Tanm4
GẮN KẾT
Thời điểm hiện nay, phần lớn mọi người đều tập trung sự chú ý vào những chiếc đồng hồ từ Thụy Sĩ, hoặc những chiếc đồng hồ Nhật Bản có giá thành vừa túi tiền hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bỏ qua những đất nước có nền công nghiệp sản xuất đồng hồ ít nổi tiếng hơn nhưng có chất lượng cũng không hề kém cạnh. Trong bài viết này, HandHeld sẽ giới thiệu về lịch sử sản xuất đồng hồ tại Mỹ - một ví dụ điển hình về một gã khổng lồ trong quá khứ nhưng hiện nay đã bị lãng quên.
Lịch sử đồng hồ Mỹ
Khoảng từ năm 1650 đến những năm 1850, nước Anh được coi là đất nước sản xuất những chiếc đồng hồ chính xác nhất trên thế giới. Có thể bây giờ họ không được nhắc đến nhiều khi nói về lĩnh vực đồng hồ, nhưng trước đây thì đồng hồ Anh rất nổi tiếng về độ chính xác - mặc dù chúng có thiết kế không nổi bật cho lắm. Những chiếc đồng hồ từ Anh rất đồ sộ, và có thể nói là tương đối xấu. Lúc đó những chiếc đồng hồ chỉ được sản xuất ra với mục đích duy nhất: thông báo thời gian. Trái ngược hoàn toàn là những chiếc đồng hồ được sản xuất từ Thụy Sĩ, chúng có thiết kế cực kỳ phong cách và lịch lãm - nhưng bên trong bộ máy thì lại không có gì nổi bật.
Kể cả những chiếc đồng hồ có chất lượng cao nhất và được sản xuất bởi những hãng nổi tiếng nhất Thụy Sĩ lúc đó cũng không có được sự chính xác của một chiếc đồng hồ rẻ nhất đến từ Anh. Từ đó diễn ra cuộc chiến tranh giành thị phần giữa một bên là chất lượng bên trong, một bên là vẻ đẹp bên ngoài tại thị trường Chât Âu. Còn những hãng đồng hồ có sản phẩm không đủ tiêu chuẩn cả về hình thức lẫn độ chính xác ở châu Âu thì sao? Họ tuồn hết những sản phẩm kém chất lượng đó sang một thị trường mới, nhỏ bé và dễ tính hơn - Bắc Mỹ.
Vào những năm 1850, người Mỹ bắt đầu nhận ra được những chiếc đồng hồ của họ có chất lượng kém đến như thế nào. Và họ đã quyết định tự mình bước chân vào ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ, tự chế tạo ra những bộ máy của riêng họ đồng thời đưa vào sản xuất hàng loạt để cạnh tranh trực tiếp với những hãng đồng hồ kém chất lượng từ Châu Âu. Không lâu sau đó, ngành công nghiệp đồng hồ của Mỹ có sự chuyển biến lớn, những nhà sản xuất đã làm ra những chiếc đồng hồ có chất lượng rất cao đồng thời có những linh kiện được thay thế dễ dàng. Nước Mỹ đã chứng minh rằng họ có thể sản xuất những chiếc đồng hồ có độ chính xác và vẻ đẹp tương đương các đối thủ từ Anh và Thụy Sĩ, nhưng với giá thành thấp hơn và số lượng đồng hồ sản xuất ra cao hơn rất nhiều.
Vào khoảng thời gian từ 1850 tới 1957, chỉ công ty American Waltham Watch Company đã sản xuất ra tới hơn 40 triệu chiếc đồng hồ, số lượng này bằng tổng sản lượng của hơn chục công ty tại Thụy Sĩ và Anh cộng lại. Số lượng đồng hồ họ sản xuất nhiều nhưng chất lượng của những chiếc đồng hồ này vẫn đạt tiêu chuẩn, và trong thời gian đó gần như tất cả mọi người - từ công nhân cho tới quân nhân đều sử dụng những chiếc đồng hồ sản xuất tại Mỹ.
