“Tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà”, bà Phạm Chi Lan.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Kính thưa bạn đọc Tuần Việt Nam/VietNamNet, kính thưa các vị khách mời, chủ đề của bàn tròn trực tuyến hôm nay là: Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu vị khách mời đầu tiên, bà Phạm Chi Lan- một chuyên gia kinh tế, một người bạn đồng hành cùng các nhà doanh nghiệp, là người có ý tưởng mạch lạc và những phân tích sâu sắc về kinh tế Việt Nam lâu nay mà bạn đọc chúng ta đều biết.
Khách mời thứ hai là TS. Nguyễn Minh Phong, đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, người sẽ cho chúng ta những phân tích thấu đáo, xác đáng về những hiện tượng trong xã hội. Có thể những phân tích đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau lòng, xấu hổ, nhưng cũng gợi nên một niềm hi vọng nào đó trong thời gian tới về hàng hóa Việt Nam, hay việc chống lại những "cơn lũ" hàng hóa chất lượng kém, xuất phát từ những lỗ hổng trong quản lý, sản xuất, và trong cả quan niệm của người tiêu dùng, mà tôi xin phép được là một người đại diện nhỏ bé.
Khách mời thứ ba là ông Thân Đức Việt, đến từ Công ty May 10, đây là doanh nghiệp mà một số người tiêu dùng hiện nay coi là một trong những chiến binh mang lại niềm hi vọng cho người tiêu dùng VN trước sự tràn ngập và thống trị của hàng hóa nước ngoài ở thị trường nội địa.
Với cách nhìn của nhiều người tiêu dùng như chúng tôi, khi chúng ta tiến vào thị trường thế giới thì hình như sự bất lợi đang nghiêng về phía các doanh nghiệp (DN) VN.
Trong bàn tròn hôm nay, chúng ta không thể nói được tất cả những gì muốn nói, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau mổ xẻ, phân tích một cách thấu đáo những yếu tố cơ bản nhất về một báo động cao: Đó là hàng TQ chất lượng thấp đang tràn vào thị trường VN.
Chúng ta không tẩy chay, không phê phán việc hàng hóa của quốc gia nào đó được nhập vào nước ta, vì đây là cuộc chơi rất công bằng, nhưng chúng ta cũng phải nhìn lại mình, nếu mạnh, chúng ta sẽ ngang hàng với các thế lực hàng hóa nước ngoài, còn nếu kém cỏi, nếu bảo thủ và trì trệ thì chúng ta phải chấp nhận thất bại cay đắng ngay trên sân nhà.
Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho bà Phạm Chi Lan: Khi nhận được lời mời tham dự bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp”, cảm giác của bà như thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: Những ngày gần đây, tôi thực sự thấy rất bứt rứt, sốt ruột và đau lòng vô cùng về hàng chất lượng thấp của nước ngoài, đặc biệt là của TQ tràn vào VN. Không những nó làm hại cho người tiêu dùng mà còn làm hại cho nền sản xuất VN ở mức độ rất to lớn.
Do vậy, khi được Tuần Việt Nam/Vietnamnet mời tham dự cuộc trò chuyện hôm nay tôi đã nhận lời ngay lập tức vì cũng muốn chia sẻ một số những điều mà mình đang bức xúc trong lòng với bạn đọc.
Tôi cũng muốn thông qua đây có một thông điệp nho nhỏ đến bạn đọc, đến những người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cả với Nhà nước để chúng ta có thể cùng nhau chặn được cơn lũ quét này, bảo vệ cho sự an toàn của đất nước, của người dân VN và đấy cũng là điều tôi mong muốn.
Chưa chuẩn bị chu đáo
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Trong tư duy và phân tích của bà, bà đã biết được nguy cơ hàng nhập ngoại kém chất lượng ồ ạt vào VN, nhất là hàng hóa chất lượng thấp có xuất xứ từ TQ đối với nền kinh tế VN từ lúc nào? Ngay cả bây giờ, một bộ phận người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị hàng hóa giá rẻ của TQ quyến rũ, 1 năm? 5 năm? hay 10 năm? Theo bà, vì sao người ta vẫn không ý thức được điều đó để đến nay, chúng ta phải đối mặt với cấp báo động cao nhất về tình trạng này?
Bà Phạm Chi Lan: Mối lo của tôi có lẽ xuất hiện rõ rệt nhất là vào khoảng cách đây 10 năm, năm 1999.
Khi đó tôi được Chính phủ chỉ định là một trong hai người Việt Nam cùng với ông Nguyễn Quang Thái bây giờ là Tổng Thư ký của Hiệp hội Kinh tế VN tham gia vào nhóm gọi là Tầm nhìn Đông Á. Theo đó, mỗi nước cử hai người trong 10 nước Asian, cộng với 3 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để bàn về một cơ chế hợp tác mở rộng thị trường trong khu vực và hợp tác giữa khối Asian với 3 nước đó theo hướng sẽ mở cửa dần thị trường.
