Sắp hết thời ''xài chùa'' sản phẩm có bản quyền
14:05' 31/05/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Sau khi Việt Nam vào WTO và ra Luật Sở hữu trí tuệ, sẽ có chuyện bạn mua máy tính cũ với giá 100 đô, nhưng phải mua phần mềm hết... 150 đô.
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết (Đại biểu Quốc hội Lạng Sơn), thành viên tham gia thẩm tra dự án Luật Sở hữu trí tuệ, bên hành lang Quốc hội sáng 31/5, đã có cuộc trò chuyện với VietNamNet về hệ quả sau khi ban hành luật này.
Ông nói: ''Thật ra luật này rất cần. Thứ nhất, cần cho phát triển sản xuất, phát triển khoa học công nghệ ở trong nước. Tại vì anh muốn tạo ra một thị trường khoa học công nghệ thì anh phải có Luật Sở hữu trí tuệ để anh bảo vệ quyền của người sáng tạo. Làm như thế anh mới kích thích được người sáng tạo, kích thích sản xuất.
Đồng thời, luật này cũng rất cần cho quá trình hội nhập. Ví nếu như bây giờ ta không thông qua được Luật này thì có thể nói ta chưa thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được. Hiện nay 90% các quốc gia trên thế giới (182 nước) người ta đã là thành viên của Tổ chức trí tuệ thế giới (AIPO). Nếu như một mình có quy định riêng thì mình thành một ốc đảo. Cho nên luật này là rất cần và cần phải thông qua sớm.
Thế nhưng mình phải nhìn mặt trái của Luật này. Luật ra đời sẽ có tác hại như thế nào, tác dụng ngược như thế nào đối với sự phát triển khoa học, kinh tế trong những năm đầu, cái đấy mình phải nhìn cho ra. Không phải nhìn ra để không thông qua luật mà nhìn ra để mình đưa ra những điều quy định điều chỉnh, giảm nhẹ tác động tiêu cực đối với nền kinh tế xã hội''.
* Tức là không còn chuyện ''xài chùa'' bản quyền mà tới đây phải trả tiền...?
- Đúng như thế! Trước hết là nói đơn giản thôi, anh mua máy tính chắc chắn sẽ đắt hơn. Ví dụ hồi tôi đi Nhật, rẽ vào một cửa hàng xem chơi. Bên cạnh máy mới người ta có bán cả máy cũ. Máy cũ bán chỉ độ 100 đô la còn bóng loáng, dùng vẫn còn được. Hỏi mua thì họ đồng ý bán. Nhưng mở máy ra thì không có phần mềm. Hỏi phần mềm đâu, họ bảo: ''Đây, phần mềm đây! Ông mua tôi bán 150 đô''. Tức là máy tính cũ, dùng rồi còn bóng loáng bán 100 đô thôi, nhưng riêng phần mềm này để cài đặt vào đấy người ta bán 150 đô. Trong khi mình chỉ nhờ nhau 15 phút là cài xong! Như vậy chắc chắn giá một máy tính đã có phần mềm sẽ lên.
Thứ hai là quần áo hiện nay mình mua nào là adidat, giày adidat, quần áo cá sấu... Đó là hàng giả, nó rẻ, trông nó cũng được! Nhưng sắp tới anh gia nhập WTO, ra luật này thì những chuyện ấy không còn nữa đâu. Anh sẽ phải mua những hàng của những hãng nổi tiếng với giá vô cùng đắt.
Thế rồi các doanh nghiệp của mình sau khi luật này ra đời thì khả năng tiếp cận công nghệ mới của người ta bị hạn chế. Anh không trả tiền làm gì có công nghệ mới! Mà anh lấy cắp của người ta thì anh sẽ bị phạt. Thậm chí, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự cạnh tranh với nhau. Và doanh nghiệp nhỏ thường bị doanh nghiệp lớn ''đè bẹp''. Nếu anh không có công nghệ tốt anh sẽ bị ''đè bẹp''! Thậm chí cả nền kinh tế của mình sẽ phải gặp khó khăn. Những cái đấy mình phải nhìn thấy.
* Làm thế nào để giảm thiểu những bất lợi này, thưa ông?
