Hỏi các bác một chút về Truyền Hình ...

Các thớt khác của ZeroCool09

ZeroCool09

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
có mấy câu hỏi liên quan đến Truyền Hình, vì yêu cầu tính chính xác khá cao nên em muốn nhờ các bác tư vấn thêm

I/ Khái niệm và phân biệt
1) Truyền hình kỹ thuật số
+ Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh
+ Truyền hình kỹ thuật số mặt đất
2) Truyền hình cable
3) Truyền hình cable hữu tuyến
4) Truyền hình trực tuyến

II/ Phần mềm hỗ trợ xem truyền hình trực tuyến
giữa Windows Media và Real Player, cái nào được sử dụng nhiều hơn ? tại sao ? cái nào ưu việt hơn ? ngoài 2 cái này còn có phần mềm nào khác dùng để xem truyền hình trực tuyến không ?

III/ Thế nào là streaming media và non-streaming media ?

Thks in advance
 

blueball1020

GÂY DỰNG
1. Truyền hình kỹ thuật số: Có 3 tiêu chuẩn truyền hình kỹ thuật số chính trên thế giới: tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ và Châu Âu. Các tiêu chuẩn này khác nhau nhiều nhưng người dùng chỉ phân biệt dựa trên TV thu tín hiệu truyền hình số sẽ có số dòng khác nhau: Nhật 1125 dòng, Mỹ 950 dòng, châu Âu 1250 dòng (xấp xỉ gấp đôi TV thu tín hiệu truyền hình analog 625 dòng nên còn được gọi là TV độ phân giải cao - HDTV). Tín hiệu truyền hình KTS vẫn phát trên băng tần truyền hình như analog (từ kênh 12-69), dải tần tương tự nhưng dùng chuẩn nén MPEG2 nên trên một kênh có thể phát nhiều chương trình. Ví dụ như VTC phát 16 chương trình chỉ trên dải tần của 2 kênh: 26 và 24, trong khi đó với TH analog chỉ phát được 2 chương trình trên hai kênh đó. Ưu điểm của TH KTS còn nhiều nữa: chất lượng hình ảnh cao hơn, ít nhiễu, hiệu suất của thiết bị phát hình cao, vùng phủ sóng rộng hơn, có thể đưa thêm các dịch vụ gia tăng vào như: một chương trình có nhiều thứ tiếng hoặc phụ đề, TH tương tác, TH theo yêu cầu...
Hiện nay Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn TH kỹ thuật số của châu Âu: DVB-T. Đó là nói chung về tiêu chuẩn, còn truyền hình KTS vệ tinh hay KTS mặt đất chỉ khác nhau ở phương thức phát, dải tần thu, thiết bị thu. Với TH KTS mặt đất sử dụng các máy phát mặt đất (tranmitter) và anten phát đặt trên các tháp, tín hiệu được điều chế bằng phuơng thức QPSK, bên thu chỉ cần thêm một bộ chuyển đổi Setop Box hoặc nếu có TV kỹ thuật số thì càng tuyệt (HDTV, đắt ngang Plasma TV, nhưng dùng cái này thì mới cảm nhận được ưu điểm về chất lượng hình ảnh của TH KTS, lần đầu tiên được xem hình ảnh TH KTS bằng HDTV tại khu chợ điện tử Akihabara khi đi công tác bên Nhật đã thần người mất mấy phút vì chất lượng hình ảnh quá phê) - loại này bác cắm anten vào là thu trực tiếp được tín hiệu TH số. Với THS vệ tinh thì tín hiệu TH chuẩn nén vẫn thế - MPEG2 nhưng phát trên dải tần của thông tin vệ tinh (cao hơn), điều chế bằng phương thức khác THS mặt đất, thiết bị thu phải sử dụng chảo (anten), bộ khuyếch đại tín hiệu LNA/LNB (cái này không rẻ chút nào).
Tuy có khác nhau nhiều thứ nhưng đều sử dụng tín hiệu vô tuyến.

2. Truyền hình cáp thì sử dụng cáp là đường truyền tín hiệu, có thể dùng cáp đồng trục hoặc cáp quang, có thể sử dụng tín hiệu analog hoặc digital, nhưng hầu hết bây giờ đều sử dụng nguồn tín hiệu digital vì cho chất lượng cao hơn. Còn chuẩn điều chế thì em không rõ lắm.