10 nước này sẽ trao đổi với nhau trên nguyên tắc tương tự như với Asian, nghĩa là thuế sẽ giảm từ 0-5%, tiến dần đến 0%, tất cả các hàng rào khác phi thuế sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, cái còn lại mà các nước có thể giữ lại là hàng rào kỹ thuật, để bảo vệ chính đáng cho hàng hóa của mình, người tiêu dùng của mình.
Điều mà tôi lo lắng khi ấy là trong không khí thảo luận như vậy, khi VN đang chuẩn bị tham gia WTO, dấy lên mọi nỗ lực, hào hứng để gia nhập công cuộc mở rộng hợp tác đó nhưng không có sự chuẩn bị đầy đủ để tạo nên thế lực, hàng rào chắn cho mình để tránh khỏi những áp lực xấu.
Khi ta mở cửa ra, sẽ có những làn gió tốt lành thổi vào những phải biết là cũng sẽ có ruồi muỗi bay vào và phải có cách để phòng chống. Nhưng chúng ta dường như rất ít để ý đến sự phòng chống đó.
Trong toàn bộ công cuộc đàm phán với nước ngoài, ta đã đưa ra rất nhiều những cam kết khác nhau để mở cửa thị trường, nhưng chúng ta lại rất ít tham vấn DN, ít thông báo cho người dân là những người sẽ chịu tác động những yếu tố này, để họ có tinh thần chuẩn bị đối phó.
Điều này rất khác với TQ trong toàn bộ quá trình chuẩn bị mở cửa, họ thông báo tối đa đến người dân và DN, giúp người ta chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để đối phó với sự cạnh tranh mới.
Còn ở VN, tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà.
Tấn công có chủ định
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa TS. Nguyễn Minh Phong, ông là một nhà nghiên cứu kinh tế-xã hội, chắc chắn ông đã có một phác thảo về tiến trình xâm nhập của hàng ngoại vào VN, đặc biệt là hàng TQ, đặc biệt hơn nữa là hàng TQ chất lượng thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mĩ, kinh tế của người dân VN.
Vậy ông có thể đưa ra một cách nhìn, hay phác thảo về một lộ trình của hàng hóa TQ vào VN trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Nó đang tiến lên, nguy cơ hơn, thống trị hơn? hay là sự hợp tác thương mại tốt đẹp?
TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi xin đẩy thời gian lùi xa một chút, cách đây 20 năm. Năm 1996, tôi làm nghiên cứu sinh ở Nga và đó là thời kỳ hậu Xô Viết, tiền tư bản, thời kỳ mà hàng TQ bắt đầu có mặt ở nước Nga.
Lúc đó, hàng VN cũng cùng sang Nga với hàng TQ. Chúng tôi đã chứng kiến thời kỳ "cơn lốc áo gió" của VN sang Liên Xô và áp đảo hàng TQ, mang lại rất nhiều lợi nhuận và công ăn việc làm cho người VN. Đó là thời điểm huy hoàng của người Việt. Nhưng thời kỳ đó kết thúc rất nhanh, chỉ trên dưới 1 năm và hàng TQ tăng dần mặt trận và trở nên thống trị.
Tại sao cùng một thời điểm, cùng một điều kiện như nhau, mà TQ lại thắng được VN ở Liên Xô, sau đó là thắng ở những nước khác nữa, và sau đó là thắng ở cả trên sân của VN? Có lẽ tôi xin bắt đầu nguyên nhân từ thời kỳ mà tôi quan sát được, để thử nhìn nhận hiện nay.
Thời đó, TQ đã có một chiến lược xuất hàng, và chiến lược của chính quyền bảo hộ xuất hàng rất tốt. Chúng tôi đã chứng kiến cảnh cùng một ki-ốt của VN và TQ bán hàng, nhưng khi cùng bị công an Nga quây bắt thì người VN mỗi người chạy một hướng, và hàng hóa vứt toán loạn.
Nhưng khi một ki-ốt của TQ bị quây, thì sau đó không lâu là người của sứ quán TQ xuất hiện, tất cả những người TQ qui tụ vào một chỗ, dồn hàng vào một chỗ, chất đống và để xăng xung quanh, nếu mà công an làm mạnh thì họ sẽ đốt. Điều này thể hiện sự đoàn kết của người TQ trước sức ép bên ngoài.

