Lam Sơn
Super Moderators
Sợ vợ làm đẹp...
Khi đã là chồng rồi các ông lại nghĩ, mình mất bao nhiêu công sức, tiền bạc cưa kéo, giờ chủ quyền của mình mà vợ cứ hây hây đẹp thế kia, ra đường nhiều thằng quay mặt lại nhìn theo thế kia, bực không chịu được!
---
Khi đã là chồng rồi các ông lại nghĩ, mình mất bao nhiêu công sức, tiền bạc cưa kéo, giờ chủ quyền của mình mà vợ cứ hây hây đẹp thế kia, ra đường nhiều thằng quay mặt lại nhìn theo thế kia, bực không chịu được!
---
Thấy mũi cay cay khi vợ chưng diện...
Nếu hỏi đàn ông có thích vợ đẹp không, tôi tin chẳng ai không thích. Thế nhưng trong thực tế lại có những ông chồng không thích vợ làm đẹp - mặc đồ đẹp hoặc trang điểm đẹp hơn.
Đi sâu vào tâm lý những ông chồng này mới thấy nếu không phải là “mèo mù vớ cá rán” thì khi lựa chọn đối tượng kết hôn chính họ thường kén người đẹp, càng đẹp càng mê. Nhưng khi đã thành vợ mình rồi anh ta lại thấy vợ chẳng cần phải đẹp đến thế! Tâm lý này có nguồn gốc sâu xa từ câu nói:”Vợ đẹp là vợ người ta”. Bởi vì nhan sắc phụ nữ là một giá trị mà thời kinh tế thị trường càng được khai thác triệt để. Cơ quan nào có người đẹp đều biết tận dụng. Hội diễn, hội thảo đưa người đẹp ra dẫn chương trình. Khách khứa, tiệc tùng đẩy người đẹp ra tiếp tân. Tan sở mọi người vội vã về nhà cơm nước cho chồng con, riêng người đẹp được sếp ưu ái kéo đi tiếp khách. Chồng con ở nhà cứ việc dài cổ ra mà đợi. Hỏi như thế có ông chồng nào thích vợ đẹp!
Người xưa có câu: ”Tây Thi là của hoàng đế”. Cho nên nếu bạn không phải hoàng đế mà may mắn lấy được Tây Thi có khi lại là cái họa. Người đẹp cứ ra khỏi nhà là có đàn ông bám theo khen lấy khen để. Đến cơ quan cũng có những anh nhiệt tình giúp đỡ đến nơi đến chốn. Nếu người đẹp cứ vô tư nói cười thoải mái khác nào khuyến khích họ. Cho nên làm chủ một bông hoa hương sắc hơn người nhiều lúc cũng thấy sống mũi hơi... cay cay.
Mới hay tại sao lại có đàn ông không muốn vợ ăn mặc hoặc trang điểm đẹp. Càng những anh thiếu tự tin, thiếu lòng tin ở vợ lại càng không muốn. Đặc biệt khi anh ta cảm thấy nhan sắc của vợ khiến hạnh phúc gia đình không được an toàn.
Vì vậy giải pháp cho những anh chồng này là người vợ hãy làm sao cho chồng luôn cảm thấy anh ta là người đàn ông đáng yêu nhất. Rằng ngoài chồng ra, tất cả đàn ông khác đều chẳng đáng quan tâm. Nếu lòng tin đó luôn được củng cố hằng ngày thì dẫu bạn có làm đẹp đến đâu chồng càng thích. Còn nếu vợ đẹp mà chồng động vào người lại hất tay ra thì càng chưng diện anh ta càng lộn ruột.
Về phía người chồng, nếu vợ làm đẹp nên biết rằng họ làm thế là để được chồng yêu. Và như vậy chính bạn cũng cần làm sao để được vợ yêu. Bạn phải cố gắng để luôn tương xứng với người đẹp, chứ không phải bằng cách kìm hãm để người đẹp xấu đi cho bằng mình.
Nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa
Nếu hỏi đàn ông có thích vợ đẹp không, tôi tin chẳng ai không thích. Thế nhưng trong thực tế lại có những ông chồng không thích vợ làm đẹp - mặc đồ đẹp hoặc trang điểm đẹp hơn.
Đi sâu vào tâm lý những ông chồng này mới thấy nếu không phải là “mèo mù vớ cá rán” thì khi lựa chọn đối tượng kết hôn chính họ thường kén người đẹp, càng đẹp càng mê. Nhưng khi đã thành vợ mình rồi anh ta lại thấy vợ chẳng cần phải đẹp đến thế! Tâm lý này có nguồn gốc sâu xa từ câu nói:”Vợ đẹp là vợ người ta”. Bởi vì nhan sắc phụ nữ là một giá trị mà thời kinh tế thị trường càng được khai thác triệt để. Cơ quan nào có người đẹp đều biết tận dụng. Hội diễn, hội thảo đưa người đẹp ra dẫn chương trình. Khách khứa, tiệc tùng đẩy người đẹp ra tiếp tân. Tan sở mọi người vội vã về nhà cơm nước cho chồng con, riêng người đẹp được sếp ưu ái kéo đi tiếp khách. Chồng con ở nhà cứ việc dài cổ ra mà đợi. Hỏi như thế có ông chồng nào thích vợ đẹp!
Người xưa có câu: ”Tây Thi là của hoàng đế”. Cho nên nếu bạn không phải hoàng đế mà may mắn lấy được Tây Thi có khi lại là cái họa. Người đẹp cứ ra khỏi nhà là có đàn ông bám theo khen lấy khen để. Đến cơ quan cũng có những anh nhiệt tình giúp đỡ đến nơi đến chốn. Nếu người đẹp cứ vô tư nói cười thoải mái khác nào khuyến khích họ. Cho nên làm chủ một bông hoa hương sắc hơn người nhiều lúc cũng thấy sống mũi hơi... cay cay.
Mới hay tại sao lại có đàn ông không muốn vợ ăn mặc hoặc trang điểm đẹp. Càng những anh thiếu tự tin, thiếu lòng tin ở vợ lại càng không muốn. Đặc biệt khi anh ta cảm thấy nhan sắc của vợ khiến hạnh phúc gia đình không được an toàn.
Vì vậy giải pháp cho những anh chồng này là người vợ hãy làm sao cho chồng luôn cảm thấy anh ta là người đàn ông đáng yêu nhất. Rằng ngoài chồng ra, tất cả đàn ông khác đều chẳng đáng quan tâm. Nếu lòng tin đó luôn được củng cố hằng ngày thì dẫu bạn có làm đẹp đến đâu chồng càng thích. Còn nếu vợ đẹp mà chồng động vào người lại hất tay ra thì càng chưng diện anh ta càng lộn ruột.
Về phía người chồng, nếu vợ làm đẹp nên biết rằng họ làm thế là để được chồng yêu. Và như vậy chính bạn cũng cần làm sao để được vợ yêu. Bạn phải cố gắng để luôn tương xứng với người đẹp, chứ không phải bằng cách kìm hãm để người đẹp xấu đi cho bằng mình.
Nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa
---
Các bà vợ VN muốn làm đẹp để hợp lòng chồng cũng vất vả chán. Ai bảo mặc đẹp là không khổ nào?
Hôm nay hội mấy đứa sinh năm con gà tụ tập ăn uống rồi tạt vào cửa hàng thời trang của mình để đổi vỏ cho Tuyết, cô bạn giản dị nhất hội.
Cũng công nhận lạ thật nhé, đàn ông họ có virus gây thay lòng đổi dạ hay sao ấy. Lúc cưa kéo một cô nàng, họ sẵn sàng chờ rõ lâu là lâu, chờ mòn mỏi trong hớn hở hồi hộp chỉ để người yêu chọn xong bộ cánh rồi mới tấp tểnh đi chơi! Lúc nào họ cũng bảo: “Đẹp!”.
