Rất trân trọng với bài viết của anh
phamhien nhưng thực tế một bộ phận không nhỏ xem đây là "trào lưu mới" và nó vẫn diễn ra hàng ngày từ thành thị đến thôn quê thì làm thế nào?
Nếu xác định đây là tệ nạn xã hội hoặc gần như là thế thì việc giải quyết, giáo dục, răn đe là trách nhiệm của Phường, Xã sở tại nhưng từ trước đến giờ tôi hoàn toàn chưa thấy điều này xảy ra, cụ thể là chưa thấy một tổ chức chính quyền cơ sở nào ập vào lễ tang đề nghị giải tán những trò được xem là lố bịch, xâm hại đến thuần phong mỹ tục như đã nói ở các bài trên, thế là ông A được phép tổ chức thì kế đó ông B cũng được phép như vậy. Yêu cầu duy nhất của chính quyền là đừng gây mất trật tự công cộng, không quá giờ có thể làm phiền hàng xóm (thường chấm dứt lúc 0 giờ).
Khi đang ngồi gõ bài này tôi tin chắc rằng ở đâu đó những chương trình giúp vui kiểu này vẫn tiếp tục diễn ra trong bầu không khí rất vui vẻ...
Còn khóc thuê có được xem là một nghề không? Về mặt pháp luật đây không được xem là một nghề. Khi đi làm CMND hoặc các giấy tờ khác chằng có ai khai: Nguyễn Văn B - Nghề nghiệp: Khóc thuê

Nhưng về mặt xã hội khóc thuê vẫn được xem là một nghề vì muốn khóc thuê đạt trình độ cao họ cũng rất vất vả học nghề và tốn kém như bao nghề khác, mặt khác đây cũng là nhu cầu có thật trong một bộ phận nhân dân và theo quy luật tất yếu có cầu thì sẽ có cung. Việc tang chủ thuê người khóc thuê cũng có nhiều lý do kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Tiện đây cũng điểm qua sơ nét của nghề khóc thuê:
Khóc thuê có văn hóa không?
"Khóc" - Một trạng thái biểu hiện cảm xúc của con người. Với người này thì họ khóc vì buồn còn với một số người khác thì ngược lại người ta khóc vì quá vui... Nhưng phần lớn mọi người đều khóc khi mà mình cảm thấy buồn, đặc biệt là phái yếu. Đó là nghĩa đen của hành động "khóc", còn nếu như chúng ta thử nhìn về một khía cạnh khác của nó như "khóc thuê" chẳng hạn thì đây có phải là văn hóa hay không?
"Khóc thuê" -tất nhiên là khóc không phải vì buồn hay là quá vui rồi. Ở đây "khóc thuê" có thể xem là một "nghề" để kiếm tiền đối với một số người nào đấy. Như vậy xét về tính giá trị thì "khóc thuê" cũng có giá trị. Nó là sản phẩm do con người tạo ra vì vậy nó có tính nhân sinh. "Khóc thuê" là một nghề đã xuất hiện từ xưa và đến ngày nay cũng đang tồn tại ở một số nơi và nó lại mang tính lịch sứ. Như vậy "khóc thuê" có thể xem là văn hóa.
Vui buồn nghề khóc thuê...
http://www.handheldvn.com/showpost.php?p=1199076&postcount=1