Tanm4
GẮN KẾT
Nhắc đến lịch sử của ngành sản xuất đồng hồ tại Đức, Glashütte chính là địa điểm chúng ta phải nhắc đến đầu tiên, nơi đây cũng là nơi tọa lạc của trường đào tạo chế tác đồng hồ Alfred Helwig (bạn có thể xem bài viết tham quan ngôi trường này tại đây). Ngôi trường này được tài trợ bởi hãng đồng hồ Glashütte Original, và chúng ta hãy cùng tham quan Glashütte để tìm hiểu ý nghĩa thực sự của từ nguyên bản (original) trong Glashütte Original.
Biển chào của Glashütte, có thể dịch ra là: “Đây là nơi cư ngụ của thời gian, Glashütte chúc bạn có một hành trình thú vị”
Lịch sử
Không có nơi nào phù hợp hơn để tìm hiểu về lịch sử chế tác đồng hồ Đức hơn Bảo tàng đồng hồ Glashütte. Nằm ở trung tâm thị trấn, trong khuôn viên viện bảo tàng này có một khu triển lãm, một xưởng phục chế đồng hồ và cả trường Alfred Helwig.
Lịch sử chế tác đồng hồ của Glashütte bắt đầu vào năm 1843, khi Ferdinand Adolph Lange viết một bức thư cho chính phủ Royal Saxon, đề xuất một kế hoạch cụ thể về việc mở một xưởng đồng hồ ở Glashütte đồng thời đào tạo những học viên tại đây. Điều khác biệt trong kế hoạch này chính là việc đào tạo những người thợ với các chuyên môn cụ thể, điều này đặt nền móng cho cả một ngành công nghiệp tại Glashütte. Lange lúc đó vừa trở về từ Thụy Sĩ, nơi ông đã học hỏi được cách làm này từ trung tâm phát triển nhất của ngành đồng hồ. Cách làm này khác hẳn với truyền thống làm đồng hồ tại Đức, nhưng chính phủ Royal Saxon thích ý tưởng này và đồng ý cấp vốn cho Lange để có thể khởi nghiệp. Moritz Grossman, Julius Assmann, và Adolf Schneider (cùng với Ferdinand Adolph Lange – 4 người được coi là bốn ông tổ của ngành đồng hồ tại Glashütte) cũng bắt đầu sản xuất đồng hồ tại Glashütte, và ngành công nghiệp đồng hồ từ đó phát triển tới bây giờ.
Bức thư của Ferdinand Adolph Lange được trưng bày tại bảo tàng
Ngành công nghiệp này đã phát triển mạnh mẽ đến mức đồng hồ Glashütte bắt đầu bị làm giả. Rất nhiều công ty từ khắp mọi nơi đã sản xuất đồng hồ và thêm vào dòng chữ “System Glashütte” để đội giá trị sản phẩm của họ (ví dụ ở ảnh bên dưới, mặc dù đồng hồ này có xuất xứ từ Thụy Sĩ). Để tránh việc này, những chiếc đồng hồ chính gốc Glashütte đã được thêm dòng chữ Glashütte Original để chỉ rõ xuất xứ của chúng. Đây chính là khởi nguồn của cái tên Glashütte Original vẫn được dùng đến ngày nay.
Máy Thụy Sĩ với dòng chữ “System Glashütte”
Thời gian trôi đến thời điểm sau Thế chiến thứ Hai: Glashütte đã bị thả bom cũng như chịu rất nhiều thiệt hại nặng nề. Ngành công nghiệp chế tác đồng hồ tất nhiên cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng những con người này vẫn không ngừng sản xuất những chiếc đồng hồ mới. Thực tế chính thời điểm này đã trực tiếp thúc đẩy Glashütte phát triển tới vị thế ngày nay, vì giai đoạn hậu chiến tranh khó khăn này đã bắt buộc những người thợ phải tìm hiểu cách chế tạo tất cả bộ phận của chiếc đồng hồ - họ không còn có thể nhờ cậy vào các nhà cung ứng như trước nữa. Ngày nay chúng ta dùng thuật ngữ in-house để chỉ những hãng tự chế tạo tất cả các bộ phận của mình, có thể kể đến như Rolex, Vacheron Constantin, A. Lange & Söhne … (đối với Glashütte lúc đó thì đây không phải là một hình thức nâng cáo giá trị sản phẩm mà đơn giản chỉ là nỗ lực cố gắng sinh tồn)
Đá quý được sản xuất tại Glashütte
Máy phân loại đá quý trong gian đoạn GUB
Chính phủ Đức lúc đó đã quyết định tập hợp tất cả các công ty chế tạo đồng hồ tại Glashütte lại thành một tập đoàn nhà nước với tên VEB Glashütter Uhrenbetriebe (GUB), ngày nay công ty này được giới đồng hồ biết đến với tên Glashütte Original.
