Lam Sơn
Super Moderators
Tâm lý sợ mất thời gian, sợ vạ lây… đã khiến nhiều người chọn cách sống “mackeno”.
Một lần đi trên chuyến xe buýt số 8 về khu đại học ở Thủ Đức, tôi chứng kiến hai nam sinh viên làm lơ, không nhường ghế ngồi cho một cụ già. Cụ run rẩy ngã tới ngã lui, có vẻ rất khó khăn trong việc giữ thăng bằng mỗi khi chiếc xe thắng rồi chạy. Thấy vậy, từ băng ghế cuối, tôi đứng dậy bước tới dìu cụ vào chỗ ngồi của tôi. Nhưng bất ngờ, khi tôi dìu cụ đến nơi thì một sinh viên khác đã chiếm mất chỗ. Phải đợi tôi lên tiếng đòi lại chỗ cho cụ già thì sinh viên này mới miễn cưỡng đứng lên và không quên để lại lời cự nự: “Tưởng ông bỏ chỗ, chứ ai dè ông điên!”. Thật là hết chỗ nói.
Một người bạn đau xót kể cho tôi nghe: Dù đã hơn ba năm trôi qua nhưng anh vẫn còn nhớ như in việc con anh cùng một bạn học chung trường đại học bị một đám côn đồ vây chém trọng thương nằm trước cổng. Thằng bé đã cố gắng gọi điện thoại báo gia đình và khoảng 30 phút sau anh mới tới được. Tại hiện trường cuộc ẩu đả, anh phải mất công kêu gọi nhiều người vào khiêng giúp hai em lên xe đi cấp cứu. Đáng nói là đám đông chỉ đứng nhìn và lát sau mới có một sinh viên đến giúp anh. Sau khi được cứu sống, thằng bé con anh cứ tiếc nuối giá mà những người vây quanh đừng thờ ơ mà đưa hai em đi cấp cứu ngay thì có lẽ đứa bạn đã không chết vì bị mất nhiều máu.
Nhớ lại mấy vụ học sinh kéo nhau đánh bạn rồi quay phim tung lên mạng để phổ biến cho nhiều người, tôi cũng cảm thấy không hài lòng: Nếu như ngay từ đầu, những người chứng kiến sự việc la rầy, kéo các em ra, hoặc báo ngay cho công an đến xử lý kịp thời thì đã không có những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Nhiều người cho rằng việc hành xử theo kiểu “mackeno” (mặc kệ nó) của số đông hiện nay xuất phát từ những hệ lụy mà người làm việc nghĩa đôi khi phải gánh chịu. Một anh bạn khác của tôi đã xui xẻo gặp phải tình huống này. Hôm đó, bạn gặp một người bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh trên đường, còn người gây tai nạn đã bỏ chạy. Không nề hà khó nhọc, bạn tôi chạy đến giúp đỡ và đưa người bị nạn đi bệnh viện. Nhưng sau đó công an lại nghi ngờ bạn tôi chính là người gây ra tai nạn. Chính nạn nhân khi mới tỉnh dậy cũng cho rằng bạn tôi đã gây tai nạn. Báo hại bạn tôi phải tốn kém tiền của và thời gian để chứng minh mình vô can…
Từ đó, trong cộng đồng xuất hiện lớp người chọn cách “đi qua cho lẹ lẹ” mỗi khi nhìn thấy những sự việc cần sự cứu giúp. Tâm lý sợ vạ lây, sợ mất thời gian, sợ rắc rối với cơ quan điều tra… đã khiến người ta thờ ơ đến vô cảm.
Theo tôi, để đẩy lùi cái xấu thì rất cần sự chung tay góp sức của nhiều người. Với những việc đơn giản vẫn xảy ra hằng ngày, thay vì thụ động cho qua, mọi người hãy cố gắng hành động trong khả năng của mình để dần dần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một lần đi trên chuyến xe buýt số 8 về khu đại học ở Thủ Đức, tôi chứng kiến hai nam sinh viên làm lơ, không nhường ghế ngồi cho một cụ già. Cụ run rẩy ngã tới ngã lui, có vẻ rất khó khăn trong việc giữ thăng bằng mỗi khi chiếc xe thắng rồi chạy. Thấy vậy, từ băng ghế cuối, tôi đứng dậy bước tới dìu cụ vào chỗ ngồi của tôi. Nhưng bất ngờ, khi tôi dìu cụ đến nơi thì một sinh viên khác đã chiếm mất chỗ. Phải đợi tôi lên tiếng đòi lại chỗ cho cụ già thì sinh viên này mới miễn cưỡng đứng lên và không quên để lại lời cự nự: “Tưởng ông bỏ chỗ, chứ ai dè ông điên!”. Thật là hết chỗ nói.
Một người bạn đau xót kể cho tôi nghe: Dù đã hơn ba năm trôi qua nhưng anh vẫn còn nhớ như in việc con anh cùng một bạn học chung trường đại học bị một đám côn đồ vây chém trọng thương nằm trước cổng. Thằng bé đã cố gắng gọi điện thoại báo gia đình và khoảng 30 phút sau anh mới tới được. Tại hiện trường cuộc ẩu đả, anh phải mất công kêu gọi nhiều người vào khiêng giúp hai em lên xe đi cấp cứu. Đáng nói là đám đông chỉ đứng nhìn và lát sau mới có một sinh viên đến giúp anh. Sau khi được cứu sống, thằng bé con anh cứ tiếc nuối giá mà những người vây quanh đừng thờ ơ mà đưa hai em đi cấp cứu ngay thì có lẽ đứa bạn đã không chết vì bị mất nhiều máu.
Nhớ lại mấy vụ học sinh kéo nhau đánh bạn rồi quay phim tung lên mạng để phổ biến cho nhiều người, tôi cũng cảm thấy không hài lòng: Nếu như ngay từ đầu, những người chứng kiến sự việc la rầy, kéo các em ra, hoặc báo ngay cho công an đến xử lý kịp thời thì đã không có những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Nhiều người cho rằng việc hành xử theo kiểu “mackeno” (mặc kệ nó) của số đông hiện nay xuất phát từ những hệ lụy mà người làm việc nghĩa đôi khi phải gánh chịu. Một anh bạn khác của tôi đã xui xẻo gặp phải tình huống này. Hôm đó, bạn gặp một người bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh trên đường, còn người gây tai nạn đã bỏ chạy. Không nề hà khó nhọc, bạn tôi chạy đến giúp đỡ và đưa người bị nạn đi bệnh viện. Nhưng sau đó công an lại nghi ngờ bạn tôi chính là người gây ra tai nạn. Chính nạn nhân khi mới tỉnh dậy cũng cho rằng bạn tôi đã gây tai nạn. Báo hại bạn tôi phải tốn kém tiền của và thời gian để chứng minh mình vô can…
Từ đó, trong cộng đồng xuất hiện lớp người chọn cách “đi qua cho lẹ lẹ” mỗi khi nhìn thấy những sự việc cần sự cứu giúp. Tâm lý sợ vạ lây, sợ mất thời gian, sợ rắc rối với cơ quan điều tra… đã khiến người ta thờ ơ đến vô cảm.
Theo tôi, để đẩy lùi cái xấu thì rất cần sự chung tay góp sức của nhiều người. Với những việc đơn giản vẫn xảy ra hằng ngày, thay vì thụ động cho qua, mọi người hãy cố gắng hành động trong khả năng của mình để dần dần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sonphung001@yahoo.com