Từ trái qua phải: TS. Nguyễn Minh Phong, bà Phạm Chi Lan,
Nhà báo nguyễn Quang Thiều và ông Thân Đức Việt. Ảnh: Chí Cường
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Kính thưa bạn đọc Tuần Việt Nam/VietNamNet, kính thưa các vị khách mời, chủ đề của bàn tròn trực tuyến hôm nay là: Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu vị khách mời đầu tiên, bà Phạm Chi Lan- một chuyên gia kinh tế, một người bạn đồng hành cùng các nhà doanh nghiệp, là người có ý tưởng mạch lạc và những phân tích sâu sắc về kinh tế Việt Nam lâu nay mà bạn đọc chúng ta đều biết.
Khách mời thứ hai là TS. Nguyễn Minh Phong, đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, người sẽ cho chúng ta những phân tích thấu đáo, xác đáng về những hiện tượng trong xã hội. Có thể những phân tích đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau lòng, xấu hổ, nhưng cũng gợi nên một niềm hi vọng nào đó trong thời gian tới về hàng hóa Việt Nam, hay việc chống lại những "cơn lũ" hàng hóa chất lượng kém, xuất phát từ những lỗ hổng trong quản lý, sản xuất, và trong cả quan niệm của người tiêu dùng, mà tôi xin phép được là một người đại diện nhỏ bé.
Khách mời thứ ba là ông Thân Đức Việt, đến từ Công ty May 10, đây là doanh nghiệp mà một số người tiêu dùng hiện nay coi là một trong những chiến binh mang lại niềm hi vọng cho người tiêu dùng VN trước sự tràn ngập và thống trị của hàng hóa nước ngoài ở thị trường nội địa.
Với cách nhìn của nhiều người tiêu dùng như chúng tôi, khi chúng ta tiến vào thị trường thế giới thì hình như sự bất lợi đang nghiêng về phía các doanh nghiệp (DN) VN.
Trong bàn tròn hôm nay, chúng ta không thể nói được tất cả những gì muốn nói, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau mổ xẻ, phân tích một cách thấu đáo những yếu tố cơ bản nhất về một báo động cao: Đó là hàng TQ chất lượng thấp đang tràn vào thị trường VN.
Chúng ta không tẩy chay, không phê phán việc hàng hóa của quốc gia nào đó được nhập vào nước ta, vì đây là cuộc chơi rất công bằng, nhưng chúng ta cũng phải nhìn lại mình, nếu mạnh, chúng ta sẽ ngang hàng với các thế lực hàng hóa nước ngoài, còn nếu kém cỏi, nếu bảo thủ và trì trệ thì chúng ta phải chấp nhận thất bại cay đắng ngay trên sân nhà.
Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho bà Phạm Chi Lan: Khi nhận được lời mời tham dự bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp”, cảm giác của bà như thế nào?



Ảnh: nld, ust
Bà Phạm Chi Lan: Những ngày gần đây, tôi thực sự thấy rất bứt rứt, sốt ruột và đau lòng vô cùng về hàng chất lượng thấp của nước ngoài, đặc biệt là của TQ tràn vào VN. Không những nó làm hại cho người tiêu dùng mà còn làm hại cho nền sản xuất VN ở mức độ rất to lớn.
Do vậy, khi được Tuần Việt Nam/Vietnamnet mời tham dự cuộc trò chuyện hôm nay tôi đã nhận lời ngay lập tức vì cũng muốn chia sẻ một số những điều mà mình đang bức xúc trong lòng với bạn đọc.
Tôi cũng muốn thông qua đây có một thông điệp nho nhỏ đến bạn đọc, đến những người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cả với Nhà nước để chúng ta có thể cùng nhau chặn được cơn lũ quét này, bảo vệ cho sự an toàn của đất nước, của người dân VN và đấy cũng là điều tôi mong muốn.
Chưa chuẩn bị chu đáo
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Trong tư duy và phân tích của bà, bà đã biết được nguy cơ hàng nhập ngoại kém chất lượng ồ ạt vào VN, nhất là hàng hóa chất lượng thấp có xuất xứ từ TQ đối với nền kinh tế VN từ lúc nào? Ngay cả bây giờ, một bộ phận người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị hàng hóa giá rẻ của TQ quyến rũ, 1 năm? 5 năm? hay 10 năm? Theo bà, vì sao người ta vẫn không ý thức được điều đó để đến nay, chúng ta phải đối mặt với cấp báo động cao nhất về tình trạng này?
Bà Phạm Chi Lan: Mối lo của tôi có lẽ xuất hiện rõ rệt nhất là vào khoảng cách đây 10 năm, năm 1999.