Chiếc đồng hồ được sản xuất bởi GUB
Công nghệ chế tác
Trong thời kì GUB, một nhà máy chế tác lớn đã được xây dựng, và tập hợp tất cả các công việc chế tạo đồng hồ lại một chỗ. Sau vài lần cải tạo thì nó chính là trụ sở của Glashütte Original ngày nay. Tầng một được thiết kế để chế tạo các linh kiện với các máy móc khổng lồ.
Một chiếc máy tiện rất lớn tại xưởng Glashütte Original
Tầng 2 là nơi thực hiện các thao tác lắp ráp đồng hồ, và tầng 3 chính là nơi hoàn thiện những tác phẩm nghệ thuật đó.
Mặt đồng hồ và vỏ đồng hồ.
Mặt và vỏ đồng hồ của Glashütte Original cũng được làm tại Đức, nhưng ở một thành phố khác. Pforzheim chính là nơi sản xuất mặt đồng hồ cũng như vỏ đồng hồ phục vụ cho cả nước Đức trong một khoảng thời gian, và nó vẫn giữ vai trò quan trọng như vậy cho đến ngày nay. Mặc dù không nổi tiếng bằng Glashütte, nhưng thực tế Pforzheim lại có lịch sử chế tạo đồng hồ cũng như chế tác đá quý lâu đời hơn cả Glashütte. Công việc làm đồng hồ tại Pforzheim đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, và thành phố này đã được đặt tên là “Goldstadt” (Thành phố vàng) vì công việc kinh doanh chính ở đây là vàng bạc, đá quý. Nó cũng bị tàn phá nặng nề khi quân Đồng Minh đánh bom phá hủy 80% thành phố và giết hại 1/3 dân số tại đây, phần lớn các công trình tại đây đều được xây mới nhưng ngành chế tác đồng hồ thì vẫn giữ được những nét truyền thống.
Bên trong xưởng làm mặt đồng hồ
Xưởng thiết kế mặt và vỏ đồng hồ chỉ là một tòa nhà 2 tầng khiêm tốn nằm trong khu công nghiệp của Pforzheim. Tầng một dành riêng cho việc thiết kế và chế tác mặt đồng hồ, còn tầng hai dành cho vỏ đồng hồ. Và một điều quan trọng tôi muốn nói trước đó là Glashütte Original chỉ sở hữu xưởng sản xuất mặt đồng hồ, còn vỏ đồng hồ thì thuộc một công ty khác. Nhưng tuy vậy thì hoạt động sản xuất tại đây chỉ dành riêng cho đồng hồ của Glashütte Original.
Tôi đã nhìn thấy từng thao tác để làm ra một chiếc mặt đồng hồ của Glashütte Original, từ lúc nó còn là một miếng sắt cho tới khi trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đúng như với tinh thần làm ra một tác phẩm nghệ thuật, ở đây chất lượng được đặt ưu tiên cao nhất, sau đó mới tới sản lượng. Có nhiều phòng riêng biệt dành cho vô vàn những thao tác khác nhau, bao gồm thiết kế, đánh bóng, các quá trình xử lý bằng hóa chất, kiểm tra chất lượng và Electroplating (Có thể tạm dịch là mạ điện – sử dụng một dòng điện nhỏ để hàn một miếng kim loại nhỏ vào một linh kiện lớn hơn, trong ngành sản xuất đồng hồ thì quy trình này được sử dụng với cả mục đích kỹ thuật và cả để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm).