Chẳng biết lời nói dối chân thật kia có được bao nhiêu phần trăm sự thật? Thế rồi khi cưa đổ, một số đàn ông vẫn kệ người yêu muốn diện gì thì diện, chỉ biết cười cười, gật gật ừ hử cho qua chuyện.
Số đàn ông còn lại bắt đầu đi sâu hơn về vấn đề thời trang của người yêu: chọn lựa, đánh giá, bình phẩm. Rồi sắp cưới, có những ông táo tợn hơn bắt đầu đặt dấu ấn của mình vào thời trang của vợ: cấm mặc cái này, cấm rớ cái kia...
- Bà không biết, cứ vợ mặc điệu điệu tí là ông ấy bắt thay quần áo rồi mới chở đi nên tôi ngại diêm dúa lắm - Tuyết phân bua.
- Ở gần nhà tôi ấy - cái Hằng hào hứng kể - có ông lúc nào cũng soi vợ mặc gì. Vợ đi mua quần áo là đèo đi, mới đầu hàng xóm ai cũng bảo: “Tâm lý quá!”. Nhưng thực chất ông ấy đi cùng để chỉ đạo vợ không được mua cái này, cái kia. Cô vợ chỉ biết mua theo chồng mà thòm thèm những cái khác. Khổ!
- Khác gì nhà tôi đâu - cái Hồng xen vào - ông xã tôi lúc nào cũng chê tôi không biết mua quần áo, chê là bị hội chứng đám đông nên a dua theo. Tôi tức, lôi những đồ cũ xì ra mặc lại được ông ấy khen. Sao lại có những ông chồng ghê gớm thế nhỉ.
- Này - Tuyết kể tiếp - các ông ấy sợ vợ nhà đẹp nhưng mà ra ngoài thấy con bé nào xinh xinh, mặc hở hở một tí thì cứ nghệt mặt ra, chưa biết chừng lại phóng xe theo ấy chứ.
- Còn nếu chở vợ mặc đẹp thì không làu bàu cũng cắm mặt cắm mũi đi nhanh tới nơi cần đến. Chán thật - Hằng chêm vào.
Cô bạn Tuyết cuối cùng cũng hãnh diện ra đường với bộ đồ mới, ngúng nguẩy diện đi làm và cười toe toét sau những lời khen của đồng nghiệp, bạn bè. Sau đấy, Tuyết lại trở về nhà với bộ đồ cotton mẹ mướp luộm thuộm, vừa bế con vừa tất bật nấu cơm. Chừng nào ông chồng thuần Việt còn chưa thay đổi tư duy thì Tuyết còn chưa dám khoe bộ quần áo tự ý mua.
oOo
Hôm nay hội mấy đứa sinh năm con gà tụ tập ăn uống rồi tạt vào cửa hàng thời trang của mình để đổi vỏ cho Tuyết, cô bạn giản dị nhất hội.
Cũng công nhận lạ thật nhé, đàn ông họ có virus gây thay lòng đổi dạ hay sao ấy. Lúc cưa kéo một cô nàng, họ sẵn sàng chờ rõ lâu là lâu, chờ mòn mỏi trong hớn hở hồi hộp chỉ để người yêu chọn xong bộ cánh rồi mới tấp tểnh đi chơi! Lúc nào họ cũng bảo: “Đẹp!”. Chẳng biết lời nói dối chân thật kia có được bao nhiêu phần trăm sự thật? Thế rồi khi cưa đổ, một số đàn ông vẫn kệ người yêu muốn diện gì thì diện, chỉ biết cười cười, gật gật ừ hử cho qua chuyện.
Số đàn ông còn lại bắt đầu đi sâu hơn về vấn đề thời trang của người yêu: chọn lựa, đánh giá, bình phẩm. Rồi sắp cưới, có những ông táo tợn hơn bắt đầu đặt dấu ấn của mình vào thời trang của vợ: cấm mặc cái này, cấm rớ cái kia...
- Bà không biết, cứ vợ mặc điệu điệu tí là ông ấy bắt thay quần áo rồi mới chở đi nên tôi ngại diêm dúa lắm - Tuyết phân bua.
