới 11 tuổi. “Các đại ca trong băng là những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đối với em” - Fajardo, giờ 16 tuổi, nhớ lại. Theo Tổ chức nhân quyền Preda Foundation, trong 10 năm qua đã có 130.000 trẻ em trở thành thành viên các tổ chức băng đảng ở Philippines. “Em luôn nghĩ rằng sẽ mắc kẹt trong băng và không bao giờ khá nổi - Fajardo tâm sự - Giờ có thể em đã ở tù hoặc thành một tên nghiện ma túy nếu không gặp được anh Efren”.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, Efren Penaflorida lớn lên trong khu ổ chuột bên cạnh bãi rác của thành phố Cavite. Anh từng bị các băng nhóm tội phạm dọa dẫm và lôi kéo khi còn đi học. “Bọn tội phạm chiêu mộ thành viên từ các khu ổ chuột khi các em còn rất nhỏ, độ 9 tuổi trở lên - Efren cho biết - Các em đều là nạn nhân của đói nghèo”. Nhưng Efren không đầu hàng số phận và quyết tâm học hành.
Khi vào trung học, Efren chứng kiến các băng đảng cũng mặc sức hoành hành: đe dọa học sinh, phá trường học, cưỡng bức các cô gái trẻ. Có lần anh đã từ chối khi một tay anh chị buộc anh gia nhập băng đảng.
Sau trải nghiệm đó, đến năm 16 tuổi, Efren bắt đầu nảy ra ý tưởng mở chiến dịch lôi kéo thanh thiếu niên nghèo ra khỏi tầm ảnh hưởng của bọn tội phạm. Anh lập ra Công ty Thiếu niên năng động (DTC), mời các bạn cùng lớp tham gia dạy chữ cho trẻ em sống trên đường phố bằng những chiếc xe đẩy chất đầy sách vở, bút, đồ dùng học tập...
“Bọn trẻ cần được giáo dục để thành công trong cuộc sống - Efren tâm sự - Tôi chỉ đem lại cho chúng những gì mà người khác đã đem lại cho tôi”.
Mỗi thứ bảy hằng tuần, các thành viên DTC lại đẩy xe đến các khu ổ chuột, nghĩa trang, bãi rác để mở lớp học ngoài trời cho các em, dạy các em đọc, viết, học tiếng Anh, số học... Các lớp học thu hút trẻ em dưới 14 tuổi từ khắp nơi. DTC còn quản lý một phòng khám nhỏ để các em được chữa bệnh, đánh răng và tắm rửa.
Kể từ năm 1997 đến nay, DTC đã dạy học cho hơn 1.500 trẻ em sống trong các khu ổ chuột ở Cavite. Để có ngân sách hoạt động, DTC tự sản xuất và bán hàng mỹ nghệ. Thông qua DTC, Efren đã giúp rất nhiều cựu thành viên băng đảng, những con nghiện làm lại cuộc đời. “Trước đây em không hề quan tâm đến đời mình - Michael Advincula, nghiện thuốc phiện từ năm 7 tuổi, tâm sự - Nhưng anh Efren đã rất kiên nhẫn kéo em ra khỏi cái hố sâu em tự đào để chôn mình. Chính anh Efren là người giúp em sống lại”. Michael giờ là một học sinh trung học và là thành viên DTC.
Efren hi vọng sẽ mở rộng chương trình xe đẩy giáo dục sang nhiều thành phố khác. “Tôi luôn nói với các tình nguyện viên rằng các bạn chính là sự thay đổi mà các bạn từng mơ tới và cùng nhau, chúng tôi sẽ thay đổi thế giới”.
Ngoài Efren Penaflorida, CNN cũng chọn thêm chín nhân vật khác trong danh sách “Anh hùng của năm” 2009 vì những nỗ lực chống bệnh tật, đói nghèo và các vấn đề khác.
* Brad Blauser
Brad Blauser, người Mỹ, 43 tuổi, đem lại niềm hi vọng và khả năng di chuyển cho trẻ em khuyết tật Iraq. Từ năm 2005, chương trình “Xe lăn cho trẻ em Iraq” của ông đã cung cấp gần 650 xe lăn miễn phí cho các thiếu niên Iraq bị khuyết tật.
* Roy Foster
Cựu chiến binh Roy Foster, 53 tuổi, sáng lập cơ sở Stand Down House để giúp các cựu chiến binh gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào cảnh nghiện ngập, vô gia cư ở Florida. Từ năm 2000 đến nay, chương trình Stand Down House đã cung cấp nơi ăn chốn ở và các dịch vụ khác cho gần 900 cựu chiến binh.
* Doc Hendley
Từ năm 2004, Doc Hendley, người Mỹ, 31 tuổi, đã giúp đem lại nước sạch cho hàng nghìn người tại các nước đang phát triển. Cùng Tổ chức Wine to Water, anh đã đến Sudan, Ethiopia, Uganda, Campuchia... để xây dựng hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh cho người dân.
* Andrea Ivory
Sống sót sau căn bệnh ung thư vú, bà Andrea Ivory, 50 tuổi, đã dành phần đời còn lại cho cuộc chiến chống ung thư vú khi thành lập Tổ chức Sáng kiến sức khỏe ngực Florida. Với các xe chở thiết bị chụp X-quang ngực di động, từ năm 2006 nhóm của bà đã chụp X-quang ngực cho hơn 500 phụ nữ nghèo, không có bảo hiểm y tế ở Miami, Florida.
* Betty Makoni
Trong hơn 10 năm qua, Tổ chức Mạng lưới trẻ em gái của cô Betty Makoni, 37 tuổi, người Zimbabwe, đã cứu hơn 35.000 bé gái Zimbabwe bị cưỡng bức và nhiễm HIV.
* Jorge Munoz
Từ năm 2004, người lái xe buýt trường học Jorge Munoz, 44 tuổi, đã phân phối hơn 70.000 bữa ăn miễn phí qua nhà bếp di động cho người nghèo khắp New York và giúp họ qua cơn hoạn nạn.
* Budi Soehardi
Năm 2002, phi công Budi Soehardi, 53 tuổi, đã thành lập trại trẻ mồ côi Roslin Orphanage ở Tây Timor, một trong những vùng nghèo nhất Indonesia. Hiện nay, mái trường của ông đang cung cấp nơi ăn chốn ở và giáo dục cho 47 trẻ em mồ côi.
* Derrick Tabb
Chương trình The roots of music (Cội rễ của âm nhạc) của tay trống Derrick Tabb, 34 tuổi, dạy âm nhạc cho hơn 100 thanh niên đường phố New Orleans, Mỹ.
* Jordan Thomas
Jordan Thomas, 20 tuổi, người Tennessee, Mỹ, mất cả hai chân trong một vụ tai nạn thuyền năm 2005. Từ đó, anh lập Tổ chức Jordan Thomas Foundation và gây quỹ hơn 400.000 USD để cung cấp chân tay giả cho trẻ em.
Mã:
[/URL][URL]http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349336&ChannelID=442[/URL][URL="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349336&ChannelID=442"]