Khi đó tôi được Chính phủ chỉ định là một trong hai người Việt Nam cùng với ông Nguyễn Quang Thái bây giờ là Tổng Thư ký của Hiệp hội Kinh tế VN tham gia vào nhóm gọi là Tầm nhìn Đông Á. Theo đó, mỗi nước cử hai người trong 10 nước Asian, cộng với 3 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để bàn về một cơ chế hợp tác mở rộng thị trường trong khu vực và hợp tác giữa khối Asian với 3 nước đó theo hướng sẽ mở cửa dần thị trường.
10 nước này sẽ trao đổi với nhau trên nguyên tắc tương tự như với Asian, nghĩa là thuế sẽ giảm từ 0-5%, tiến dần đến 0%, tất cả các hàng rào khác phi thuế sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, cái còn lại mà các nước có thể giữ lại là hàng rào kỹ thuật, để bảo vệ chính đáng cho hàng hóa của mình, người tiêu dùng của mình.
Điều mà tôi lo lắng khi ấy là trong không khí thảo luận như vậy, khi VN đang chuẩn bị tham gia WTO, dấy lên mọi nỗ lực, hào hứng để gia nhập công cuộc mở rộng hợp tác đó nhưng không có sự chuẩn bị đầy đủ để tạo nên thế lực, hàng rào chắn cho mình để tránh khỏi những áp lực xấu.
Khi ta mở cửa ra, sẽ có những làn gió tốt lành thổi vào những phải biết là cũng sẽ có ruồi muỗi bay vào và phải có cách để phòng chống. Nhưng chúng ta dường như rất ít để ý đến sự phòng chống đó.
Trong toàn bộ công cuộc đàm phán với nước ngoài, ta đã đưa ra rất nhiều những cam kết khác nhau để mở cửa thị trường, nhưng chúng ta lại rất ít tham vấn DN, ít thông báo cho người dân là những người sẽ chịu tác động những yếu tố này, để họ có tinh thần chuẩn bị đối phó.
Điều này rất khác với TQ trong toàn bộ quá trình chuẩn bị mở cửa, họ thông báo tối đa đến người dân và DN, giúp người ta chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để đối phó với sự cạnh tranh mới.
Còn ở VN, tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà.
Tấn công có chủ định


Ảnh: Tuổi Trẻ
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa TS. Nguyễn Minh Phong, ông là một nhà nghiên cứu kinh tế-xã hội, chắc chắn ông đã có một phác thảo về tiến trình xâm nhập của hàng ngoại vào VN, đặc biệt là hàng TQ, đặc biệt hơn nữa là hàng TQ chất lượng thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mĩ, kinh tế của người dân VN.
Vậy ông có thể đưa ra một cách nhìn, hay phác thảo về một lộ trình của hàng hóa TQ vào VN trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Nó đang tiến lên, nguy cơ hơn, thống trị hơn? hay là sự hợp tác thương mại tốt đẹp?
TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi xin đẩy thời gian lùi xa một chút, cách đây 20 năm. Năm 1996, tôi làm nghiên cứu sinh ở Nga và đó là thời kỳ hậu Xô Viết, tiền tư bản, thời kỳ mà hàng TQ bắt đầu có mặt ở nước Nga.
Lúc đó, hàng VN cũng cùng sang Nga với hàng TQ. Chúng tôi đã chứng kiến thời kỳ "cơn lốc áo gió" của VN sang Liên Xô và áp đảo hàng TQ, mang lại rất nhiều lợi nhuận và công ăn việc làm cho người VN. Đó là thời điểm huy hoàng của người Việt. Nhưng thời kỳ đó kết thúc rất nhanh, chỉ trên dưới 1 năm và hàng TQ tăng dần mặt trận và trở nên thống trị.
Tại sao cùng một thời điểm, cùng một điều kiện như nhau, mà TQ lại thắng được VN ở Liên Xô, sau đó là thắng ở những nước khác nữa, và sau đó là thắng ở cả trên sân của VN? Có lẽ tôi xin bắt đầu nguyên nhân từ thời kỳ mà tôi quan sát được, để thử nhìn nhận hiện nay.
Thời đó, TQ đã có một chiến lược xuất hàng, và chiến lược của chính quyền bảo hộ xuất hàng rất tốt. Chúng tôi đã chứng kiến cảnh cùng một ki-ốt của VN và TQ bán hàng, nhưng khi cùng bị công an Nga quây bắt thì người VN mỗi người chạy một hướng, và hàng hóa vứt toán loạn.
Nhưng khi một ki-ốt của TQ bị quây, thì sau đó không lâu là người của sứ quán TQ xuất hiện, tất cả những người TQ qui tụ vào một chỗ, dồn hàng vào một chỗ, chất đống và để xăng xung quanh, nếu mà công an làm mạnh thì họ sẽ đốt. Điều này thể hiện sự đoàn kết của người TQ trước sức ép bên ngoài.