- Ở gần nhà tôi ấy - cái Hằng hào hứng kể - có ông lúc nào cũng soi vợ mặc gì. Vợ đi mua quần áo là đèo đi, mới đầu hàng xóm ai cũng bảo: “Tâm lý quá!”. Nhưng thực chất ông ấy đi cùng để chỉ đạo vợ không được mua cái này, cái kia. Cô vợ chỉ biết mua theo chồng mà thòm thèm những cái khác. Khổ!
- Khác gì nhà tôi đâu - cái Hồng xen vào - ông xã tôi lúc nào cũng chê tôi không biết mua quần áo, chê là bị hội chứng đám đông nên a dua theo. Tôi tức, lôi những đồ cũ xì ra mặc lại được ông ấy khen. Sao lại có những ông chồng ghê gớm thế nhỉ.
- Này - Tuyết kể tiếp - các ông ấy sợ vợ nhà đẹp nhưng mà ra ngoài thấy con bé nào xinh xinh, mặc hở hở một tí thì cứ nghệt mặt ra, chưa biết chừng lại phóng xe theo ấy chứ.
- Còn nếu chở vợ mặc đẹp thì không làu bàu cũng cắm mặt cắm mũi đi nhanh tới nơi cần đến. Chán thật - Hằng chêm vào.
Cô bạn Tuyết cuối cùng cũng hãnh diện ra đường với bộ đồ mới, ngúng nguẩy diện đi làm và cười toe toét sau những lời khen của đồng nghiệp, bạn bè. Sau đấy, Tuyết lại trở về nhà với bộ đồ cotton mẹ mướp luộm thuộm, vừa bế con vừa tất bật nấu cơm. Chừng nào ông chồng thuần Việt còn chưa thay đổi tư duy thì Tuyết còn chưa dám khoe bộ quần áo tự ý mua.
oOo
- Kinh quá!
- Cái gì kinh quá? - Mình ngạc nhiên hỏi chồng.
- Em mặc váy trông kinh quá! - Ông xã nhấn mạnh từ “kinh” bằng giọng ông cụ.
- Có hở gì đâu? Bộ này công sở mà.
- Chân cong thế kia mà đòi mặc váy!
- Anh đừng có nói thế. Ngày xưa đến nhà chở em đi chơi, thấy em mặc váy sao không giở bài này ra nói?
- Ngày ấy khác! Nấu mặn chát đi được mà anh vẫn ăn đấy thôi. Giờ anh mới nói thật mà. Em thay bộ khác đi.
Ôi, ông chồng mình tự dưng hôm nay lại thành đại diện cho các ông mà mình ghét ơi là ghét: chê vợ làm đẹp. Song mình quyết không để tuổi xuân bị gói tròn trong những bộ đồ như gói bánh chưng được liền tranh đấu:
- Em hỏi thật, thế em mặc quần anh có thấy chân em cong không?
- Có chứ, cong veo! - Ông xã hí hửng.
- Vậy là được rồi, có gì khác nhau đâu. Em mặc váy chân cong mà mặc quần chân vẫn cong nốt. Cho nên mặc váy hay mặc quần đều không quan trọng. Hôm nay em sẽ mặc bộ này ra cửa hàng.
Mình giỏi ra phết nhỉ, bước ra cửa để mặc ông xã ngẩn ngơ đứng đó. Nhưng trên đời có biết bao người vợ vẫn còn lấm lét nhìn ý tứ chồng mỗi lần mở tủ quần áo đây?
Hôm nay hội mấy đứa sinh năm con gà tụ tập ăn uống rồi tạt vào cửa hàng thời trang của mình để đổi vỏ cho Tuyết, cô bạn giản dị nhất hội.
Cũng công nhận lạ thật nhé, đàn ông họ có virus gây thay lòng đổi dạ hay sao ấy. Lúc cưa kéo một cô nàng, họ sẵn sàng chờ rõ lâu là lâu, chờ mòn mỏi trong hớn hở hồi hộp chỉ để người yêu chọn xong bộ cánh rồi mới tấp tểnh đi chơi! Lúc nào họ cũng bảo: “Đẹp!”.