3. Truyền hình cáp hữu tuyến: tên gọi khác của MMDS. Sử dụng một chuẩn nén hình, điều chế khác TH KTS, tín hiệu vẫn là analog, tuy nhiên chất lương cao hơn TH analog truyền thống, nhược điểm là vùng phủ sóng rất hẹp, thiết bị thu, anten phức tạp và giá thành cao.

4. Truyền hình trực tuyến: hiểu nôm na là phương thức truyền hình thông qua các thiết bị không truyền thống như Internet, xem trên đầu cuối hoặc PC. Với truyền hình trực tuyến đặc trưng nhất là tính tương tác, ví dụ bác đang xem một bộ phim đến một đoạn có đề cập đến một vấn đề gì mà bác chưa hiểu (ví dụ một sự kiện lịch sử, một bộ phim khác) bác có thể tạm dừng xem bộ phim đó, gửi yêu cầu về thông tin muốn biết (thông qua chương trình giao tiếp của chương trình truyền hình đó) thế là bác sẽ được xem phần giải thích hoặc bộ phim tham khảo nói về vấn đề đó (đại loại thế). Các chương trình TH trực tuyến có thể được cung cấp thông qua leaseline, Fiber to the Home, xDSL... nói chung là các phương thức truy cập băng rộng.

II và III: em không rành. Bác nào biết chỉ giúp.
 

ZeroCool09

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
thks 2 bác, đặc biệt là bài chi tiết của bác blueball1020
bác nào có biết xin chỉ giáo em với
thks !
 

tuend

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Bổ sung tí tẹo:

I. Truyền hình số: không biết bác dùng thuật ngữ tiếng Anh nào ( DTV ?), theo tôi đây là một khái niệm khá rộng. Nôm na truyền hình được chia theo 3 giai đoạn sau về mặt kỹ thuật
. Tiền kỳ: quay phim, phóng sự, ca nhạc, truyền trực tiếp, tóm lại hình ảnh và âm thanh được ghi lại bằng camera.
. Hậu kỳ: dựng hình video, lồng tiếng, kỹ xảo ... thực hiện trên các thiết bị hậu kỳ.
. Truyền phát sóng: qua cable, vệ tinh, phát sóng mặt đất.
. Ngoài ra còn có thể kể đến lưu trữ tư liệu AV.

Tất cả các giai đoạn trên đều có thể được thực hiện trên công nghệ kỹ thuật số hoặc analogue, một phần hoặc tất cả. Mỗi một giai đoạn liên quan tới rât nhiều các lĩnh vực chuyên ngành & chuẩn công nghiệp của các hãng khác nhau.

Truyền hình kỹ thuật số mà ta vẫn đang nghe ở VN ví dụ như của VTC hay một số đài khác thực chất là phát sóng số mặt đất ( giai đoạn thứ 3 ở trên ), ở VN dùng chuẩn DVB-T.

Ở giai đoạn này đúng như blueball1020 nói, có 3 chuẩn chủ yếu của Mỹ, Châu Âu, Nhật. Việt nam theo chuẩn châu Âu - DVB, theo chuẩn này, tương ứng vơi các phương thức truyền dẫn phát sóng trên cable, vệ tinh, mặt đất sẽ là các chuẩn DVB-C, DVB-S, DVB-T. Đọc thêm ở www.dvb.org.

II. Windows Media Player và RealPlayer thực ra là hai chương trình player có thể chơi được dữ liệu video cả dạng streaming và non-streaming. Còn nhiều loại player khác hoặc là các plug-in cho browser để play video các dạng khác. Các giải pháp truyền hình trực tuyến trên dựa trên internet chủ yếu dựa trên các công nghệ server khác nhau, tương ứng với nó là các player hay plug-in sẽ được cung cấp để các web browser có thể play các dữ liệu video phát ra từ các server đó. Trường hợp ban nói ở trên là các giải pháp server của Microsoft và RealNetwork ( Helix ).

III. Khái niệm streaming và non-streaming, dùng trên mạng Internet, có thể hiểu nôm na là hai công nghệ mã và giải mã video khác nhau dùng cho 2 mục đích, loại thứ nhất khi dữ liệu video cho phép người dùng cuối xem video trong khi đang download, loại thứ hai phải chờ download xong thì mới xem được. Thông thường loại thứ nhất nén video nhiều, độ phân giải ko cao thích hợp dùng cho các ứng dụng như truyền hình trên internet, đặc biệt là tin tức, hay để preview. Loại thứ hai chất lượng video tốt hơn nhiều, do đó dữ liệu cũng lớn hơn, dùng cho phim hay các ứng dụng đòi hỏi video chất lượng cao.

