dihuta
THÀNH VIÊN DANH DỰ
"Công nghệ xào nấu" của ngoisao.net
Ra đời chưa được bao lâu, ngoisao.net đã trở thành một trong những website tiếng Việt được nhiều người truy cập nhất hiện nay. Cách trình bày bắt mắt cùng những tít bài hấp dẫn, đặc biệt với câu hiệu ấn tượng know everything (biết mọi thứ), "ngôi sao" đã nhanh chóng leo lên hàng top theo xếp hạng của alexa.com, thậm chí còn qua mặt cả những tờ báo điện tử uy tín. Thế nhưng, đằng sau tấm huy chương này là một công nghệ "xào nấu" thông tin chưa từng thấy ở VN.
Trước hết, thử điểm lại nội dung các báo điện tử trong nước có lượng độc giả lớn. Trong cảnh tranh tối tranh sáng bản quyền ở VN hiện nay, việc các báo đăng lại tin bài của nhau là phổ biến. Ở chừng mực nào đó, điều này cũng có thể được xem như việc "chia sẻ thông tin" nhằm làm trang báo phong phú hơn với nhiều nguồn khác nhau. Và hầu hết báo điện tử VN mới chỉ tôn trọng bản quyền ở mức ghi nguồn của bài viết.
Riêng với ngoisao.net, việc đăng lại tin bài của các báo khác đã được thực hiện bằng một công nghệ "xào nấu" thuộc hàng 5 sao ! Trước hết, việc dẫn nguồn các bài viết trên website này đã được thực hiện theo kiểu lập lờ đánh lận con đen để biến bài của người khác thành bài của mình. Trong khi lấy nguyên cả bài báo của người ta, đến khoảng giữa bài, những người phụ trách website mới thêm "nguồn" lẫn trong một đám chữ nghĩa, chẳng hạn như "Ông X. khẳng định với PV Thanh Niên" hay "Bà Y. nói với Tuổi Trẻ". Điển hình như bài phóng sự 2 kỳ của tác giả Xuân Thanh Bay theo khói cỏ được đăng trên ngoisao.net mà nguồn Thanh Niên được đặt vào một chỗ ở giữa bài, khiến cho người đọc có cảm giác đây là bài của ngoisao.net, còn nguồn của Thanh Niên chỉ là một thông tin nhỏ trong bài viết mà thôi. Tất cả nhân vật trong phóng sự đều được tác giả viết tắt nhưng qua tài "xào nấu" của ngoisao.net, ai cũng mang một cái tên rõ ràng. Rồi Cuộc chiến cam go với web sex (Thanh Niên) được đổi thành Web sex như rắn không đầu trên ngoisao.net, nhân vật viết tắt tên S. được "cụ thể hóa" thành Sơn. Hai bài báo CĐV Đà Nẵng "đại náo" sân Chi Lăng và Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi: "Tôi không nghi ngờ đội nào cả..." trên trang thể thao Báo Thanh Niên được nhét vào bài CĐV Đà Nẵng nổi loạn. Còn nguồn thì được "bàn giao" cho ông Dương Nghiệp Khôi với câu "Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi khẳng định với Thanh Niên...". Tệ hơn, đôi khi thương hiệu của một tờ báo còn bị viết tắt trên ngoisao.net khiến người đọc có thể nhầm tưởng là tên của tác giả. Ví dụ như bài báo Làm đẹp sớm, có ích gì! của Báo Người Lao Động được ngoisao.net đăng nguyên xi với tựa 8x tân trang nhan sắc, "nguồn" được dẫn trong câu "Đến mỹ viện Duy Như thấy có rất nhiều bạn trẻ đang ngồi chờ được tư vấn làm đẹp. NLĐ bắt chuyện bạn Kim Thanh...". Đáng nói hơn, cũng tương tự như trường hợp của Thanh Niên, các đồng nghiệp Người Lao Động chỉ viết tắt tên mỹ viện (D.N) và nhân vật trong bài báo (K.Th).
Trong tiểu thuyết võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ, nhà văn Kim Dung có đề cập đến môn võ công khủng khiếp gọi là Hấp tinh đại pháp - do giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành sáng chế. Theo đó, người sử dụng võ công tà môn này sẽ từ từ hút hết nội lực đối phương, biến cái của người ta thành của mình để trở nên hùng mạnh. Vào những năm đầu thế kỷ 21 này, dường như Nhậm giáo chủ đã tìm được truyền nhân!
