Diễm Quỳnh
GẮN KẾT
Phiên toà xét xử Vụ án điện kế điện tử. Chuẩn bị gắn lại 312.000 điện kế điện tử giả
Số ĐKĐT “dỏm” đang được chuẩn bị để sử dụng lại
Hôm qua (19.5), toà án Nhân dân TP.HCM đã tiếp tục phiên toà sơ thẩm xử vụ án “điện kế điện tử” (ĐKĐT) với phần xét hỏi bị cáo Lê Minh Hoàng và Lê Văn Hoành, nguyên là giám đốc, phó giám đốc công ty Điện lực TP.HCM. Trả lời hội đồng xét xử (HĐXX), ông Hoàng nói tin tưởng ông Hoành, còn bị cáo Hoành lại nói tin tưởng vào các chuyên gia.
Bị cáo Lê Minh Hoàng thừa nhận đã tự ý chẻ nhỏ số lượng xuống từ 40.000 ĐKĐT xuống còn 10.000 ĐKĐT và nâng đơn giá từ 340.000đ/cái thành 580.000đ/cái để tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu cung cấp ĐKĐT là sai so với kế hoạch đã được tổng công ty Điện lực Việt Nam duyệt. Ông Hoàng cũng thừa nhận hành vi tự mua trực tiếp thêm 302.000 ĐKĐT không qua đấu thầu; chọn Linkton Singapore làm nhà thầu cung cấp ĐKĐT dù công ty này không đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu là không đúng quy định nhưng cho rằng những vi phạm đó là do không hiểu đúng các quy định của Nhà nước và tin tưởng vào sự thẩm định, đề xuất của cấp dưới. Việc không kiểm tra chứng từ để phát hiện toàn bộ 312.000 ĐKĐT “dỏm” được lắp ráp trong nước chứ không phải là hàng nhập nguyên chiếc là vì không có đủ thời gian và lại cũng tin tưởng cấp dưới(?!).
Tương tự, bị cáo Lê Văn Hoành, nguyên là phó giám đốc công ty Điện lực TP.HCM từ năm 1991 cũng cho rằng, dù được phân công làm tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu nhưng cho rằng bản thân không có kinh nghiệm trong việc tổ chức xét thầu, chỉ hiểu được các quy định về mua, bán về giá điện còn những quy định khác thì không biết và quá tin vào khả năng, kinh nghiệm của các chuyên gia – cũng là cấp dưới của ông Hoành. Trả lời của bị cáo Hoành khiến một thành viên của HĐXX phải thốt lên: “chuyện rất khó hiểu” vì bản thân là một phó giám đốc nhưng không nắm những quy định chung về quản lý nhà nước, về đấu thầu; ký những đề xuất của cấp dưới mà không kiểm tra để rồi đề xuất chọn nhà thầu không đủ điều kiện dự thầu. Đồng thời, bị cáo Hoành cho Linkton Vina thuê căn nhà riêng ở số 43 E–F Hồ Văn Huê để ráp ĐKĐT “dỏm” cung cấp cho công ty Điện lực TP.HCM nhưng trả lời HĐXX, ông Hoành nói, mục đích thuê nhà để làm gì thì đi hỏi… con ông Hoành.
Hôm qua (19.5), ông Nguyễn Văn Lý, phó giám đốc công ty Điện lực TP.HCM cho biết đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành gắn lại 312.000 ĐKĐT “dỏm”.
Đây là số ĐKĐT do công ty Linkton Vina mua linh kiện rồi lắp ráp tại Việt Nam để cung cấp cho công ty Điện lực thành phố. Cơ quan điều tra đã xác định đây là số hàng giả, nhưng theo đề xuất của bộ Công nghiệp (nay là bộ Công thương), Thủ tướng đã cho phép sử dụng lại số ĐKĐT này.
Hiện 312.000 ĐKĐT đang được các chi nhánh điện lực lưu giữ, bảo quản. Ngành điện cũng đã thay nhãn mác, gắn thêm dòng chữ “sản xuất tại Việt Nam” để cho đúng nguồn gốc sản xuất của số hàng. Mặc dù ông Lý cho biết đã đem các mẫu sang Hà Lan để kiểm định và khẳng định rằng ĐKĐT giả hoạt động rất tốt nhưng lại lo ngại tâm lý “tẩy chay” số ĐKĐT giả này từ phía người dân – những khách hàng sử dụng điện.

