Lam Sơn
Super Moderators
Theo tờ Timesonline, khách du lịch tới Pháp, Italy có thể phải nộp phạt hàng trăm nghìn Euro, thậm chí là ngồi tù, nếu mua bán, sử dụng hàng giả hàng nhái.
Hai quốc gia này gần đây đã đưa ra các mức án phạt khắt khe hơn đối với cả người bán và người mua hàng giả.
Ở Pháp, những khách du lịch bị bắt quả tang mua quần áo, kính râm, túi xách, đồng hồ "dỏm" sẽ bị phạt tới 300.000 Euro hoặc phải "bóc lịch" 3 năm trong trại giam.
Một hình ảnh quảng cáo túi xách Louis Vuitton,
hàng hiệu nổi tiếng của Pháp. (Ảnh: lilfinethings)
Chẳng hạn, khách du lịch mang túi xách tay Louis Vuitton dỏm khi ra sân bay về nước, nếu bị phát hiện không những bị hải quan tịch thu còn bị phạt số tiền gấp đôi giá trị chiếc túi hàng thật, luật sư về bản quyền Nicholas Phillips cảnh báo.
Trong một số trường hợp, hải quan cửa khẩu nới lỏng, cho phép du khách hoàn thành chuyến đi và chỉ xử phạt khi họ làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay.
Các điều khoản xử phạt trên được đưa ra trong bối cảnh vấn nạn hàng giả đang trở nên trầm trọng ở châu Âu và ngày càng nhiều lo ngại thị trường này có sự dính líu của các băng đảng tội phạm quốc tế.
Luật sư sở hữu trí tuệ Simon Tracey cho rằng, việc mua bán, sử dụng hàng giả cũng tệ hại như hành vi ăn cắp.
Ở Anh, mỗi năm các doanh nghiệp làm ăn chính đáng đã bị mất khoảng 10 tỷ Bảng do nạn mua bán hàng nhái, trong đó 9 tỷ Bảng rơi vào tay các băng nhóm tội phạm.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh không hình sự hóa với người sử dụng, mà thay vào đó thực hiện các chiến dịch tuyên truyền để cảnh giác người tiêu dùng không mua hàng dỏm.
Hai quốc gia này gần đây đã đưa ra các mức án phạt khắt khe hơn đối với cả người bán và người mua hàng giả.
Ở Pháp, những khách du lịch bị bắt quả tang mua quần áo, kính râm, túi xách, đồng hồ "dỏm" sẽ bị phạt tới 300.000 Euro hoặc phải "bóc lịch" 3 năm trong trại giam.

Một hình ảnh quảng cáo túi xách Louis Vuitton,
hàng hiệu nổi tiếng của Pháp. (Ảnh: lilfinethings)
Trong một số trường hợp, hải quan cửa khẩu nới lỏng, cho phép du khách hoàn thành chuyến đi và chỉ xử phạt khi họ làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay.
Các điều khoản xử phạt trên được đưa ra trong bối cảnh vấn nạn hàng giả đang trở nên trầm trọng ở châu Âu và ngày càng nhiều lo ngại thị trường này có sự dính líu của các băng đảng tội phạm quốc tế.
Luật sư sở hữu trí tuệ Simon Tracey cho rằng, việc mua bán, sử dụng hàng giả cũng tệ hại như hành vi ăn cắp.
Ở Anh, mỗi năm các doanh nghiệp làm ăn chính đáng đã bị mất khoảng 10 tỷ Bảng do nạn mua bán hàng nhái, trong đó 9 tỷ Bảng rơi vào tay các băng nhóm tội phạm.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh không hình sự hóa với người sử dụng, mà thay vào đó thực hiện các chiến dịch tuyên truyền để cảnh giác người tiêu dùng không mua hàng dỏm.
Theo Timesonline, Vietnamplus