- Trong luật tôi nghĩ cần chú ý thời hạn bảo hộ như thế nào? Ví dụ thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm tính theo đời tác giả như tiểu thuyết, thơ ca, tác phẩm khoa học thì được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả chểt. Đối với tác phẩm nghe nhìn, điện ảnh... lại bảo hộ không theo vòng đời tác giả mà bảo hộ trong vòng 50 năm (theo Công ước Berne). Nhưng Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) mình ký là 75 năm. Người ta lấy lý do lập luận là bây giờ đời người dài hơn. Tác giả của tác phẩm điện ảnh có thể sống đến 75 năm. Vậy anh phải bảo vệ trong 75 năm. Nhưng 75 năm nghĩa là thế nào? Nghĩa là toàn bộ tác phẩm điện ảnh rất xuất sắc như Sáclô chẳng hạn mình xem phải mất tiền chứ không có chuyện cho không.
Anh phải tính như thế nào nếu bây giờ Việt Nam bắt đầu đàm phán gia nhập WTO. Với từng đối tác người ta cũng sẽ đòi mình ký 75 năm. Đúng không ạ? Người ta không chịu thua Mỹ, cũng đòi ký 75 năm. Thế bây giờ luật mình thông qua 50 năm, đến lúc ký với các nước là 75 năm thì ai thiệt? Người thiệt chính là người Việt Nam, chính là tác giả Việt Nam, người sản xuất Việt Nam. Chỗ này mình phải tính bảo vệ.
Thứ hai mình cũng phải tính xem là bây giờ mình đang phải dùng của thế giới những cái gì? Và thế giới sẽ phải dùng của mình cái gì để mình có quy định trong luật bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi lấy ví dụ về những chỉ dẫn địa lý, công nghệ dân gian. Làm tương, cá, mắm, muối cũng là sở hữu trí tuệ cả đấy. Những cái đấy anh phải đề ra thời hạn bảo hộ như thế nào thật là chắc chắn để bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam. Trong khi đó, phần mềm máy tính, anh quy định thấp đi. Nghĩa là theo mức tối thiểu 50 năm mà Công ước Berne chấp nhận.
Văn Tiến thực hiện
*Lời bạt của starnt: lấy bản quyền tương cà mắm muối để làm đối trọng với bản quyền phần mềm thì không gì dũng cảm hơn. Ta nhất định thắng, địch nhất định thua.
14:05' 31/05/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Sau khi Việt Nam vào WTO và ra Luật Sở hữu trí tuệ, sẽ có chuyện bạn mua máy tính cũ với giá 100 đô, nhưng phải mua phần mềm hết... 150 đô.
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết (Đại biểu Quốc hội Lạng Sơn), thành viên tham gia thẩm tra dự án Luật Sở hữu trí tuệ, bên hành lang Quốc hội sáng 31/5, đã có cuộc trò chuyện với VietNamNet về hệ quả sau khi ban hành luật này.
Ông nói: ''Thật ra luật này rất cần. Thứ nhất, cần cho phát triển sản xuất, phát triển khoa học công nghệ ở trong nước. Tại vì anh muốn tạo ra một thị trường khoa học công nghệ thì anh phải có Luật Sở hữu trí tuệ để anh bảo vệ quyền của người sáng tạo. Làm như thế anh mới kích thích được người sáng tạo, kích thích sản xuất.
Đồng thời, luật này cũng rất cần cho quá trình hội nhập. Ví nếu như bây giờ ta không thông qua được Luật này thì có thể nói ta chưa thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được. Hiện nay 90% các quốc gia trên thế giới (182 nước) người ta đã là thành viên của Tổ chức trí tuệ thế giới (AIPO). Nếu như một mình có quy định riêng thì mình thành một ốc đảo. Cho nên luật này là rất cần và cần phải thông qua sớm.
Thế nhưng mình phải nhìn mặt trái của Luật này. Luật ra đời sẽ có tác hại như thế nào, tác dụng ngược như thế nào đối với sự phát triển khoa học, kinh tế trong những năm đầu, cái đấy mình phải nhìn cho ra. Không phải nhìn ra để không thông qua luật mà nhìn ra để mình đưa ra những điều quy định điều chỉnh, giảm nhẹ tác động tiêu cực đối với nền kinh tế xã hội''.
* Tức là không còn chuyện ''xài chùa'' bản quyền mà tới đây phải trả tiền...?