Chẳng biết lời nói dối chân thật kia có được bao nhiêu phần trăm sự thật? Thế rồi khi cưa đổ, một số đàn ông vẫn kệ người yêu muốn diện gì thì diện, chỉ biết cười cười, gật gật ừ hử cho qua chuyện.
Số đàn ông còn lại bắt đầu đi sâu hơn về vấn đề thời trang của người yêu: chọn lựa, đánh giá, bình phẩm. Rồi sắp cưới, có những ông táo tợn hơn bắt đầu đặt dấu ấn của mình vào thời trang của vợ: cấm mặc cái này, cấm rớ cái kia...
oOo
- Này tôi bảo, bà cứ xấu thế quanh năm không sợ mất chồng à? - Mình ghé tai hỏi nhỏ Tuyết.
- Bà không biết, cứ vợ mặc điệu điệu tí là ông ấy bắt thay quần áo rồi mới chở đi nên tôi ngại diêm dúa lắm - Tuyết phân bua.
- Ở gần nhà tôi ấy - cái Hằng hào hứng kể - có ông lúc nào cũng soi vợ mặc gì. Vợ đi mua quần áo là đèo đi, mới đầu hàng xóm ai cũng bảo: “Tâm lý quá!”. Nhưng thực chất ông ấy đi cùng để chỉ đạo vợ không được mua cái này, cái kia. Cô vợ chỉ biết mua theo chồng mà thòm thèm những cái khác. Khổ!
- Khác gì nhà tôi đâu - cái Hồng xen vào - ông xã tôi lúc nào cũng chê tôi không biết mua quần áo, chê là bị hội chứng đám đông nên a dua theo. Tôi tức, lôi những đồ cũ xì ra mặc lại được ông ấy khen. Sao lại có những ông chồng ghê gớm thế nhỉ.
- Này - Tuyết kể tiếp - các ông ấy sợ vợ nhà đẹp nhưng mà ra ngoài thấy con bé nào xinh xinh, mặc hở hở một tí thì cứ nghệt mặt ra, chưa biết chừng lại phóng xe theo ấy chứ.
- Còn nếu chở vợ mặc đẹp thì không làu bàu cũng cắm mặt cắm mũi đi nhanh tới nơi cần đến. Chán thật - Hằng chêm vào.
Cô bạn Tuyết cuối cùng cũng hãnh diện ra đường với bộ đồ mới, ngúng nguẩy diện đi làm và cười toe toét sau những lời khen của đồng nghiệp, bạn bè. Sau đấy, Tuyết lại trở về nhà với bộ đồ cotton mẹ mướp luộm thuộm, vừa bế con vừa tất bật nấu cơm. Chừng nào ông chồng thuần Việt còn chưa thay đổi tư duy thì Tuyết còn chưa dám khoe bộ quần áo tự ý mua.
oOo
Cũng công nhận lạ thật nhé, đàn ông họ có virus gây thay lòng đổi dạ hay sao ấy. Lúc cưa kéo một cô nàng, họ sẵn sàng chờ rõ lâu là lâu, chờ mòn mỏi trong hớn hở hồi hộp chỉ để người yêu chọn xong bộ cánh rồi mới tấp tểnh đi chơi! Lúc nào họ cũng bảo: “Đẹp!”. Chẳng biết lời nói dối chân thật kia có được bao nhiêu phần trăm sự thật? Thế rồi khi cưa đổ, một số đàn ông vẫn kệ người yêu muốn diện gì thì diện, chỉ biết cười cười, gật gật ừ hử cho qua chuyện.
Số đàn ông còn lại bắt đầu đi sâu hơn về vấn đề thời trang của người yêu: chọn lựa, đánh giá, bình phẩm. Rồi sắp cưới, có những ông táo tợn hơn bắt đầu đặt dấu ấn của mình vào thời trang của vợ: cấm mặc cái này, cấm rớ cái kia...
oOo
- Này tôi bảo, bà cứ xấu thế quanh năm không sợ mất chồng à? - Mình ghé tai hỏi nhỏ Tuyết.