Vào khoảng năm 1870, các công ty Thụy Sĩ đã bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu, họ đã thuê những thám tử để thu thập thông tin về đối thủ. Và tại triển lãm Centennial Expo tại Philadelphia năm 1876, họ đã biết tới máy gia công đinh ốc của Waltham - chúng có khả năng sản xuất hàng loạt những chiếc đinh ốc có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn giữ được độ chính xác đáng kinh ngạc. Và không chỉ dừng tại ở những chiếc đinh ốc, người Mỹ còn có nhiều máy móc khác có thể chế tạo tất cả các bộ phận của chiếc đồng hồ với tốc độ nhanh hơn và độ chính xác cao hơn người Thụy Sĩ rất nhiều. Cũng từ thời điểm đó, đồng hồ sản xuất tại Anh không còn vị thế như ngày trước nữa, và những hãng đồng hồ từ Thụy Sĩ cũng bắt đầu chỉ tập trung vào phân khúc đồng hồ siêu sang và có giá trị cao. Họ thấy rằng có rất nhiều tính năng của đồng hồ cực kỳ phức tạp và máy móc hiện đại cũng không thể sản xuất được với số lượng lớn. Vậy nên Thụy Sĩ để cho các công ty Mỹ như Waltham và Elgin chiếm phân khúc giá rẻ, và chúng ta có thể nói thêm rằng: “Mặc dù đồng hồ Mỹ cực kỳ chính xác, nhưng thật ra chúng rất đơn giản, không hề phức tạp một chút nào.”
Đến thời điểm đầu thế kỉ XX, các hãng đồng hồ Mỹ bắt đầu muốn vươn ra thị trường quốc tế. Nhưng trong phần lớn trường hợp thì chi phí vận chuyển đội lên đã khiến cho lợi nhuận bị thu giảm đáng kể, và số lợi nhuận nhỏ nhoi đó không đáng để các công ty phải đầu tư. Đồng hồ Mỹ chỉ được tiêu thụ trong 2 thị trường chính là Mỹ và Canada, tuy vậy nhưng những chiếc đồng hồ này bán vẫn rất chạy và các hãng đồng hồ Mỹ cũng không phàn nàn gì.
Trong khi Waltham và Elgin thống trị thị trường Mỹ, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ vận thành theo một cách hoàn toàn khác, mỗi công ty nhỏ sẽ tập trung sản xuất một bộ phận của chiếc đồng hồ và từ đó lắp thành một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Chiến lược này rất hay vì mỗi một công ty sẽ có thêm khả năng cũng như thị phần để phát triển, có những công ty sẽ tập trung sản xuất máy, một số công ty khác sẽ làm những chi tiết nhỏ hơn như kim, mặt đồng hồ hay thậm chí những con ốc. Vì các công ty Mỹ sản xuất cả một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh, nên nếu một bộ phận sản xuất bị trục trặc thì cả dây chuyền sẽ bị ảnh hưởng. Còn đối với các công ty Thụy Sĩ – đơn giản là họ chỉ cần thay nhà cung cấp bộ phận đó. Ngành công nghiệp đồng hồ tại Thụy Sĩ lúc đó bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại với rất nhiều công ty nhỏ mọc lên như nấm sau mưa. Còn ở Mỹ thì sao, nếu một công ty đồng hồ nhỏ nào nổi lên thì ngay lập tức họ sẽ bị Waltham hay Elgin vùi dập không thương tiếc.
Khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, những nhà sản xuất Thụy Sĩ bắt đầu tập trung vào sản xuất đồng hồ đeo tay để phục vụ binh sĩ – thay vì phải bỏ vũ khí xuống để xem giờ, binh sĩ chỉ cần liếc qua cổ tay là đủ. Phía Mỹ thì vẫn tập trung sản xuất đồng hồ bỏ túi, chỉ có một số gương mặt nổi bật như Elgin, Hamilton và tân binh Timex bắt đầu tập trung sản xuất đồng hồ đeo tay. Vì tư duy quản lý lạc hậu nên các công ty đồng hồ Mỹ dần phải đóng cửa do doanh thu thấp, những công ty không phải đóng cửa thì cũng phải sát nhập lại với nhau.
Thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ năm 1929, lúc này những chiếc đồng hồ đeo tay được coi là hàng hóa xa xỉ chứ không thật sự thiết yếu nữa. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ phải nhìn thấy một ngành công nghiệp mạnh mẽ của mình bị lụn bại. Khoảng năm 1935, các công ty đồng hồ Mỹ bắt đầu tập trung các nguồn lực tài chính còn lại để sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh như bộ đếm giờ cho bom hay các thiết bị hoa tiêu điều hướng – việc sản xuất đồng hồ lại một lần nữa bị gạt qua một bên. Thời điểm này cũng chính là lúc những công ty Thụy Sĩ bắt đầu thiết lập quan hệ giao thương với Mỹ và nhanh chóng chiếm lấy thị trường màu mỡ này. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ngành công nghiệp đồng hồ tại Mỹ gần như biến mất hoàn toàn và phần lớn các công ty đồng hồ đều đóng cửa.
Đến những năm 1970, khi đồng hồ Quartz bắt đầu phát triển như vũ bão, các công ty đồng hồ Mỹ lại bị quét sạch một lần nữa. Mặc dù bạn có thể vẫn nhìn thấy những cái tên nổi tiếng như Waltham, Elgin hay Hamilton nhưng những công ty này đã không còn 100% của Mỹ nữa, có thể nói rằng hiện nay chỉ có một số lượng rất nhỏ những chiếc đồng hồ được sản xuất 100% tại Mỹ.
Một số hãng đồng hồ “Mỹ” ngày nay
Chúng ta cũng cần chú ý thêm là không phải tất cả những chiếc đồng hồ của các hãng này được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ.
DEVON
Dị thường và kỳ quái là những gì chúng ta có thể nói về Devon. Nếu bạn muốn tìm một công ty đồng hồ đúng chất Mỹ, Devon chắc chắn sẽ là hãng đồng hồ bạn nên quan tâm. Nhưng cá nhân tôi thì lại không hợp với phong cách thiết kế quái dị của hãng này, bạn có thể nhìn qua thiết kế của chiếc Devon Tread1 ở trên.
MINUTEMAN
Những chiếc đồng hồ Minuteman không quá nổi bật như Devon, phần lớn những chiếc đồng hồ của hãng này đều được thiết kế theo phong cách quân đội. Và tôi cũng không bất ngờ cho lắm khi biết được thông tin 25% lợi nhuận của Minuteman được chuyển cho quân đội Mỹ.
LUM-TEC
LUM-TEC chuyên sản xuất đồng hồ thể thao, và cá nhân tôi rất thích những thiết kế khỏe khoắn của hãng này. Cũng như cái tên của hãng, những chiếc đồng hồ của LUM-TEC có chất phát quang rất tốt và giúp người dùng dễ dàng xem giờ trong điều kiện không có ánh sáng.
WEISS
Weiss có trụ sở ở LA, nhưng không phải tất cả các bộ phận của hãng này đều được sản xuất tại Mỹ. Nhưng khác với những hãng khác, Weiss đang dần hướng tới việc sản xuất một chiếc đồng hồ hoàn toàn tại Mỹ. Họ hiện đang phát triển một bộ máy đồng hồ của riêng mình và trong tương lai không xa sẽ cho ra mắt những mẫu đồng hồ hoàn toàn được sản xuất tại Hoa Kỳ.
KOBOLD
Rất đáng để bạn chú ý, Kobold là một công ty Mỹ điển hình với tinh thần Mỹ: Hiện đại nhưng vẫn giữ một số nét truyền thống. Họ cũng là công ty đầu tiên lắp ráp một chiếc đồng hồ tại Mỹ sau nhiều thập kỉ, mặc dù những bộ phận bên trong thì được sản xuất ở Thụy Sĩ.