- Đúng như thế! Trước hết là nói đơn giản thôi, anh mua máy tính chắc chắn sẽ đắt hơn. Ví dụ hồi tôi đi Nhật, rẽ vào một cửa hàng xem chơi. Bên cạnh máy mới người ta có bán cả máy cũ. Máy cũ bán chỉ độ 100 đô la còn bóng loáng, dùng vẫn còn được. Hỏi mua thì họ đồng ý bán. Nhưng mở máy ra thì không có phần mềm. Hỏi phần mềm đâu, họ bảo: ''Đây, phần mềm đây! Ông mua tôi bán 150 đô''. Tức là máy tính cũ, dùng rồi còn bóng loáng bán 100 đô thôi, nhưng riêng phần mềm này để cài đặt vào đấy người ta bán 150 đô. Trong khi mình chỉ nhờ nhau 15 phút là cài xong! Như vậy chắc chắn giá một máy tính đã có phần mềm sẽ lên.
Thứ hai là quần áo hiện nay mình mua nào là adidat, giày adidat, quần áo cá sấu... Đó là hàng giả, nó rẻ, trông nó cũng được! Nhưng sắp tới anh gia nhập WTO, ra luật này thì những chuyện ấy không còn nữa đâu. Anh sẽ phải mua những hàng của những hãng nổi tiếng với giá vô cùng đắt.
Thế rồi các doanh nghiệp của mình sau khi luật này ra đời thì khả năng tiếp cận công nghệ mới của người ta bị hạn chế. Anh không trả tiền làm gì có công nghệ mới! Mà anh lấy cắp của người ta thì anh sẽ bị phạt. Thậm chí, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có sự cạnh tranh với nhau. Và doanh nghiệp nhỏ thường bị doanh nghiệp lớn ''đè bẹp''. Nếu anh không có công nghệ tốt anh sẽ bị ''đè bẹp''! Thậm chí cả nền kinh tế của mình sẽ phải gặp khó khăn. Những cái đấy mình phải nhìn thấy.
* Làm thế nào để giảm thiểu những bất lợi này, thưa ông?
- Trong luật tôi nghĩ cần chú ý thời hạn bảo hộ như thế nào? Ví dụ thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm tính theo đời tác giả như tiểu thuyết, thơ ca, tác phẩm khoa học thì được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả chểt. Đối với tác phẩm nghe nhìn, điện ảnh... lại bảo hộ không theo vòng đời tác giả mà bảo hộ trong vòng 50 năm (theo Công ước Berne). Nhưng Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) mình ký là 75 năm. Người ta lấy lý do lập luận là bây giờ đời người dài hơn. Tác giả của tác phẩm điện ảnh có thể sống đến 75 năm. Vậy anh phải bảo vệ trong 75 năm. Nhưng 75 năm nghĩa là thế nào? Nghĩa là toàn bộ tác phẩm điện ảnh rất xuất sắc như Sáclô chẳng hạn mình xem phải mất tiền chứ không có chuyện cho không.
Anh phải tính như thế nào nếu bây giờ Việt Nam bắt đầu đàm phán gia nhập WTO. Với từng đối tác người ta cũng sẽ đòi mình ký 75 năm. Đúng không ạ? Người ta không chịu thua Mỹ, cũng đòi ký 75 năm. Thế bây giờ luật mình thông qua 50 năm, đến lúc ký với các nước là 75 năm thì ai thiệt? Người thiệt chính là người Việt Nam, chính là tác giả Việt Nam, người sản xuất Việt Nam. Chỗ này mình phải tính bảo vệ.
Thứ hai mình cũng phải tính xem là bây giờ mình đang phải dùng của thế giới những cái gì? Và thế giới sẽ phải dùng của mình cái gì để mình có quy định trong luật bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi lấy ví dụ về những chỉ dẫn địa lý, công nghệ dân gian. Làm tương, cá, mắm, muối cũng là sở hữu trí tuệ cả đấy. Những cái đấy anh phải đề ra thời hạn bảo hộ như thế nào thật là chắc chắn để bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam. Trong khi đó, phần mềm máy tính, anh quy định thấp đi. Nghĩa là theo mức tối thiểu 50 năm mà Công ước Berne chấp nhận.
Văn Tiến thực hiện
*Lời bạt của starnt: lấy bản quyền tương cà mắm muối để làm đối trọng với bản quyền phần mềm thì không gì dũng cảm hơn. Ta nhất định thắng, địch nhất định thua.