Lam Sơn
Super Moderators
Đàn ông có hay đi café không? Một phần đời của nhiều đàn ông trôi trong những quán café. Có nhiều đàn ông, trước khi lên giường phải café như một phần tất yếu của cuộc sống… lên giường rồi, lúc thức dậy lại café. Đàn ông chat với người đẹp, biết nick này đang ở cùng thành phố với mình thường buông lời: “Café nhá”.
Có bao giờ đàn ông hỏi: "Đàn ông đi café để làm gì?".
Đàn ông đi café trước hết là để uống café. Đố ai định nghĩa được café? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Café là một loại đồ uống màu đen có chứa chất caffein". Nghe thế biết ngay có nhiều thứ không thể tìm được định nghĩa trên Yahoo, Google hay Wikipedia - ví dụ như café.
Để biết thế nào là café tốt nhất thì cần phải uống một cốc café. Cảm nhận đầu tiên là đắng và thơm. Chức năng chính của café không phải là giải khát, nhiều người uống café với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng chất caffein trong café không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.
Café nhiều khi đắng đến cồn cào. Đắng đến tỉnh người, tỉnh khỏi những cơn mộng mị còn sót lại trên đời - điều này rất cần thiết với đàn ông vốn luôn phải tỉnh táo. Đàn bà trái lại cần nhiều mơ mộng nên đàn bà ít uống café hơn đàn ông.
Có những loại café đặc biệt, dường như chỉ để dành cho đàn ông, ví dụ như Irish coffee - café theo kiểu của Ireland. Cách pha Irish coffee rất đơn giản: cho hai thìa whisky và một thìa đường vào ly chuyên dùng để pha Irish coffee, sau đó hơ ly rượu trên ngọn lửa đèn cồn, xoay đều ly cho đến khi đường trong rượu tan hết và bắt đầu thấy hơi nước bốc lên thì rót café vào, phun thêm một lớp kem sữa mỏng, không ngọt lên trên. Khi dùng Irish coffee không nên khuấy mà cứ để vậy, nhấp từng ngụm nhỏ - như nhấm nháp những đắng cay, ngọt ngào và men say của cuộc đời.
Đi café là một thói quen. Nhiều khi đàn ông chẳng biết làm gì, đi ngoài đường cứ để chế độ autopilot (chế độ tự lái) đến quán café. Đi café là để thư giãn. Quán café là nơi thư giãn lý tưởng giữa lòng thành phố ồn ào, bụi bặm. Nhiều khi thấy mệt mỏi, nhiều khi trong những bề bộn công việc, đàn ông đi café - đơn giản chỉ để uống và ngắm người đời, cảm nhận không gian. Thảnh thơi ngồi uống café, nhìn dòng người tất bật trong cuộc mưu sinh là một thú vui tao nhã của đàn ông.
Đi café là để kiếm một chỗ ngồi, một không gian riêng tư. Nhiều quán café có phong cách sang trọng, rất thích hợp để cùng đối tác bàn công việc. Đi café là một cái cớ. Khi đàn ông muốn ra khỏi nhà, khi đàn ông muốn gặp người đẹp ... đàn ông đi café.
Đàn ông đi café đôi khi là để làm từ thiện. Ngồi ở quán café đàn ông hay mua báo, đánh giày... một phần để giúp những người phải đi đánh giày, bán báo. Ở Việt Nam chưa có kiểu café sospento như ở Napoli, nước Ý. Xuất phát từ truyền thống giúp đỡ nhau lâu đời ở thành phố xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải này, khi cảm thấy đây là một ngày tốt đẹp hay khi vừa có một giao dịch thuận lợi hoặc đơn giản là chỉ muốn dành tho ai đó một tách café, người ta gọi một sospenso (tiếng Ý tức là tạm hoãn lại) - nghĩa là uống một tách café espresso và trả tiền cho hai tách. Khi một người đi ngang qua quán café mà không có khả năng trả tiền cho một tách espresso, có thể ung dung vào quán và gọi tách café đã được tạm hoãn lại...