Mặt đồng hồ trải qua mỗi giai đoạn sẽ có ngoại hình khác hẳn
Tầng hai được sử dụng hoàn toàn cho việc chế tác vỏ đồng hồ, ngay khi đặt chân tới đây, bạn sẽ phải chú ý ngay tới một chiếc máy nghiền đa trục CNC khổng lồ đang hoạt động. Mặc dù phần thô của vỏ đồng hồ sẽ được cắt bởi máy cắt điều khiển bởi máy tính, công việc đánh bóng sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi những người thợ thủ công. Rất nhiều công đoạn hoàn thiện sản phẩm được thực hiện với vô số các công cụ khác nhau để cho ra một chiếc vỏ hoàn chỉnh.
Xưởng phục chế đồng hồ
Quay trở lại bảo tàng đồng hồ Glashütte, tại đây Glashütte Original sở hữu một xưởng phục chế đồng hồ tại đây. Xưởng phục chế này nằm dưới sự lãnh đạo của Jurgen Franke – một người thợ đồng hồ nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm, nó sẽ phục chế lại tất cả những chiếc đồng hồ mà bạn yêu cầu nếu chiếc đồng hồ đó thỏa mãn hai điều kiện: nó phải là đồng hồ có xuất xứ từ Glashütte và có tuổi đời hơn 26 năm (sản xuất trước năm 1990).
Jurgen Franke đang thực hiện công việc phục chế của mình
Bên trong khu xưởng
Tại khu xưởng này, tôi nhận ra một chiếc đồng hồ đang được phục chế bởi Jurgen Franke – một chiếc đồng hồ bỏ túi được làm từ thế kỷ 19 của hãng A. Lange & Söhne. Điều này nhấn mạnh truyền thống lâu đời của ngành đồng hồ tại Glashütte. Xưởng phục chế và viện bảo tàng được tài trợ bởi Glashütte Original, nhưng hoạt động của nơi đây không hoàn toàn để phục vụ nhu cầu kinh doanh của hãng. Chúng còn là nơi lưu giữ và phát huy truyền thống chế tác đồng hồ của không chỉ Glashütte Original mà còn tất cả các hãng sản xuất đồng hồ tại nơi đây.
Cửa hàng Glashütte Original tại Dresden
Quá khứ và hiện tại
Mặt đồng hồ GUB
Flying tourbillon – sáng chế của Alfred Helwig
Phiên bản lớn của máy GUB Kaliber 67 tại viện bảo tàng Glashütte. Kaliber 67 được tạo ra vào khoảng thời gian 1960-67
Biển chào của Glashütte, có thể dịch ra là: “Đây là nơi cư ngụ của thời gian, Glashütte chúc bạn có một hành trình thú vị”
Lịch sử
Không có nơi nào phù hợp hơn để tìm hiểu về lịch sử chế tác đồng hồ Đức hơn Bảo tàng đồng hồ Glashütte. Nằm ở trung tâm thị trấn, trong khuôn viên viện bảo tàng này có một khu triển lãm, một xưởng phục chế đồng hồ và cả trường Alfred Helwig.
Lịch sử chế tác đồng hồ của Glashütte bắt đầu vào năm 1843, khi Ferdinand Adolph Lange viết một bức thư cho chính phủ Royal Saxon, đề xuất một kế hoạch cụ thể về việc mở một xưởng đồng hồ ở Glashütte đồng thời đào tạo những học viên tại đây. Điều khác biệt trong kế hoạch này chính là việc đào tạo những người thợ với các chuyên môn cụ thể, điều này đặt nền móng cho cả một ngành công nghiệp tại Glashütte. Lange lúc đó vừa trở về từ Thụy Sĩ, nơi ông đã học hỏi được cách làm này từ trung tâm phát triển nhất của ngành đồng hồ. Cách làm này khác hẳn với truyền thống làm đồng hồ tại Đức, nhưng chính phủ Royal Saxon thích ý tưởng này và đồng ý cấp vốn cho Lange để có thể khởi nghiệp. Moritz Grossman, Julius Assmann, và Adolf Schneider (cùng với Ferdinand Adolph Lange – 4 người được coi là bốn ông tổ của ngành đồng hồ tại Glashütte) cũng bắt đầu sản xuất đồng hồ tại Glashütte, và ngành công nghiệp đồng hồ từ đó phát triển tới bây giờ.
