Hiện nay, Hệ điều hành (HĐH) Windows 7 đang được sử dụng khá phổ biến. Các thế hệ máy tính xách tay, máy để bàn… đều có khả năng đáp ứng trong việc triển khai HĐH Windows 7. Tuy nhiên, vấn đề tương thích phần mềm, trình điều khiển thiết bị (driver)… vẫn còn là vấn đề gây đau đầu cho hãng Microsoft lẫn người dùng cuối (end-user).
Vậy, người dùng đã có những biện pháp gì để có thể “thích nghi” tạm thời với vấn đề đã và đang gặp phải? (Ở bài viết này, người viết chỉ đề cập vấn đề tương thích giữa phần mềm ứng dụng với HĐH Windows 7).
Nhiều giải pháp tình thế đã được đưa ra và được áp dụng. Tuy nhiên, những chiếc máy tính được xuất xưởng kèm theo là HĐH Windows 7 và việc “downgrade” HĐH (người viết tạm dịch là hạ phiên bản HĐH) đôi khi gây không ít khó khăn và phiền toái: Việc “downgrade” gặp trở ngại về driver, không tương thích phần cứng, hệ thống không nhận diện được phần cứng… Vấn đề “downgrade” HĐH tạm được giải quyết.
Một giải pháp chắc có lẽ cũng được sử dụng khá nhiều đối với người dùng thường xuyên “vọc” máy tính. Cài song song 02 HĐH: Windows 7 và Windows XP trên 02 phân vùng H.D.D (ổ cứng máy tính) khác nhau. Khi cần dùng HĐH nào thì chỉ cần thao tác chọn đơn giản là đã có thể sử dụng được HĐH mong muốn.
Một giải pháp khác cũng được áp dụng: Sử dụng máy ảo (virtual machine) như: VirtualBox, Wmware… Cách thức hoạt động của các máy ảo này là hoạt động trên nền tảng HĐH đã được triển khai sẵn trước đó và tạo ra môi trường “ảo hóa” giúp triển khai ứng dụng dưới nhiều nền tảng HĐH khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các giải pháp áp dụng đều có nhiều thuận lợi lẫn điểm yếu riêng. Vấn đề được đặt ra là làm sao có thể triển khai nhanh nhất phần mềm ứng dụng, tương thích tốt trên hệ thống Windows 7 và không yêu cầu cao về phần cứng? Bài viết này chia sẻ những nhận xét về ưu điểm cũng như các hạn chế của 02 giải pháp cuối nêu trên.
1. Cài song song 02 HĐH: Windows 7 và Windows XP trên 02 phân vùng H.D.D
Ưu điểm: 02 HĐH tách biệt nhau trên 02 phân vùng riêng biệt.
Hạn chế: Hoán chuyển qua lại giữa 02 HĐH sẽ tốn thời gian và vấn đề gần như gặp phải khi “downgrade” HĐH: Vấn đề driver, không tương thích phần cứng, hệ thống không nhận diện được phần cứng…
2. Sử dụng máy ảo: Các máy ảo làm việc trên nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, các máy ảo đang được sử dụng khá nhiều là VirtualBox, Wmware.
Ưu điểm: Có thể chạy trong môi trường Windows sẵn có.
Hạn chế: Tốn thời gian khởi động máy ảo, phải chạy máy ảo trước khi chạy ứng dụng. Không hỗ trợ tính năng copy và lưu trữ vào bộ nhớ tạm (clipboard) trên Windows.
Tuy nhiên, vấn đề này đã được hãng Microsoft giải quyết. Nếu như máy tính sử dụng HĐH Windows 7 phiên bản Ultimate, Professional hay Enterprise thì vấn đề máy ảo và các vấn đề như đề cập ở mục 2 (phần hạn chế) xem như đã được khắc phục. Thông qua công cụ có tên Windows Virtual PC và Windows XP Mode (sau khi cài hoàn tất sẽ có bộ Windows XP phiên bản Professional có bản quyền).
Ưu điểm: Có thể tạo shorcut trên màn hình Windows 7, khi người dùng thao tác, sẽ chạy ứng dụng trực tiếp mà không phải qua thao tác khởi động máy ảo > khởi động ứng dụng được cài trong Windows XP.
Hỗ trợ tính năng clipboard.
Yêu cầu phần cứng:
Bộ xử lý: CPU 1 GHz trở lên.
RAM: 1 GB trở lên.
H.D.D: 16 GB trở lên.
Yêu cầu phần mềm:
Windows Virtual PC và Windows XP Mode tải tại http://www.microsoft.com/windows/virtual-pc/download.aspx
Thao tác:
1. Sau khi đã tải xong 2 tập tin yêu cầu để triển khai Windows XP Mode trong Windows 7. Hãy tiến hành cài đặt theo hướng dẫn kèm trong tiện ích cài đặt.
2. Sau khi hoàn tất cài đặt, chạy chương trình Windows Virtual PC, thiết lập mật khẩu. Tiến hành theo các gợi ý của chương trình.
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ hi vọng giúp người dùng nhận định được phần nào ưu, nhược điểm của từng giải pháp đã đề cập. Tuy nhiên, những gì mà "bộ đôi" Windows Virtual PC và Windows XP Mode mang lại đã đáp ứng và giải quyết rất nhiều vấn đề khi trong triển khai các ứng dụng được viết ra và chỉ có thể triển khai tốt trên Windows XP. Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ tự khám phá ra nhiều điều mới thú vị trong "bộ đôi" này. Qua đây, người viết cũng mong nhận được nhiều góp ý cũng như các kinh nghiệm sử dụng từ thành viên để các bài viết sau này được tốt hơn. Xin cảm ơn.