Tớ biết có vậy thôi :)
tuend
 

phucan

GÂY DỰNG
blueball1020 said:
1. Truyền hình kỹ thuật số: Có 3 tiêu chuẩn truyền hình kỹ thuật số chính trên thế giới: tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ và Châu Âu. Các tiêu chuẩn này khác nhau nhiều nhưng người dùng chỉ phân biệt dựa trên TV thu tín hiệu truyền hình số sẽ có số dòng khác nhau: Nhật 1125 dòng, Mỹ 950 dòng, châu Âu 1250 dòng (xấp xỉ gấp đôi TV thu tín hiệu truyền hình analog 625 dòng nên còn được gọi là TV độ phân giải cao - HDTV). Tín hiệu truyền hình KTS vẫn phát trên băng tần truyền hình như analog (từ kênh 12-69), dải tần tương tự nhưng dùng chuẩn nén MPEG2 nên trên một kênh có thể phát nhiều chương trình. Ví dụ như VTC phát 16 chương trình chỉ trên dải tần của 2 kênh: 26 và 24, trong khi đó với TH analog chỉ phát được 2 chương trình trên hai kênh đó. Ưu điểm của TH KTS còn nhiều nữa: chất lượng hình ảnh cao hơn, ít nhiễu, hiệu suất của thiết bị phát hình cao, vùng phủ sóng rộng hơn, có thể đưa thêm các dịch vụ gia tăng vào như: một chương trình có nhiều thứ tiếng hoặc phụ đề, TH tương tác, TH theo yêu cầu...
Hiện nay Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn TH kỹ thuật số của châu Âu: DVB-T. Đó là nói chung về tiêu chuẩn, còn truyền hình KTS vệ tinh hay KTS mặt đất chỉ khác nhau ở phương thức phát, dải tần thu, thiết bị thu. Với TH KTS mặt đất sử dụng các máy phát mặt đất (tranmitter) và anten phát đặt trên các tháp, tín hiệu được điều chế bằng phuơng thức QPSK, bên thu chỉ cần thêm một bộ chuyển đổi Setop Box hoặc nếu có TV kỹ thuật số thì càng tuyệt (HDTV, đắt ngang Plasma TV, nhưng dùng cái này thì mới cảm nhận được ưu điểm về chất lượng hình ảnh của TH KTS, lần đầu tiên được xem hình ảnh TH KTS bằng HDTV tại khu chợ điện tử Akihabara khi đi công tác bên Nhật đã thần người mất mấy phút vì chất lượng hình ảnh quá phê) - loại này bác cắm anten vào là thu trực tiếp được tín hiệu TH số. Với THS vệ tinh thì tín hiệu TH chuẩn nén vẫn thế - MPEG2 nhưng phát trên dải tần của thông tin vệ tinh (cao hơn), điều chế bằng phương thức khác THS mặt đất, thiết bị thu phải sử dụng chảo (anten), bộ khuyếch đại tín hiệu LNA/LNB (cái này không rẻ chút nào).
Tuy có khác nhau nhiều thứ nhưng đều sử dụng tín hiệu vô tuyến.

2. Truyền hình cáp thì sử dụng cáp là đường truyền tín hiệu, có thể dùng cáp đồng trục hoặc cáp quang, có thể sử dụng tín hiệu analog hoặc digital, nhưng hầu hết bây giờ đều sử dụng nguồn tín hiệu digital vì cho chất lượng cao hơn. Còn chuẩn điều chế thì em không rõ lắm.

3. Truyền hình cáp hữu tuyến: tên gọi khác của MMDS. Sử dụng một chuẩn nén hình, điều chế khác TH KTS, tín hiệu vẫn là analog, tuy nhiên chất lương cao hơn TH analog truyền thống, nhược điểm là vùng phủ sóng rất hẹp, thiết bị thu, anten phức tạp và giá thành cao.

4. Truyền hình trực tuyến: hiểu nôm na là phương thức truyền hình thông qua các thiết bị không truyền thống như Internet, xem trên đầu cuối hoặc PC. Với truyền hình trực tuyến đặc trưng nhất là tính tương tác, ví dụ bác đang xem một bộ phim đến một đoạn có đề cập đến một vấn đề gì mà bác chưa hiểu (ví dụ một sự kiện lịch sử, một bộ phim khác) bác có thể tạm dừng xem bộ phim đó, gửi yêu cầu về thông tin muốn biết (thông qua chương trình giao tiếp của chương trình truyền hình đó) thế là bác sẽ được xem phần giải thích hoặc bộ phim tham khảo nói về vấn đề đó (đại loại thế). Các chương trình TH trực tuyến có thể được cung cấp thông qua leaseline, Fiber to the Home, xDSL... nói chung là các phương thức truy cập băng rộng.