Bức thư của Ferdinand Adolph Lange được trưng bày tại bảo tàng
Ngành công nghiệp này đã phát triển mạnh mẽ đến mức đồng hồ Glashütte bắt đầu bị làm giả. Rất nhiều công ty từ khắp mọi nơi đã sản xuất đồng hồ và thêm vào dòng chữ “System Glashütte” để đội giá trị sản phẩm của họ (ví dụ ở ảnh bên dưới, mặc dù đồng hồ này có xuất xứ từ Thụy Sĩ). Để tránh việc này, những chiếc đồng hồ chính gốc Glashütte đã được thêm dòng chữ Glashütte Original để chỉ rõ xuất xứ của chúng. Đây chính là khởi nguồn của cái tên Glashütte Original vẫn được dùng đến ngày nay.
Máy Thụy Sĩ với dòng chữ “System Glashütte”
Thời gian trôi đến thời điểm sau Thế chiến thứ Hai: Glashütte đã bị thả bom cũng như chịu rất nhiều thiệt hại nặng nề. Ngành công nghiệp chế tác đồng hồ tất nhiên cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng những con người này vẫn không ngừng sản xuất những chiếc đồng hồ mới. Thực tế chính thời điểm này đã trực tiếp thúc đẩy Glashütte phát triển tới vị thế ngày nay, vì giai đoạn hậu chiến tranh khó khăn này đã bắt buộc những người thợ phải tìm hiểu cách chế tạo tất cả bộ phận của chiếc đồng hồ - họ không còn có thể nhờ cậy vào các nhà cung ứng như trước nữa. Ngày nay chúng ta dùng thuật ngữ in-house để chỉ những hãng tự chế tạo tất cả các bộ phận của mình, có thể kể đến như Rolex, Vacheron Constantin, A. Lange & Söhne … (đối với Glashütte lúc đó thì đây không phải là một hình thức nâng cáo giá trị sản phẩm mà đơn giản chỉ là nỗ lực cố gắng sinh tồn)
Đá quý được sản xuất tại Glashütte
Máy phân loại đá quý trong gian đoạn GUB
Chính phủ Đức lúc đó đã quyết định tập hợp tất cả các công ty chế tạo đồng hồ tại Glashütte lại thành một tập đoàn nhà nước với tên VEB Glashütter Uhrenbetriebe (GUB), ngày nay công ty này được giới đồng hồ biết đến với tên Glashütte Original.
Chiếc đồng hồ được sản xuất bởi GUB
Công nghệ chế tác
Trong thời kì GUB, một nhà máy chế tác lớn đã được xây dựng, và tập hợp tất cả các công việc chế tạo đồng hồ lại một chỗ. Sau vài lần cải tạo thì nó chính là trụ sở của Glashütte Original ngày nay. Tầng một được thiết kế để chế tạo các linh kiện với các máy móc khổng lồ.
Một chiếc máy tiện rất lớn tại xưởng Glashütte Original
Tầng 2 là nơi thực hiện các thao tác lắp ráp đồng hồ, và tầng 3 chính là nơi hoàn thiện những tác phẩm nghệ thuật đó.
Mặt đồng hồ và vỏ đồng hồ.
Mặt và vỏ đồng hồ của Glashütte Original cũng được làm tại Đức, nhưng ở một thành phố khác. Pforzheim chính là nơi sản xuất mặt đồng hồ cũng như vỏ đồng hồ phục vụ cho cả nước Đức trong một khoảng thời gian, và nó vẫn giữ vai trò quan trọng như vậy cho đến ngày nay. Mặc dù không nổi tiếng bằng Glashütte, nhưng thực tế Pforzheim lại có lịch sử chế tạo đồng hồ cũng như chế tác đá quý lâu đời hơn cả Glashütte. Công việc làm đồng hồ tại Pforzheim đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, và thành phố này đã được đặt tên là “Goldstadt” (Thành phố vàng) vì công việc kinh doanh chính ở đây là vàng bạc, đá quý. Nó cũng bị tàn phá nặng nề khi quân Đồng Minh đánh bom phá hủy 80% thành phố và giết hại 1/3 dân số tại đây, phần lớn các công trình tại đây đều được xây mới nhưng ngành chế tác đồng hồ thì vẫn giữ được những nét truyền thống.