Vậy, người dùng đã có những biện pháp gì để có thể “thích nghi” tạm thời với vấn đề đã và đang gặp phải? (Ở bài viết này, người viết chỉ đề cập vấn đề tương thích giữa phần mềm ứng dụng với HĐH Windows 7).
Nhiều giải pháp tình thế đã được đưa ra và được áp dụng. Tuy nhiên, những chiếc máy tính được xuất xưởng kèm theo là HĐH Windows 7 và việc “downgrade” HĐH (người viết tạm dịch là hạ phiên bản HĐH) đôi khi gây không ít khó khăn và phiền toái: Việc “downgrade” gặp trở ngại về driver, không tương thích phần cứng, hệ thống không nhận diện được phần cứng… Vấn đề “downgrade” HĐH tạm được giải quyết.
Một giải pháp chắc có lẽ cũng được sử dụng khá nhiều đối với người dùng thường xuyên “vọc” máy tính. Cài song song 02 HĐH: Windows 7 và Windows XP trên 02 phân vùng H.D.D (ổ cứng máy tính) khác nhau. Khi cần dùng HĐH nào thì chỉ cần thao tác chọn đơn giản là đã có thể sử dụng được HĐH mong muốn.
Một giải pháp khác cũng được áp dụng: Sử dụng máy ảo (virtual machine) như: VirtualBox, Wmware… Cách thức hoạt động của các máy ảo này là hoạt động trên nền tảng HĐH đã được triển khai sẵn trước đó và tạo ra môi trường “ảo hóa” giúp triển khai ứng dụng dưới nhiều nền tảng HĐH khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các giải pháp áp dụng đều có nhiều thuận lợi lẫn điểm yếu riêng. Vấn đề được đặt ra là làm sao có thể triển khai nhanh nhất phần mềm ứng dụng, tương thích tốt trên hệ thống Windows 7 và không yêu cầu cao về phần cứng? Bài viết này chia sẻ những nhận xét về ưu điểm cũng như các hạn chế của 02 giải pháp cuối nêu trên.
1. Cài song song 02 HĐH: Windows 7 và Windows XP trên 02 phân vùng H.D.D
Ưu điểm: 02 HĐH tách biệt nhau trên 02 phân vùng riêng biệt.
Hạn chế: Hoán chuyển qua lại giữa 02 HĐH sẽ tốn thời gian và vấn đề gần như gặp phải khi “downgrade” HĐH: Vấn đề driver, không tương thích phần cứng, hệ thống không nhận diện được phần cứng…
2. Sử dụng máy ảo: Các máy ảo làm việc trên nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, các máy ảo đang được sử dụng khá nhiều là VirtualBox, Wmware.
Ưu điểm: Có thể chạy trong môi trường Windows sẵn có.
Hạn chế: Tốn thời gian khởi động máy ảo, phải chạy máy ảo trước khi chạy ứng dụng. Không hỗ trợ tính năng copy và lưu trữ vào bộ nhớ tạm (clipboard) trên Windows.
Tuy nhiên, vấn đề này đã được hãng Microsoft giải quyết. Nếu như máy tính sử dụng HĐH Windows 7 phiên bản Ultimate, Professional hay Enterprise thì vấn đề máy ảo và các vấn đề như đề cập ở mục 2 (phần hạn chế) xem như đã được khắc phục. Thông qua công cụ có tên Windows Virtual PC và Windows XP Mode (sau khi cài hoàn tất sẽ có bộ Windows XP phiên bản Professional có bản quyền).
Ưu điểm: Có thể tạo shorcut trên màn hình Windows 7, khi người dùng thao tác, sẽ chạy ứng dụng trực tiếp mà không phải qua thao tác khởi động máy ảo > khởi động ứng dụng được cài trong Windows XP.
Hỗ trợ tính năng clipboard.
Yêu cầu phần cứng:
Bộ xử lý: CPU 1 GHz trở lên.
RAM: 1 GB trở lên.
H.D.D: 16 GB trở lên.
Yêu cầu phần mềm:
Windows Virtual PC và Windows XP Mode tải tại http://www.microsoft.com/windows/virtual-pc/download.aspx
Thao tác:
1. Sau khi đã tải xong 2 tập tin yêu cầu để triển khai Windows XP Mode trong Windows 7. Hãy tiến hành cài đặt theo hướng dẫn kèm trong tiện ích cài đặt.
2. Sau khi hoàn tất cài đặt, chạy chương trình Windows Virtual PC, thiết lập mật khẩu. Tiến hành theo các gợi ý của chương trình.
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ hi vọng giúp người dùng nhận định được phần nào ưu, nhược điểm của từng giải pháp đã đề cập. Tuy nhiên, những gì mà "bộ đôi" Windows Virtual PC và Windows XP Mode mang lại đã đáp ứng và giải quyết rất nhiều vấn đề khi trong triển khai các ứng dụng được viết ra và chỉ có thể triển khai tốt trên Windows XP. Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ tự khám phá ra nhiều điều mới thú vị trong "bộ đôi" này. Qua đây, người viết cũng mong nhận được nhiều góp ý cũng như các kinh nghiệm sử dụng từ thành viên để các bài viết sau này được tốt hơn. Xin cảm ơn.