Đọc báo: Vui buồn nghề khóc thuê...

Các thớt khác của Diễm Quỳnh

Diễm Quỳnh

GẮN KẾT
Thế gian này có hàng trăm nghề nhưng có lẽ không có nghề nào kỳ quặc bằng nghề bán... tiếng khóc, bán nước mắt của mình trong những đám ma, cái nghề quanh năm “nước mắt lưng tròng”. Thế nhưng... họ là những thợ khóc chuyên nghiệp, kiếm tiền nuôi vợ con, tậu xe cộ... bằng tiếng khóc của mình.


Ảnh minh họa thêm, không có trong bài viết chính.

Kèn trống vừa chấm dứt, anh T. nước mắt lưng tròng, phủ phục bên quan tài, “mở màn” với những lời kể lể bi ai và những tiếng nấc nghẹn ngào, nức nở. Ở cuối áo quan, hai cô “khóc sỉ” trong nhóm nước mắt cũng lưng tròng, than vãn, tiếc thương... cha chồng. Cứ từng lượt 2-3 người thay phiên nhau khóc.

Những câu nói thống thiết: “Đừng bỏ con ba ơi!...”, “Ngàn năm vĩnh biệt ba ơi! Biết bao giờ tụi con được nhìn thấy ba nữa..., ba ơi...”. Càng về khuya, tiếng khóc càng thêm não nuột trong đêm vắng ở ngoại thành, nhiều người ngồi gần quan tài cũng sụt sùi rơi nước mắt.

Thế nhưng ít ai biết rằng mấy người đang tiếc thương chỉ là dân khóc thuê. Còn hai ông con trai của người quá cố vừa nâng ly, vừa nói cười, vừa bình về chuyện đất đai với những vị khách loại sang, ở bên hông nhà. Trước đó, gia chủ đã thoả thuận với đám khóc thuê rằng: "Các anh chị khóc thay chúng tôi. Khóc suốt đêm cho thật thảm thiết vào, phải có nước mắt hẳn hoi. Ngoài tiền “sô”, tôi sẽ thưởng thêm cho”.

Theo những “khóc sĩ” cho biết, nếu như trước kia, đây chỉ là nghề phụ của một số người có năng khiếu... khóc trong các ban nhạc lễ đám ma thì bây giờ, nghề này cũng cần phải chuyên môn hoá. Chỉ riêng ở Hóc Môn, quận 12, Củ Chi, đã có trên 20 nhóm khóc mướn, mỗi nhóm có 4-6 người, hoạt động khắp thành phố và đi “sô” luôn các tỉnh.

B.N, làm nghề khóc mướn chuyên nghiệp đã hơn 8 năm nay, được xem là một nữ “khóc sĩ” có tài làm xiêu lòng nhiều người ở miệt Bà Điểm, Hóc Môn. Hầu như không ngày nào là cô không có “sô”. Mỗi suất khóc trong khoảng 10-15 phút, N. được trả 50.000 đồng. Nhiều khi “trúng sô”, một đêm cô kiếm được 400.000-500.000 đồng là chuyện bình thường.

N. kể, ban đầu, cô chỉ định làm một thời gian rồi chuyển nghề nhưng không ngờ lại thành “nghiệp” luôn. Cô có tiếng khóc nỉ non nhưng không quá bi ai vì: “Ai cũng buồn khi người thân mất, mình phải khóc sao cho thể hiện sự tiếc thương nhưng đừng quá sầu thảm mà làm họ quên đi cuộc sống thực tại...”. N. không học theo từng “bài” giống nhiều người mà chỉ nắm cái sườn chính, tùy theo tình huống mà “ứng phó”.

Nói về chuyện vui buồn trong nghề, N. tâm sự: “Nói thật với anh, kể ra thì lại phản nghề. Bây giờ, càng giàu, người ta càng ít ai quan tâm đến cha mẹ khi còn sống, nhưng lúc chết lại thi nhau mướn khóc hộ... Họ chỉ việc tung tiền và xem tụi em như là một công cụ để chứng tỏ sự hiếu nghĩa của họ với người xung quanh. Biết vậy nhưng mình nghèo, đi bán nước mắt cá sấu, bán cái cảm xúc giả còn đỡ nhục hơn bán thân”.

Thật ra, khóc mướn không phải là chuyện lạ, nhưng công việc này lại đang trở thành một nghề thời thượng hẳn hoi và có cả “lò” dạy khóc. Căn phòng khách rộng khoảng 20 m2 tại tư gia của thầy Đ.A Hạnh Thông Tây, Gò Vấp được “cải tạo” thành “giảng đường” với một loạt ghế đẩu xếp phía dưới. Cuối góc phòng là bục giảng với một số dụng cụ trợ giảng như đàn nhị, đàn cò, trống...

Cả thảy có 18 học viên, có cả nam lẫn nữ và đều ở lứa tuổi khoảng chừng 20-30. Ngoài thầy A. là “giảng viên” chính còn có một phụ giảng là anh T..