Số ĐKĐT “dỏm” đang được chuẩn bị để sử dụng lại
Hôm qua (19.5), toà án Nhân dân TP.HCM đã tiếp tục phiên toà sơ thẩm xử vụ án “điện kế điện tử” (ĐKĐT) với phần xét hỏi bị cáo Lê Minh Hoàng và Lê Văn Hoành, nguyên là giám đốc, phó giám đốc công ty Điện lực TP.HCM. Trả lời hội đồng xét xử (HĐXX), ông Hoàng nói tin tưởng ông Hoành, còn bị cáo Hoành lại nói tin tưởng vào các chuyên gia.
Bị cáo Lê Minh Hoàng thừa nhận đã tự ý chẻ nhỏ số lượng xuống từ 40.000 ĐKĐT xuống còn 10.000 ĐKĐT và nâng đơn giá từ 340.000đ/cái thành 580.000đ/cái để tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu cung cấp ĐKĐT là sai so với kế hoạch đã được tổng công ty Điện lực Việt Nam duyệt. Ông Hoàng cũng thừa nhận hành vi tự mua trực tiếp thêm 302.000 ĐKĐT không qua đấu thầu; chọn Linkton Singapore làm nhà thầu cung cấp ĐKĐT dù công ty này không đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu là không đúng quy định nhưng cho rằng những vi phạm đó là do không hiểu đúng các quy định của Nhà nước và tin tưởng vào sự thẩm định, đề xuất của cấp dưới. Việc không kiểm tra chứng từ để phát hiện toàn bộ 312.000 ĐKĐT “dỏm” được lắp ráp trong nước chứ không phải là hàng nhập nguyên chiếc là vì không có đủ thời gian và lại cũng tin tưởng cấp dưới(?!).
Tương tự, bị cáo Lê Văn Hoành, nguyên là phó giám đốc công ty Điện lực TP.HCM từ năm 1991 cũng cho rằng, dù được phân công làm tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu nhưng cho rằng bản thân không có kinh nghiệm trong việc tổ chức xét thầu, chỉ hiểu được các quy định về mua, bán về giá điện còn những quy định khác thì không biết và quá tin vào khả năng, kinh nghiệm của các chuyên gia – cũng là cấp dưới của ông Hoành. Trả lời của bị cáo Hoành khiến một thành viên của HĐXX phải thốt lên: “chuyện rất khó hiểu” vì bản thân là một phó giám đốc nhưng không nắm những quy định chung về quản lý nhà nước, về đấu thầu; ký những đề xuất của cấp dưới mà không kiểm tra để rồi đề xuất chọn nhà thầu không đủ điều kiện dự thầu. Đồng thời, bị cáo Hoành cho Linkton Vina thuê căn nhà riêng ở số 43 E–F Hồ Văn Huê để ráp ĐKĐT “dỏm” cung cấp cho công ty Điện lực TP.HCM nhưng trả lời HĐXX, ông Hoành nói, mục đích thuê nhà để làm gì thì đi hỏi… con ông Hoành.
Hôm qua (19.5), ông Nguyễn Văn Lý, phó giám đốc công ty Điện lực TP.HCM cho biết đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành gắn lại 312.000 ĐKĐT “dỏm”.
Đây là số ĐKĐT do công ty Linkton Vina mua linh kiện rồi lắp ráp tại Việt Nam để cung cấp cho công ty Điện lực thành phố. Cơ quan điều tra đã xác định đây là số hàng giả, nhưng theo đề xuất của bộ Công nghiệp (nay là bộ Công thương), Thủ tướng đã cho phép sử dụng lại số ĐKĐT này.
Hiện 312.000 ĐKĐT đang được các chi nhánh điện lực lưu giữ, bảo quản. Ngành điện cũng đã thay nhãn mác, gắn thêm dòng chữ “sản xuất tại Việt Nam” để cho đúng nguồn gốc sản xuất của số hàng. Mặc dù ông Lý cho biết đã đem các mẫu sang Hà Lan để kiểm định và khẳng định rằng ĐKĐT giả hoạt động rất tốt nhưng lại lo ngại tâm lý “tẩy chay” số ĐKĐT giả này từ phía người dân – những khách hàng sử dụng điện.
(Theo sgtt)