Tốt nhất là đừng hỏi đàn ông đi café để làm gì vì có quá nhiều lý do để đàn ông đi café. Khi thấy đàn ông im lặng café một mình, có thể lúc ấy đàn ông đang ngẫm nghĩ sự đời và ngẫm nghĩ xem mình đi café, cũng như mình sống trên đời này để làm gì.
Đàn ông và dưa lê (Khi đàn ông nói nhỏ)
Đàn ông vốn ăn to nói lớn. Hiếm khi đàn ông nói nhỏ, hiếm khi đàn ông thầm thì. Có những nam nhi đại trượng phu thà chết đứng như Từ Hải còn hơn là phải hạ giọng tỉ tê ton hót.
Khi đàn ông phải thầm thì, thậm chí thều thào, có thể đó là vì đàn ông bị đau họng sau khi uống rất rất nhiều bia lạnh. Khi đàn ông phải nói nhỏ, có thể đó là vì đàn ông có điều khó nói, có chuyện thầm kín - ví dụ như chuyện đã uống hai viên Viagra mà không thấy có tác dụng gì. Trong những trường hợp đó, đàn ông hoàn toàn có thể thông cảm với nhau.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và không thể tha thứ đó là khi đàn ông “tám” hay còn gọi là đàn ông “buôn dưa lê". “Buôn dưa lê” vốn không phải là đặc tính của đàn ông. Đàn bà có thể rủ rỉ với người bạn cùng giới cả ngày không chán. Còn đàn ông thì không lắm chuyện đến thế, gặp nhau là uống rượu nói dăm câu ba điều, cười ha hả, thế là xong.
Thật ra những từ "đàn ông", "nói nhỏ” “thầm thì", “tám”, "buôn dưa lê" không nên đặt cạnh nhau. Đàn ông không nên nói nhỏ, không nên thầm thì, càng không nên "tám”, không nên “buôn dưa lê". Nếu có trường hợp đàn ông như vậy quả là sự trớ trêu của lịch sử, sự nhầm lẫn của tạo hóa mà y học... không thể bó tay.
Cách đây trên hai trăm năm, nhà văn Đan Mạch nổi tiếng thế giới Andersen đã viết rất hóm về căn bệnh “buôn dưa lê": Buổi sáng, chị gà mái vừa nhảy khỏi chuồng thì bị mất một cái lông cánh. Chuyện rụng lông với lũ gà thì cũng bình thường thôi. Thế mà chị ngan vẫn rỉ tai chị vịt. Rồi chị vịt lại thì thào với chị ngỗng. Cứ thầm thầm thì thì như vậy, đến lúc câu chuyện trở lại tai chị gà mái (nhân vật chính) thì đã thành một chuyện tày trời. Và chính chị gà mái này đã quả quyết: “Kinh lắm nhá. Có một mụ gà mái vì giai đã tự vặt lông mình, vặt đến mức trụi thùi lụi, chẳng còn một cái lông nào... "
Dưa lê vốn không có tội tình gì. Thời bao cấp dưa lê như một thứ quả ăn vào có tính mát, có thể dùng làm quà tặng đến biếu sếp. Thời kinh tế thị trường, dưa lê bị mất giá, bị coi là nhạt nhẽo và thuật ngữ “buôn dưa lê" được dùng để chỉ một thói xấu đặc trưng của đàn bà là ngồi lê đôi mách, kiếm chuyện làm quà.
Khi đàn ông buôn dưa lê, đó là một việc cực kỳ tồi tệ, tồi tệ hơn cả việc đàn ông buôn... cà chua ở ngoài đời thực. Thử tưởng tượng một anh đàn ông sức dài vai rộng phải đẩy xe thồ đi bán từng cân cà chua ở ngoài phố như đàn bà (khi viết đến đây tác giả thành thật xin lỗi dưa lê, xin lỗi tất cả đàn bà và tất cả các anh bán cà chua - ví dụ trên đưa ra hoàn toàn có tính chất minh họa). Thử tưởng tượng một đàn ông mà cứ đi nghe chuyện của người này để đem nói với người khác, lấy đó làm sự nghiệp của đời mình...