Chi tiết: Thanh Niên
Ra đời chưa được bao lâu, ngoisao.net đã trở thành một trong những website tiếng Việt được nhiều người truy cập nhất hiện nay. Cách trình bày bắt mắt cùng những tít bài hấp dẫn, đặc biệt với câu hiệu ấn tượng know everything (biết mọi thứ), "ngôi sao" đã nhanh chóng leo lên hàng top theo xếp hạng của alexa.com, thậm chí còn qua mặt cả những tờ báo điện tử uy tín. Thế nhưng, đằng sau tấm huy chương này là một công nghệ "xào nấu" thông tin chưa từng thấy ở VN.
Trước hết, thử điểm lại nội dung các báo điện tử trong nước có lượng độc giả lớn. Trong cảnh tranh tối tranh sáng bản quyền ở VN hiện nay, việc các báo đăng lại tin bài của nhau là phổ biến. Ở chừng mực nào đó, điều này cũng có thể được xem như việc "chia sẻ thông tin" nhằm làm trang báo phong phú hơn với nhiều nguồn khác nhau. Và hầu hết báo điện tử VN mới chỉ tôn trọng bản quyền ở mức ghi nguồn của bài viết.
Riêng với ngoisao.net, việc đăng lại tin bài của các báo khác đã được thực hiện bằng một công nghệ "xào nấu" thuộc hàng 5 sao ! Trước hết, việc dẫn nguồn các bài viết trên website này đã được thực hiện theo kiểu lập lờ đánh lận con đen để biến bài của người khác thành bài của mình. Trong khi lấy nguyên cả bài báo của người ta, đến khoảng giữa bài, những người phụ trách website mới thêm "nguồn" lẫn trong một đám chữ nghĩa, chẳng hạn như "Ông X. khẳng định với PV Thanh Niên" hay "Bà Y. nói với Tuổi Trẻ". Điển hình như bài phóng sự 2 kỳ của tác giả Xuân Thanh Bay theo khói cỏ được đăng trên ngoisao.net mà nguồn Thanh Niên được đặt vào một chỗ ở giữa bài, khiến cho người đọc có cảm giác đây là bài của ngoisao.net, còn nguồn của Thanh Niên chỉ là một thông tin nhỏ trong bài viết mà thôi. Tất cả nhân vật trong phóng sự đều được tác giả viết tắt nhưng qua tài "xào nấu" của ngoisao.net, ai cũng mang một cái tên rõ ràng. Rồi Cuộc chiến cam go với web sex (Thanh Niên) được đổi thành Web sex như rắn không đầu trên ngoisao.net, nhân vật viết tắt tên S. được "cụ thể hóa" thành Sơn. Hai bài báo CĐV Đà Nẵng "đại náo" sân Chi Lăng và Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi: "Tôi không nghi ngờ đội nào cả..." trên trang thể thao Báo Thanh Niên được nhét vào bài CĐV Đà Nẵng nổi loạn. Còn nguồn thì được "bàn giao" cho ông Dương Nghiệp Khôi với câu "Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi khẳng định với Thanh Niên...". Tệ hơn, đôi khi thương hiệu của một tờ báo còn bị viết tắt trên ngoisao.net khiến người đọc có thể nhầm tưởng là tên của tác giả. Ví dụ như bài báo Làm đẹp sớm, có ích gì! của Báo Người Lao Động được ngoisao.net đăng nguyên xi với tựa 8x tân trang nhan sắc, "nguồn" được dẫn trong câu "Đến mỹ viện Duy Như thấy có rất nhiều bạn trẻ đang ngồi chờ được tư vấn làm đẹp. NLĐ bắt chuyện bạn Kim Thanh...". Đáng nói hơn, cũng tương tự như trường hợp của Thanh Niên, các đồng nghiệp Người Lao Động chỉ viết tắt tên mỹ viện (D.N) và nhân vật trong bài báo (K.Th).
Trong tiểu thuyết võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ, nhà văn Kim Dung có đề cập đến môn võ công khủng khiếp gọi là Hấp tinh đại pháp - do giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành sáng chế. Theo đó, người sử dụng võ công tà môn này sẽ từ từ hút hết nội lực đối phương, biến cái của người ta thành của mình để trở nên hùng mạnh. Vào những năm đầu thế kỷ 21 này, dường như Nhậm giáo chủ đã tìm được truyền nhân!
Chi tiết: Thanh Niên