Bên trong xưởng làm mặt đồng hồ
Xưởng thiết kế mặt và vỏ đồng hồ chỉ là một tòa nhà 2 tầng khiêm tốn nằm trong khu công nghiệp của Pforzheim. Tầng một dành riêng cho việc thiết kế và chế tác mặt đồng hồ, còn tầng hai dành cho vỏ đồng hồ. Và một điều quan trọng tôi muốn nói trước đó là Glashütte Original chỉ sở hữu xưởng sản xuất mặt đồng hồ, còn vỏ đồng hồ thì thuộc một công ty khác. Nhưng tuy vậy thì hoạt động sản xuất tại đây chỉ dành riêng cho đồng hồ của Glashütte Original.
Tôi đã nhìn thấy từng thao tác để làm ra một chiếc mặt đồng hồ của Glashütte Original, từ lúc nó còn là một miếng sắt cho tới khi trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đúng như với tinh thần làm ra một tác phẩm nghệ thuật, ở đây chất lượng được đặt ưu tiên cao nhất, sau đó mới tới sản lượng. Có nhiều phòng riêng biệt dành cho vô vàn những thao tác khác nhau, bao gồm thiết kế, đánh bóng, các quá trình xử lý bằng hóa chất, kiểm tra chất lượng và Electroplating (Có thể tạm dịch là mạ điện – sử dụng một dòng điện nhỏ để hàn một miếng kim loại nhỏ vào một linh kiện lớn hơn, trong ngành sản xuất đồng hồ thì quy trình này được sử dụng với cả mục đích kỹ thuật và cả để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm).
Mặt đồng hồ trải qua mỗi giai đoạn sẽ có ngoại hình khác hẳn
Tầng hai được sử dụng hoàn toàn cho việc chế tác vỏ đồng hồ, ngay khi đặt chân tới đây, bạn sẽ phải chú ý ngay tới một chiếc máy nghiền đa trục CNC khổng lồ đang hoạt động. Mặc dù phần thô của vỏ đồng hồ sẽ được cắt bởi máy cắt điều khiển bởi máy tính, công việc đánh bóng sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi những người thợ thủ công. Rất nhiều công đoạn hoàn thiện sản phẩm được thực hiện với vô số các công cụ khác nhau để cho ra một chiếc vỏ hoàn chỉnh.
Xưởng phục chế đồng hồ
Quay trở lại bảo tàng đồng hồ Glashütte, tại đây Glashütte Original sở hữu một xưởng phục chế đồng hồ tại đây. Xưởng phục chế này nằm dưới sự lãnh đạo của Jurgen Franke – một người thợ đồng hồ nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm, nó sẽ phục chế lại tất cả những chiếc đồng hồ mà bạn yêu cầu nếu chiếc đồng hồ đó thỏa mãn hai điều kiện: nó phải là đồng hồ có xuất xứ từ Glashütte và có tuổi đời hơn 26 năm (sản xuất trước năm 1990).
Jurgen Franke đang thực hiện công việc phục chế của mình
Bên trong khu xưởng
Tại khu xưởng này, tôi nhận ra một chiếc đồng hồ đang được phục chế bởi Jurgen Franke – một chiếc đồng hồ bỏ túi được làm từ thế kỷ 19 của hãng A. Lange & Söhne. Điều này nhấn mạnh truyền thống lâu đời của ngành đồng hồ tại Glashütte. Xưởng phục chế và viện bảo tàng được tài trợ bởi Glashütte Original, nhưng hoạt động của nơi đây không hoàn toàn để phục vụ nhu cầu kinh doanh của hãng. Chúng còn là nơi lưu giữ và phát huy truyền thống chế tác đồng hồ của không chỉ Glashütte Original mà còn tất cả các hãng sản xuất đồng hồ tại nơi đây.
Cửa hàng Glashütte Original tại Dresden
Quá khứ và hiện tại
Mặt đồng hồ GUB
Flying tourbillon – sáng chế của Alfred Helwig
Phiên bản lớn của máy GUB Kaliber 67 tại viện bảo tàng Glashütte. Kaliber 67 được tạo ra vào khoảng thời gian 1960-67
Nguồn:
Hodinkee
Hodinkee