Học phí trọn khóa là 600.000 đồng, kéo dài trong vòng 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi. Các môn học gồm: Nghệ thuật tạo ra nước mắt, 10 điều cấm kỵ của nghề khóc mướn, 12 kiểu khóc thông dụng, khóc ở các đám ma gia đình Bắc - Trung - Nam có gì khác nhau... và 2 buổi đi thực tập theo nhóm của anh T.

Theo lời thầy A., nếu học viên “tốt nghiệp” xuất sắc sẽ được thầy “giới thiệu việc làm” tại một số nhóm khóc mướn trong và ngoài thành phố.
(Theo Người Lao Động)

.... người trong cuộc

Tui trước đây vốn là công nhân may mặc có tay nghề đàng hoàng. Nhưng thời buổi kinh tế khó khăn, công ty bị phá sản, đi xin việc nhiều nơi không được, nên cuối cùng đành ngậm ngùi bước vào nghề… khóc mướn!

Thiệt ra công việc của tui cũng không thường xuyên và không mất nhiều công sức lắm, chỉ cần biết chút ít… diễn xuất là được! Mỗi tháng, tui chỉ cần tới… 10 cái đám tang là kiếm được tiền bằng cả tháng lương công nhân may. Thấy việc dễ mà nhiều tiền, nên tui cũng kéo con vợ với thằng con đi làm chung luôn. Nghe chữ “khóc mướn”, chắc mọi người cũng đoán được phần nào công việc của tui. Có thể hình dung như vầy: Mỗi khi nhà nào trong xóm hay các khu vực gần kề có tang gia mà người qua đời không có nhiều người thân hoặc con cháu trong nhà từ xa về không kịp thì sẽ cần tới sự hiện diện của những người như tui để đám ma đỡ… thưa thớt, trống vắng. Tui không chỉ đến để khóc, mà phải nhập vai người nhà gia chủ, bận áo gai ngồi bái sư tụng kinh thay cho gia chủ, và chỉ thật sự khóc gào hết cỡ trong ngày đưa linh cữu về đất…

Mỗi “sô” như vậy tụi tui được bồi dưỡng từ 50 đến 1-200 ngàn. Có lúc “trúng mánh”, gặp những gia đình giàu có mà người thân đều định cư tại nước ngoài không về kịp, tụi tui được huy động nhiều với mức bồi dưỡng cũng tăng thêm gấp 2, 3 lần. Làm cái nghề không giống ai của tui thường xuyên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười mà tui không nói ra chắc không ai tưởng tượng nổi. Chẳng hạn, có lần tui đang ngồi lạy trả một người bà con của tang gia tới viếng, do nhà hơi âm u vì khói và đèn cầy, lại thấy tui bộ dạng đau khổ nên người bà con sau khi lễ xong đã nhào tới ôm chầm lấy tui khóc lóc thảm thiết, trong khi gia đình gia chủ đang quay quần ăn trưa gần đó. Khi ngộ ra thì khỏi nói, cả chủ lẫn khách đều sượng trân. Một lần khác, người nằm trong hòm là sếp lớn của một công ty. Khi đoàn nhân viên công ty ấy tới thăm, tay phó giám đốc “ba chớp ba nháng” chưa kịp thăm hỏi gia chủ đã lao tới trước quan tài đập đầu, khóc lấy khóc để nghe hết sức đau thương. Đến khi biết được cái đám người mặc áo sô ngồi thành kính trước quan tài toàn là “ngoại bang”, còn cả nhà sếp đang ngủ trên lầu để lấy sức chiều mới xuống tiếp khách, thì tay phó… tỉnh bơ đứng dậy, mắt ráo hoảnh và ngồi cười nói vui vẻ như chưa từng có gì. Tới chiều, vợ sếp xuống thì… “bổn cũ soạn lại” (!). Đó là chưa kể nhiều tang gia mà chỉ có những người khóc mướn tụi tui ngồi đóng vai tiếc thương người quá cố, trong khi người nhà còn bận tính toán tiền phúng điếu, tệ hơn có đám con cái vẫn diện đồ đi “sàn” hoặc dự tiệc…

Chứng kiến những chuyện như vậy, tụi tui nhiều lúc mắc cười mà nước mắt cứ chảy ra, chả cần phải cố gắng diễn. Bởi vậy tui không có can đảm theo nghề này lâu và bắt cả vợ con bỏ nghề. Tui sợ…

Tư Quéo (kể)
Công Nhật (ghi)
Phụ nữ mới_TTC


 
  Nội dung tương đồng Khu vực Trao đổi Ngày
phamdominhtri HANDHELD CAFÉ 18
yueyong HANDHELD CAFÉ 8

Nội dung tương đồng

Bài viết cần bạn xem thêm

Xin chào mọi người!

Để tránh làm loãng về quyết định đóng cửa HHVN. Tôi mở thớt này trong khu vực cafe để chia sẻ với mọi người trong việc đóng cửa HHVN.

Nhìn lại chặng đường đã đi, khá lâu - 20 năm, thực sự khi ở giai đoạn 2012-2015 là giai đoạn t ...
Top