Có bao giờ đàn ông hỏi: "Đàn ông đi café để làm gì?".
Đàn ông đi café trước hết là để uống café. Đố ai định nghĩa được café? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Café là một loại đồ uống màu đen có chứa chất caffein". Nghe thế biết ngay có nhiều thứ không thể tìm được định nghĩa trên Yahoo, Google hay Wikipedia - ví dụ như café.
Để biết thế nào là café tốt nhất thì cần phải uống một cốc café. Cảm nhận đầu tiên là đắng và thơm. Chức năng chính của café không phải là giải khát, nhiều người uống café với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng chất caffein trong café không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.
Café nhiều khi đắng đến cồn cào. Đắng đến tỉnh người, tỉnh khỏi những cơn mộng mị còn sót lại trên đời - điều này rất cần thiết với đàn ông vốn luôn phải tỉnh táo. Đàn bà trái lại cần nhiều mơ mộng nên đàn bà ít uống café hơn đàn ông.
Có những loại café đặc biệt, dường như chỉ để dành cho đàn ông, ví dụ như Irish coffee - café theo kiểu của Ireland. Cách pha Irish coffee rất đơn giản: cho hai thìa whisky và một thìa đường vào ly chuyên dùng để pha Irish coffee, sau đó hơ ly rượu trên ngọn lửa đèn cồn, xoay đều ly cho đến khi đường trong rượu tan hết và bắt đầu thấy hơi nước bốc lên thì rót café vào, phun thêm một lớp kem sữa mỏng, không ngọt lên trên. Khi dùng Irish coffee không nên khuấy mà cứ để vậy, nhấp từng ngụm nhỏ - như nhấm nháp những đắng cay, ngọt ngào và men say của cuộc đời.
Đi café là một thói quen. Nhiều khi đàn ông chẳng biết làm gì, đi ngoài đường cứ để chế độ autopilot (chế độ tự lái) đến quán café. Đi café là để thư giãn. Quán café là nơi thư giãn lý tưởng giữa lòng thành phố ồn ào, bụi bặm. Nhiều khi thấy mệt mỏi, nhiều khi trong những bề bộn công việc, đàn ông đi café - đơn giản chỉ để uống và ngắm người đời, cảm nhận không gian. Thảnh thơi ngồi uống café, nhìn dòng người tất bật trong cuộc mưu sinh là một thú vui tao nhã của đàn ông.
Đi café là để kiếm một chỗ ngồi, một không gian riêng tư. Nhiều quán café có phong cách sang trọng, rất thích hợp để cùng đối tác bàn công việc. Đi café là một cái cớ. Khi đàn ông muốn ra khỏi nhà, khi đàn ông muốn gặp người đẹp ... đàn ông đi café.
Đàn ông đi café đôi khi là để làm từ thiện. Ngồi ở quán café đàn ông hay mua báo, đánh giày... một phần để giúp những người phải đi đánh giày, bán báo. Ở Việt Nam chưa có kiểu café sospento như ở Napoli, nước Ý. Xuất phát từ truyền thống giúp đỡ nhau lâu đời ở thành phố xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải này, khi cảm thấy đây là một ngày tốt đẹp hay khi vừa có một giao dịch thuận lợi hoặc đơn giản là chỉ muốn dành tho ai đó một tách café, người ta gọi một sospenso (tiếng Ý tức là tạm hoãn lại) - nghĩa là uống một tách café espresso và trả tiền cho hai tách. Khi một người đi ngang qua quán café mà không có khả năng trả tiền cho một tách espresso, có thể ung dung vào quán và gọi tách café đã được tạm hoãn lại...