II và III: em không rành. Bác nào biết chỉ giúp.



Về một số vấn đề bạn nêu tôi xin có một số thông tin như sau:
- DVB-T hiện nay mà chúng ta đang dùng settop box để xem đúng như bạn nói dùng chuẩn MPEG 2, điều chế dùng cả 2 kỹ thuật QPSK và OFDM
Băng thông tương đương cho mỗi kênh hiện nay cở 1,5M-2M (tuỳ hệ số nén ) do vậy với mỗi kênh truyền hình Analog ngày xưa được qui định bang thông là 8M ( với fương thức điều chế Video là AM , và Audio là FM) sẽ có thể fát được 8,9 kênh truyền hình MPEG
Với truyền hình vệ tinh trước đây công nghệ truyền hình Analog dùng điwuf chế FM cho cả V và A do vậy băng thông cho 1 chanel truyền hình vệ tinh sẽ cở 36M---> rất tốn công suất và tần số
Ngày nay với công nghệ số truyền MPEG 2 tuỳ nhu cầu chất lượng mà có các chuẩn khác nhau
thông thường để truyền từ Studio-studio cần chất lượng cao hơn như các tường thuật trực tiếp các với các ảnh động nhanh ( như đá banh, thể thao..) được qui đinh BW cở 9M/ Chanel, Đối với một số nhu cầu như truyền hình quảng bá qua vệ tinh trực tiếp đến người xem thì tốc độ trung bình sẽ có các cấp BW như 4.M, 2M, 1.5... tuỳ thuộc và yêu cầu và khai baóp Symbol-rate mà nếu vị nào đã từng khai báo cho một máy thu vệ tinh sẽ quá rành
Ở đây vẫn chưa có bóng dáng gì của HDTV đâu, do vậy nếu ta có 1 digital TV thu các truyền hình KTS hiện nay sẽ vẫn chưa cho chất lượng cao đâu
Vì với TV có tỉ lệ 16:9 và số dòng quét mà TV bạn có thể có được (Ví dụ khi bạn xem DVD) chất lượng cao mà thôi. Một số chương trình KTS hiện nay vẫn cho fép bạn chon tỉ lệ hình 16:9, tiếng Stereo
TV HDTV (chứ khồng fải Digital TV vốn chỉ tích hợp Set-top box vàoTV) có thể khẳng định là chưa thể xử dụng đủ tính năng đó ở VN đơn giản vì chưa có ai fát cả, đồng thơì BW cho HDTV theo một số diễn đàn tôi theo dõi cở 30M-50M , audio support ACC 5.1
Hy vọng một vài trao đổi với bạn, sẽ mở đầu cho một cuộc trao đổi sâu hơn để cùng hiểu biết thêm về lĩnh vực này
 

phucan

GÂY DỰNG
Xin bổ sung một tí

Đối với truyền hình cáp hiện nay, ở HNI thì tôi chưa tìm hiểu nhưng ở TP HCM thì có 2 fương thức truyền:
+ Vô tuyến xử dụng MMDS xử dụng Microwave ở dải tần 1Ghz trong đó phân bổ theo tần số các kênh truyền hình analog, nhờ đó thỉnh thoảng các vị có MMDS ( gọi là củ thu MMDS) có thể thu được các kênh không bị mã hoá (miễn phí) nhờ trong bộ thu có bộ khuyếch đại RF và đổi tần xuốn dãi UHF các kênh trả phí fải có bộ giải mã
+ Cáp đồng trục cũng tương tự
Do vậy TH cáp hiện nay ở TP HCM vẫn là truyền hình Analog

Sắp tới HTVC nghe đâu là truyền hình số qua cáp
Bạn nào rõ xin cập nhật
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Mình đang có nhu cầu tìm 1 chiếc loa Bluetooth chỉ nghe nhạc (bolero và nhạc trữ tình) ở trong phòng tầm 20-25 m2. Dòng loa kết nối đc TV, điện thoại, ipad và có thể dùng pin/nguồn.
với loanh quanh tầm giá 5 củ, hàng new hay used lướt đều được. Các c ...
Top