Như đã nói ở trên, những chiếc đồng hồ “Made in America” hiện nay cực kỳ khó tìm nhưng những hãng như Kobold hay Keaton Myrick đã cố gắng không chỉ lắp ráp đồng hồ tại Mỹ mà còn sản xuất những bộ phận chính tại đây. Tất nhiên chúng ta cũng nên liệt kê thêm những công ty có cổ phần chính tại Mỹ hay những chiếc đồng hồ được thiết kế tại đây nhưng tôi quyết định không nói tới trong bài viết này. Hamilton, Elgin hay Waltham không còn 100% của Mỹ nữa nhưng nếu ngành công nghiệp đồng hồ Mỹ phát triển mạnh mẽ trở lại trong tương lai, tôi dám cá rằng 3 cái tên này là những cái tên đáng hy vọng nhất.

Lịch sử đồng hồ Mỹ
Khoảng từ năm 1650 đến những năm 1850, nước Anh được coi là đất nước sản xuất những chiếc đồng hồ chính xác nhất trên thế giới. Có thể bây giờ họ không được nhắc đến nhiều khi nói về lĩnh vực đồng hồ, nhưng trước đây thì đồng hồ Anh rất nổi tiếng về độ chính xác - mặc dù chúng có thiết kế không nổi bật cho lắm. Những chiếc đồng hồ từ Anh rất đồ sộ, và có thể nói là tương đối xấu. Lúc đó những chiếc đồng hồ chỉ được sản xuất ra với mục đích duy nhất: thông báo thời gian. Trái ngược hoàn toàn là những chiếc đồng hồ được sản xuất từ Thụy Sĩ, chúng có thiết kế cực kỳ phong cách và lịch lãm - nhưng bên trong bộ máy thì lại không có gì nổi bật.
Kể cả những chiếc đồng hồ có chất lượng cao nhất và được sản xuất bởi những hãng nổi tiếng nhất Thụy Sĩ lúc đó cũng không có được sự chính xác của một chiếc đồng hồ rẻ nhất đến từ Anh. Từ đó diễn ra cuộc chiến tranh giành thị phần giữa một bên là chất lượng bên trong, một bên là vẻ đẹp bên ngoài tại thị trường Chât Âu. Còn những hãng đồng hồ có sản phẩm không đủ tiêu chuẩn cả về hình thức lẫn độ chính xác ở châu Âu thì sao? Họ tuồn hết những sản phẩm kém chất lượng đó sang một thị trường mới, nhỏ bé và dễ tính hơn - Bắc Mỹ.
Vào những năm 1850, người Mỹ bắt đầu nhận ra được những chiếc đồng hồ của họ có chất lượng kém đến như thế nào. Và họ đã quyết định tự mình bước chân vào ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ, tự chế tạo ra những bộ máy của riêng họ đồng thời đưa vào sản xuất hàng loạt để cạnh tranh trực tiếp với những hãng đồng hồ kém chất lượng từ Châu Âu. Không lâu sau đó, ngành công nghiệp đồng hồ của Mỹ có sự chuyển biến lớn, những nhà sản xuất đã làm ra những chiếc đồng hồ có chất lượng rất cao đồng thời có những linh kiện được thay thế dễ dàng. Nước Mỹ đã chứng minh rằng họ có thể sản xuất những chiếc đồng hồ có độ chính xác và vẻ đẹp tương đương các đối thủ từ Anh và Thụy Sĩ, nhưng với giá thành thấp hơn và số lượng đồng hồ sản xuất ra cao hơn rất nhiều.
Vào khoảng thời gian từ 1850 tới 1957, chỉ công ty American Waltham Watch Company đã sản xuất ra tới hơn 40 triệu chiếc đồng hồ, số lượng này bằng tổng sản lượng của hơn chục công ty tại Thụy Sĩ và Anh cộng lại. Số lượng đồng hồ họ sản xuất nhiều nhưng chất lượng của những chiếc đồng hồ này vẫn đạt tiêu chuẩn, và trong thời gian đó gần như tất cả mọi người - từ công nhân cho tới quân nhân đều sử dụng những chiếc đồng hồ sản xuất tại Mỹ.
