Tanm4
GẮN KẾT
Lần trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về dòng đồng hồ lặn tại bài viết "Điều gì làm nên một chiếc đồng hồ lặn?". Hôm nay, chúng ta sẽ nói tới chức năng đặc biệt nhất, cũng là tính năng quan trọng bậc nhất của đồng hồ lặn: vòng bezel xoay.
Chức năng này thực ra rất đơn giản: trước khi người thợ lặn bắt đầu lặn xuống dưới nước, anh (cô) ta sẽ chỉnh mốc 12 giờ ở vòng bezel sao cho thẳng hàng với kim phút. Như vậy, thời gian lặn dưới nước sẽ được đọc ở trên vòng bezel, tối đa lên tới 60 phút. Vòng bezel thường được thiết kế chỉ được xoay theo một hướng ngược chiều kim đồng hồ, điều này sẽ đảm bảo rằng nếu vòng bezel có vô tình bị xoay thì sẽ làm thời gian đếm dài hơn so với thời gian thực tế trôi qua, đảm bảo an toàn cho thợ lặn. Vòng bezel không có tác dụng đo lượng khí còn lại trong bình dưỡng khí, nhưng tất nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm tra bằng cách nhìn chỉ số áp lực trong bình.
Một chuyến lặn bình thường thường kéo dài khoảng 30 cho tới 50 phút, tùy thuộc vào độ sâu cũng như chiều cao và cân nặng của người thợ lặn (tất nhiên người to béo cũng sẽ tốn khí hơn người nhỏ nhắn rồi
). Đó là lý do tại sao 15-20 phút đầu trên vòng bezel thường có màu đặc biệt hơn so với phần còn lại, và người thợ lặn thường sẽ bắt đầu quay trở lại mặt nước khi khoảng thời gian này kết thúc.
Về thiết kế vòng bezel, chúng ta có thể chia làm hai loại chính:
Vòng bezel ngoài:
Được sử dụng lần đầu tiên bởi Rolex và Blancpain vào khoảng năm 1953-1954, vòng bezel ngoài là loại khá đơn giản và người dùng có thể biết cách sử dụng ngay lần đầu tiên chạm vào chiếc đồng hồ. Điểm trừ của loại này là theo thời gian nó sẽ bị ăn mòn bởi ma sát với cát hay các vật trôi nổi, muối lọt vào khoảng giữa vỏ đồng hồ và vòng bezel, đồng thời nó có thể tự xoay nếu chiếc đồng hồ vô tình chạm vào một vật nào đó.
Citizen Promaster 1000 trước và sau khi chỉnh vòng bezel và lặn xuống nước
Để giải quyết những vấn đề này, Citizen đã cho ra mắt vòng bezel có thể tháo rời với chiếc đồng hồ Citizen Promaster 1000 vào năm 2002. IWC trước đó có cách xử lý khác đó là vòng bezel chỉ có thể xoay khi bị ấn xuống với chiếc Ocean 2000 vào năm 1984.
Vòng bezel trong:
Được giới thiệu lần đầu bởi Aquastar vào những năm 60 của thế kỷ trước, vòng bezel thay vì đặt bên ngoài thì sẽ được đặt bên trong chiếc đồng hồ và được bảo vệ bởi mặt kính, chúng cũng làm cho chiếc đồng hồ có vẻ ngoài thanh lịch hơn. Vòng bezel sẽ được điều chỉnh bằng một núm vặn phụ, thường sẽ có thể vặn theo cả 2 chiều. Điểm trừ của loại này nằm ở núm vặn phụ, nó sẽ làm cho vỏ đồng hồ có thêm một lỗ hổng và cũng làm giảm khả năng chống nước của chiếc đồng hồ.
Năm 2014, IWC lần đầu tiên cho ra mắt sự kết hợp của cả 2 loại vòng bezel với dòng đồng hồ Aquatimer, họ gọi đây là hệ thống “Safedive” – vòng bezel nằm trong mặt kính nhưng chỉ có thể điều chỉnh bằng vòng bezel bên ngoài. Vòng bezel ngoài có thể xoay theo cả 2 hướng, nhưng chỉ hướng ngược chiều kim đồng hồ mới làm thay đổi vòng bezel bên trong. Bạn có thể xem video dưới đây để tìm hiểu thêm về dòng đồng hồ này.
Chức năng này thực ra rất đơn giản: trước khi người thợ lặn bắt đầu lặn xuống dưới nước, anh (cô) ta sẽ chỉnh mốc 12 giờ ở vòng bezel sao cho thẳng hàng với kim phút. Như vậy, thời gian lặn dưới nước sẽ được đọc ở trên vòng bezel, tối đa lên tới 60 phút. Vòng bezel thường được thiết kế chỉ được xoay theo một hướng ngược chiều kim đồng hồ, điều này sẽ đảm bảo rằng nếu vòng bezel có vô tình bị xoay thì sẽ làm thời gian đếm dài hơn so với thời gian thực tế trôi qua, đảm bảo an toàn cho thợ lặn. Vòng bezel không có tác dụng đo lượng khí còn lại trong bình dưỡng khí, nhưng tất nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm tra bằng cách nhìn chỉ số áp lực trong bình.

