HỎI / ĐÁP Định nghĩa mới về vượt phải - tài xế Việt cần biết

Các thớt khác của huuquynh

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Hiện nay, tài xế Việt thường gặp nhiều tình huống tranh cãi với CSGT vì không đồng tình với quyết định xử phạt lỗi "vượt phải". Theo đó CSGT cho rằng vượt về bên phải xe khác là phạm lỗi vượt phải, nhưng nhiều tài xế giải thích đó chỉ là chuyển sang làn bên phải để chạy. Trong các văn bản luật và dưới luật cũng không quy định rõ về khái niệm này. Nhưng từ 1/11 tới, tranh cãi này sẽ không còn.

Mới đây Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chính thức ký thông tư 06/2016 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Theo đó quy chuẩn 41/2016 mới sẽ thay thế cho quy chuẩn 41/2012 đang dùng hiện nay. Thời gian bắt đầu hiệu lực là 1/11.


Quy chuẩn 41/2016 định nghĩa cụ thể khái niệm về vượt phải như sau:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ "vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều". Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.

Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:

Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Như vậy, để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn.

Theo VnExpress
 

Tuyền Phạm

Sầu nhân độc cô
GẮN KẾT
Em nghĩ nghị định mới này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Nếu trên đường siêu rộng, đủ cho 2 đến 3 ô tô nhưng không có vạch phân làn. Thì khi đó vượt phải có bị dính lỗi kia không?
 

admin

Staff member
GÂY DỰNG
Đường ko có vạch phân làn thì chắc là đường chưa làm xong. Còn nếu không thì vạch bị mờ và mất...

Bạn có thể minh hoạ bằng đường nào cụ thể hơn không?
 

Nicky Chang

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Có 2 điểm cần lưu ý là: 1. Có ít nhất 2 làn xe ở chiều lưu thông; và 2. Chỉ được tách làn khi làn bên phải cho xe 4 bánh lưu thông .

Từ đó, em thấy cũng đâu có gì hay ho hơn trước đâu nhỉ?
 

Lam Sơn

Super Moderators
Tóm gọn lại cho dễ hiểu:
- Đường có 1 làn xe: Cấm vượt phải (trừ xe vua)
- Đường có từ hai làn xe trở lên: Được vượt phải nhưng phải bảo đảm an toàn theo luật giao thông hiện hành (đèn tín hiệu vượt làn, khoảng cách an toàn trước sau).
Lưu ý: Đường lớn nhưng không có kẻ vạch được tính là một làn (vạch cũ mờ vẫn tính).
Bên US tôi thấy lái xe rất thoải mái, muốn chuyển làn, vượt phải vượt trái đều được miễn sao đừng vượt ẩu nếu không thì cuối tháng nhất định sẽ nhận được bill đóng phạt.

image.jpeg
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Việc này dẫn đến việc phải quan sát việc phân làn cụ thể thế nào trên con đường mình đang đi. Nếu chỉ có 1 làn dành cho Oto thì vượt phải vẫn phạm lỗi. Còn nếu phân làn oto nhiều hơn 1 thì vượt thoải mái.
 

avelynn

Đạo học là sâu sắc!!!
GẮN KẾT
khi vượt trên cao tốc, quan trọng nhất có lẽ là tốc độ tối đa cho phép ở mỗi làn. Nếu làn bên phải mà quy định tốc độ tối đa thấp hơn làn bên trái thì không thể vượt lên được (nếu xe đi làn trái chạy đủ tốc độ tối đa cho phép), khi đó chỉ đồng nghĩa với việc chuyển làn sang phải.
 

Tuyền Phạm

Sầu nhân độc cô
GẮN KẾT
Đường ko có vạch phân làn thì chắc là đường chưa làm xong. Còn nếu không thì vạch bị mờ và mất...

Bạn có thể minh hoạ bằng đường nào cụ thể hơn không?

Đường Nguyễn Trãi ở Hà Đông, Hà Nội anh ạ. Từ sau khi chặt cây thì đường này trở thành con đường hỗn tạp nhất Thủ Đô, mạnh ai nấy đi không có bất cứ một vạch kẻ phân làn nào.

Em đi nhiều về vùng nông thôn, đường khá to đủ 2 ô tô đi cùng một chiều nhưng cũng không có vạch kẻ phân làn. Tất nhiên là đường nông thôn, ngoại thành ít khi có CSGT túc trực, nhưng nếu áp vào cái nghị định kia thì sẽ gây tranh cãi.
 

Tuyền Phạm

Sầu nhân độc cô
GẮN KẾT
khi vượt trên cao tốc, quan trọng nhất có lẽ là tốc độ tối đa cho phép ở mỗi làn. Nếu làn bên phải mà quy định tốc độ tối đa thấp hơn làn bên trái thì không thể vượt lên được (nếu xe đi làn trái chạy đủ tốc độ tối đa cho phép), khi đó chỉ đồng nghĩa với việc chuyển làn sang phải.

Em gặp nhiều trường hợp chạy trên đường cao tốc, làn trái cho phép chạy 120 km/h nhưng nhiều xe chỉ chạy 110km/h; trong khi làn phải tối đa là 100km/h. Xin đường xe trước coi như không biết. Chạy kiểu đó rất ức chế. Vượt phải rất dễ ăn cạp nong của CSGT.
 

avelynn

Đạo học là sâu sắc!!!
GẮN KẾT
Đường Nguyễn Trãi ở Hà Đông, Hà Nội anh ạ. Từ sau khi chặt cây thì đường này trở thành con đường hỗn tạp nhất Thủ Đô, mạnh ai nấy đi không có bất cứ một vạch kẻ phân làn nào.
chỗ e cũng hay phải chạy vào Sở KHCN trong Hà Đông, đi đoạn Nguyễn Trãi này lộn xộn lắm, chắc do đường sắt khựa làm mãi ko xong, nên mấy ông VN chờ khi nào xong đường sắt mới hoàn thiện đường bộ :p
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Các Mod cho em hỏi mấy ngày nay dd bị lỗi hay nick em bị banned mà em ko vào đọc thông tin được, nếu lỗi xin chỉ giúp em cách khắc phục, tks
Top