Vào khoảng năm 1870, các công ty Thụy Sĩ đã bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu, họ đã thuê những thám tử để thu thập thông tin về đối thủ. Và tại triển lãm Centennial Expo tại Philadelphia năm 1876, họ đã biết tới máy gia công đinh ốc của Waltham - chúng có khả năng sản xuất hàng loạt những chiếc đinh ốc có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn giữ được độ chính xác đáng kinh ngạc. Và không chỉ dừng tại ở những chiếc đinh ốc, người Mỹ còn có nhiều máy móc khác có thể chế tạo tất cả các bộ phận của chiếc đồng hồ với tốc độ nhanh hơn và độ chính xác cao hơn người Thụy Sĩ rất nhiều. Cũng từ thời điểm đó, đồng hồ sản xuất tại Anh không còn vị thế như ngày trước nữa, và những hãng đồng hồ từ Thụy Sĩ cũng bắt đầu chỉ tập trung vào phân khúc đồng hồ siêu sang và có giá trị cao. Họ thấy rằng có rất nhiều tính năng của đồng hồ cực kỳ phức tạp và máy móc hiện đại cũng không thể sản xuất được với số lượng lớn. Vậy nên Thụy Sĩ để cho các công ty Mỹ như Waltham và Elgin chiếm phân khúc giá rẻ, và chúng ta có thể nói thêm rằng: “Mặc dù đồng hồ Mỹ cực kỳ chính xác, nhưng thật ra chúng rất đơn giản, không hề phức tạp một chút nào.”
Đến thời điểm đầu thế kỉ XX, các hãng đồng hồ Mỹ bắt đầu muốn vươn ra thị trường quốc tế. Nhưng trong phần lớn trường hợp thì chi phí vận chuyển đội lên đã khiến cho lợi nhuận bị thu giảm đáng kể, và số lợi nhuận nhỏ nhoi đó không đáng để các công ty phải đầu tư. Đồng hồ Mỹ chỉ được tiêu thụ trong 2 thị trường chính là Mỹ và Canada, tuy vậy nhưng những chiếc đồng hồ này bán vẫn rất chạy và các hãng đồng hồ Mỹ cũng không phàn nàn gì.
Trong khi Waltham và Elgin thống trị thị trường Mỹ, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ vận thành theo một cách hoàn toàn khác, mỗi công ty nhỏ sẽ tập trung sản xuất một bộ phận của chiếc đồng hồ và từ đó lắp thành một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Chiến lược này rất hay vì mỗi một công ty sẽ có thêm khả năng cũng như thị phần để phát triển, có những công ty sẽ tập trung sản xuất máy, một số công ty khác sẽ làm những chi tiết nhỏ hơn như kim, mặt đồng hồ hay thậm chí những con ốc. Vì các công ty Mỹ sản xuất cả một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh, nên nếu một bộ phận sản xuất bị trục trặc thì cả dây chuyền sẽ bị ảnh hưởng. Còn đối với các công ty Thụy Sĩ – đơn giản là họ chỉ cần thay nhà cung cấp bộ phận đó. Ngành công nghiệp đồng hồ tại Thụy Sĩ lúc đó bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại với rất nhiều công ty nhỏ mọc lên như nấm sau mưa. Còn ở Mỹ thì sao, nếu một công ty đồng hồ nhỏ nào nổi lên thì ngay lập tức họ sẽ bị Waltham hay Elgin vùi dập không thương tiếc.
Khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, những nhà sản xuất Thụy Sĩ bắt đầu tập trung vào sản xuất đồng hồ đeo tay để phục vụ binh sĩ – thay vì phải bỏ vũ khí xuống để xem giờ, binh sĩ chỉ cần liếc qua cổ tay là đủ. Phía Mỹ thì vẫn tập trung sản xuất đồng hồ bỏ túi, chỉ có một số gương mặt nổi bật như Elgin, Hamilton và tân binh Timex bắt đầu tập trung sản xuất đồng hồ đeo tay. Vì tư duy quản lý lạc hậu nên các công ty đồng hồ Mỹ dần phải đóng cửa do doanh thu thấp, những công ty không phải đóng cửa thì cũng phải sát nhập lại với nhau.
Thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ năm 1929, lúc này những chiếc đồng hồ đeo tay được coi là hàng hóa xa xỉ chứ không thật sự thiết yếu nữa. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ phải nhìn thấy một ngành công nghiệp mạnh mẽ của mình bị lụn bại. Khoảng năm 1935, các công ty đồng hồ Mỹ bắt đầu tập trung các nguồn lực tài chính còn lại để sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh như bộ đếm giờ cho bom hay các thiết bị hoa tiêu điều hướng – việc sản xuất đồng hồ lại một lần nữa bị gạt qua một bên. Thời điểm này cũng chính là lúc những công ty Thụy Sĩ bắt đầu thiết lập quan hệ giao thương với Mỹ và nhanh chóng chiếm lấy thị trường màu mỡ này. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ngành công nghiệp đồng hồ tại Mỹ gần như biến mất hoàn toàn và phần lớn các công ty đồng hồ đều đóng cửa.
Đến những năm 1970, khi đồng hồ Quartz bắt đầu phát triển như vũ bão, các công ty đồng hồ Mỹ lại bị quét sạch một lần nữa. Mặc dù bạn có thể vẫn nhìn thấy những cái tên nổi tiếng như Waltham, Elgin hay Hamilton nhưng những công ty này đã không còn 100% của Mỹ nữa, có thể nói rằng hiện nay chỉ có một số lượng rất nhỏ những chiếc đồng hồ được sản xuất 100% tại Mỹ.
Một số hãng đồng hồ “Mỹ” ngày nay
Chúng ta cũng cần chú ý thêm là không phải tất cả những chiếc đồng hồ của các hãng này được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ.
DEVON

Dị thường và kỳ quái là những gì chúng ta có thể nói về Devon. Nếu bạn muốn tìm một công ty đồng hồ đúng chất Mỹ, Devon chắc chắn sẽ là hãng đồng hồ bạn nên quan tâm. Nhưng cá nhân tôi thì lại không hợp với phong cách thiết kế quái dị của hãng này, bạn có thể nhìn qua thiết kế của chiếc Devon Tread1 ở trên.
MINUTEMAN

LUM-TEC

LUM-TEC chuyên sản xuất đồng hồ thể thao, và cá nhân tôi rất thích những thiết kế khỏe khoắn của hãng này. Cũng như cái tên của hãng, những chiếc đồng hồ của LUM-TEC có chất phát quang rất tốt và giúp người dùng dễ dàng xem giờ trong điều kiện không có ánh sáng.
WEISS

Weiss có trụ sở ở LA, nhưng không phải tất cả các bộ phận của hãng này đều được sản xuất tại Mỹ. Nhưng khác với những hãng khác, Weiss đang dần hướng tới việc sản xuất một chiếc đồng hồ hoàn toàn tại Mỹ. Họ hiện đang phát triển một bộ máy đồng hồ của riêng mình và trong tương lai không xa sẽ cho ra mắt những mẫu đồng hồ hoàn toàn được sản xuất tại Hoa Kỳ.
KOBOLD

Rất đáng để bạn chú ý, Kobold là một công ty Mỹ điển hình với tinh thần Mỹ: Hiện đại nhưng vẫn giữ một số nét truyền thống. Họ cũng là công ty đầu tiên lắp ráp một chiếc đồng hồ tại Mỹ sau nhiều thập kỉ, mặc dù những bộ phận bên trong thì được sản xuất ở Thụy Sĩ.
Như đã nói ở trên, những chiếc đồng hồ “Made in America” hiện nay cực kỳ khó tìm nhưng những hãng như Kobold hay Keaton Myrick đã cố gắng không chỉ lắp ráp đồng hồ tại Mỹ mà còn sản xuất những bộ phận chính tại đây. Tất nhiên chúng ta cũng nên liệt kê thêm những công ty có cổ phần chính tại Mỹ hay những chiếc đồng hồ được thiết kế tại đây nhưng tôi quyết định không nói tới trong bài viết này. Hamilton, Elgin hay Waltham không còn 100% của Mỹ nữa nhưng nếu ngành công nghiệp đồng hồ Mỹ phát triển mạnh mẽ trở lại trong tương lai, tôi dám cá rằng 3 cái tên này là những cái tên đáng hy vọng nhất.
Nguồn:
Gentleman's Gazette
Gentleman's Gazette