- Bà không biết, cứ vợ mặc điệu điệu tí là ông ấy bắt thay quần áo rồi mới chở đi nên tôi ngại diêm dúa lắm - Tuyết phân bua.
- Ở gần nhà tôi ấy - cái Hằng hào hứng kể - có ông lúc nào cũng soi vợ mặc gì. Vợ đi mua quần áo là đèo đi, mới đầu hàng xóm ai cũng bảo: “Tâm lý quá!”. Nhưng thực chất ông ấy đi cùng để chỉ đạo vợ không được mua cái này, cái kia. Cô vợ chỉ biết mua theo chồng mà thòm thèm những cái khác. Khổ!
- Khác gì nhà tôi đâu - cái Hồng xen vào - ông xã tôi lúc nào cũng chê tôi không biết mua quần áo, chê là bị hội chứng đám đông nên a dua theo. Tôi tức, lôi những đồ cũ xì ra mặc lại được ông ấy khen. Sao lại có những ông chồng ghê gớm thế nhỉ.
- Này - Tuyết kể tiếp - các ông ấy sợ vợ nhà đẹp nhưng mà ra ngoài thấy con bé nào xinh xinh, mặc hở hở một tí thì cứ nghệt mặt ra, chưa biết chừng lại phóng xe theo ấy chứ.
- Còn nếu chở vợ mặc đẹp thì không làu bàu cũng cắm mặt cắm mũi đi nhanh tới nơi cần đến. Chán thật - Hằng chêm vào.
Cô bạn Tuyết cuối cùng cũng hãnh diện ra đường với bộ đồ mới, ngúng nguẩy diện đi làm và cười toe toét sau những lời khen của đồng nghiệp, bạn bè. Sau đấy, Tuyết lại trở về nhà với bộ đồ cotton mẹ mướp luộm thuộm, vừa bế con vừa tất bật nấu cơm. Chừng nào ông chồng thuần Việt còn chưa thay đổi tư duy thì Tuyết còn chưa dám khoe bộ quần áo tự ý mua.
oOo
- Kinh quá!
- Cái gì kinh quá? - Mình ngạc nhiên hỏi chồng.
- Em mặc váy trông kinh quá! - Ông xã nhấn mạnh từ “kinh” bằng giọng ông cụ.
- Có hở gì đâu? Bộ này công sở mà.
- Chân cong thế kia mà đòi mặc váy!
- Anh đừng có nói thế. Ngày xưa đến nhà chở em đi chơi, thấy em mặc váy sao không giở bài này ra nói?
- Ngày ấy khác! Nấu mặn chát đi được mà anh vẫn ăn đấy thôi. Giờ anh mới nói thật mà. Em thay bộ khác đi.
Ôi, ông chồng mình tự dưng hôm nay lại thành đại diện cho các ông mà mình ghét ơi là ghét: chê vợ làm đẹp. Song mình quyết không để tuổi xuân bị gói tròn trong những bộ đồ như gói bánh chưng được liền tranh đấu:
- Em hỏi thật, thế em mặc quần anh có thấy chân em cong không?
- Có chứ, cong veo! - Ông xã hí hửng.
- Vậy là được rồi, có gì khác nhau đâu. Em mặc váy chân cong mà mặc quần chân vẫn cong nốt. Cho nên mặc váy hay mặc quần đều không quan trọng. Hôm nay em sẽ mặc bộ này ra cửa hàng.
Mình giỏi ra phết nhỉ, bước ra cửa để mặc ông xã ngẩn ngơ đứng đó. Nhưng trên đời có biết bao người vợ vẫn còn lấm lét nhìn ý tứ chồng mỗi lần mở tủ quần áo đây?
Nguyễn Thị Thu Hiền (Hà Nội)
(theo Tình yêu - Lối sống)
(theo Tình yêu - Lối sống)