Một chuyến lặn bình thường thường kéo dài khoảng 30 cho tới 50 phút, tùy thuộc vào độ sâu cũng như chiều cao và cân nặng của người thợ lặn (tất nhiên người to béo cũng sẽ tốn khí hơn người nhỏ nhắn rồi
Về thiết kế vòng bezel, chúng ta có thể chia làm hai loại chính:
Vòng bezel ngoài:
Được sử dụng lần đầu tiên bởi Rolex và Blancpain vào khoảng năm 1953-1954, vòng bezel ngoài là loại khá đơn giản và người dùng có thể biết cách sử dụng ngay lần đầu tiên chạm vào chiếc đồng hồ. Điểm trừ của loại này là theo thời gian nó sẽ bị ăn mòn bởi ma sát với cát hay các vật trôi nổi, muối lọt vào khoảng giữa vỏ đồng hồ và vòng bezel, đồng thời nó có thể tự xoay nếu chiếc đồng hồ vô tình chạm vào một vật nào đó.

Citizen Promaster 1000 trước và sau khi chỉnh vòng bezel và lặn xuống nước

Để giải quyết những vấn đề này, Citizen đã cho ra mắt vòng bezel có thể tháo rời với chiếc đồng hồ Citizen Promaster 1000 vào năm 2002. IWC trước đó có cách xử lý khác đó là vòng bezel chỉ có thể xoay khi bị ấn xuống với chiếc Ocean 2000 vào năm 1984.
Vòng bezel trong:
Được giới thiệu lần đầu bởi Aquastar vào những năm 60 của thế kỷ trước, vòng bezel thay vì đặt bên ngoài thì sẽ được đặt bên trong chiếc đồng hồ và được bảo vệ bởi mặt kính, chúng cũng làm cho chiếc đồng hồ có vẻ ngoài thanh lịch hơn. Vòng bezel sẽ được điều chỉnh bằng một núm vặn phụ, thường sẽ có thể vặn theo cả 2 chiều. Điểm trừ của loại này nằm ở núm vặn phụ, nó sẽ làm cho vỏ đồng hồ có thêm một lỗ hổng và cũng làm giảm khả năng chống nước của chiếc đồng hồ.
Năm 2014, IWC lần đầu tiên cho ra mắt sự kết hợp của cả 2 loại vòng bezel với dòng đồng hồ Aquatimer, họ gọi đây là hệ thống “Safedive” – vòng bezel nằm trong mặt kính nhưng chỉ có thể điều chỉnh bằng vòng bezel bên ngoài. Vòng bezel ngoài có thể xoay theo cả 2 hướng, nhưng chỉ hướng ngược chiều kim đồng hồ mới làm thay đổi vòng bezel bên trong. Bạn có thể xem video dưới đây để tìm hiểu thêm về dòng đồng hồ này.
Nguồn:
WatchTime
WatchTime