Tốt nhất là đừng hỏi đàn ông đi café để làm gì vì có quá nhiều lý do để đàn ông đi café. Khi thấy đàn ông im lặng café một mình, có thể lúc ấy đàn ông đang ngẫm nghĩ sự đời và ngẫm nghĩ xem mình đi café, cũng như mình sống trên đời này để làm gì.
Đàn ông và dưa lê (Khi đàn ông nói nhỏ)
Đàn ông vốn ăn to nói lớn. Hiếm khi đàn ông nói nhỏ, hiếm khi đàn ông thầm thì. Có những nam nhi đại trượng phu thà chết đứng như Từ Hải còn hơn là phải hạ giọng tỉ tê ton hót.
Khi đàn ông phải thầm thì, thậm chí thều thào, có thể đó là vì đàn ông bị đau họng sau khi uống rất rất nhiều bia lạnh. Khi đàn ông phải nói nhỏ, có thể đó là vì đàn ông có điều khó nói, có chuyện thầm kín - ví dụ như chuyện đã uống hai viên Viagra mà không thấy có tác dụng gì. Trong những trường hợp đó, đàn ông hoàn toàn có thể thông cảm với nhau.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và không thể tha thứ đó là khi đàn ông “tám” hay còn gọi là đàn ông “buôn dưa lê". “Buôn dưa lê” vốn không phải là đặc tính của đàn ông. Đàn bà có thể rủ rỉ với người bạn cùng giới cả ngày không chán. Còn đàn ông thì không lắm chuyện đến thế, gặp nhau là uống rượu nói dăm câu ba điều, cười ha hả, thế là xong.
Thật ra những từ "đàn ông", "nói nhỏ” “thầm thì", “tám”, "buôn dưa lê" không nên đặt cạnh nhau. Đàn ông không nên nói nhỏ, không nên thầm thì, càng không nên "tám”, không nên “buôn dưa lê". Nếu có trường hợp đàn ông như vậy quả là sự trớ trêu của lịch sử, sự nhầm lẫn của tạo hóa mà y học... không thể bó tay.
Cách đây trên hai trăm năm, nhà văn Đan Mạch nổi tiếng thế giới Andersen đã viết rất hóm về căn bệnh “buôn dưa lê": Buổi sáng, chị gà mái vừa nhảy khỏi chuồng thì bị mất một cái lông cánh. Chuyện rụng lông với lũ gà thì cũng bình thường thôi. Thế mà chị ngan vẫn rỉ tai chị vịt. Rồi chị vịt lại thì thào với chị ngỗng. Cứ thầm thầm thì thì như vậy, đến lúc câu chuyện trở lại tai chị gà mái (nhân vật chính) thì đã thành một chuyện tày trời. Và chính chị gà mái này đã quả quyết: “Kinh lắm nhá. Có một mụ gà mái vì giai đã tự vặt lông mình, vặt đến mức trụi thùi lụi, chẳng còn một cái lông nào... "
Dưa lê vốn không có tội tình gì. Thời bao cấp dưa lê như một thứ quả ăn vào có tính mát, có thể dùng làm quà tặng đến biếu sếp. Thời kinh tế thị trường, dưa lê bị mất giá, bị coi là nhạt nhẽo và thuật ngữ “buôn dưa lê" được dùng để chỉ một thói xấu đặc trưng của đàn bà là ngồi lê đôi mách, kiếm chuyện làm quà.
Khi đàn ông buôn dưa lê, đó là một việc cực kỳ tồi tệ, tồi tệ hơn cả việc đàn ông buôn... cà chua ở ngoài đời thực. Thử tưởng tượng một anh đàn ông sức dài vai rộng phải đẩy xe thồ đi bán từng cân cà chua ở ngoài phố như đàn bà (khi viết đến đây tác giả thành thật xin lỗi dưa lê, xin lỗi tất cả đàn bà và tất cả các anh bán cà chua - ví dụ trên đưa ra hoàn toàn có tính chất minh họa). Thử tưởng tượng một đàn ông mà cứ đi nghe chuyện của người này để đem nói với người khác, lấy đó làm sự nghiệp của đời mình...