Lại chuyện người dân ở Quỳnh Phụ vây UBND huyện vì cắt điện

Các thớt khác của NôngDân
Status
Không mở trả lời sau này.

NôngDân

Gặt lúa bằng máy tính
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Em nghe tin này đã lâu rồi, hôm nay mới thấy phương tiện thông tin đại chúng đưa tin chính thức. Em chợt nghĩ đến những vụ nổi dậy của người dân Quỳnh Phụ cách đây 12, 13 năm. Bài báo từ vnexpress.net

Bị cắt điện 17-18 tiếng mỗi ngày trong đợt nắng nóng, hàng trăm người dân đã kéo lên trụ sở UBND huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) tạo áp lực đòi "nhà đèn" cấp điện.

Sáng 22/6/2010 hàng trăm người mang theo xoong, nồi, gạo, bí đao và một số vật dụng khác kéo lên trụ sở UBND huyện Quỳnh Phụ, gây áp lực đòi cấp điện. Từ 9h sáng đến hơn 18h chiều, người dân vây kín trụ sở, nấu cơm ăn tại chỗ, đòi lãnh đạo phải đối chất với dân.

Một tháng qua, đúng đợt nắng nóng nhất trong vòng nửa thế kỷ thì xã Quỳnh Hội lại thiếu điện. Ông Lưu Xuân Rạng, người dân thôn Đông Xá, xã Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ) cho biết: "Ngày nào chúng tôi cũng bị cắt điện từ 4h sáng đến 11-12h giờ đêm trong cái nắng khủng khiếp. Trẻ nhỏ nóng nên rôm sẩy mọc khắp người, khóc thét cả ngày”.

Anh Nguyễn Quang Chính, đại diện thôn Đông Xá cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với ngành về tình trạng cắt điện bởi đây là chủ trương chung trong giai đoạn thiếu điện. Tuy nhiên, ngành điện lực cũng không thể cắt điện triền miên, vô tội vạ, dẫn đến những nhu cầu tối thiểu của người dân như bơm nước sinh hoạt, xát gạo, nước cho nông sản xuất không được đảm bảo”.

Cả thôn Đặng Xá có khoảng 500 ha đất ruộng, nhưng mạ gieo đâu chết đó, lúa cấy hôm trước hôm sau đã đỏ quạnh vì thiếu nước. Máy bơm nước dùng chung cho thôn Đông Xá và 3 thôn khác, một ngày chỉ 4 tiếng có điện nên không thể nào bơm đủ nước phục vụ mùa màng. Ông Nguyễn Tiến Nghĩa, người vận hành máy bơm của xã, cho biết rất mệt mỏi bởi phải phân xử tranh chấp nước giữa các thôn.


Người dân bao vây trụ sở chính quyền vì mất điện. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngày 17/6, một nhóm thợ điện của chi nhánh điện Quỳnh Phụ xuống Đông Xá sửa trạm biến áp. Người dân đã “bao vây” nhóm thợ này, yêu cầu phải sửa cho xong trạm biến áp mới được nghỉ. Tiếp đó, dân làng buộc thợ điện phải gọi cho cấp trên xuống để giải đáp thắc mắc của dân.

Ông Phạm Huy Anh, Trưởng phòng kinh doanh chi nhánh điện Quỳnh Phụ, đã phải viết cam kết cung cấp điện cho dân với thời gian cắt điện sẽ là 8 tiếng một ngày. Buổi sáng cắt từ 6h30 đến 10h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30. Nếu có sự cố đường dây và trạm biến áp hoặc trường hợp bất khả kháng sẽ có thông báo cụ thể để người dân biết.

Tuy nhiên, sau khi bản cam kết được ký, điện vẫn bị cắt như trước đó khiến người dân bức xúc. 3 ngày sau đó tình hình vẫn không được cải thiện nên hàng trăm người dân xã Quỳnh Hội và các xã lân cận đã kéo lên UBND huyện Quỳnh Phụ đòi nhà đèn thực hiện cam kết.

“Chi nhánh điện Quỳnh Phụ không thực hiện lời hứa, chúng tôi phải đòi cấp cao hơn là Công ty Điện lực Thái Bình phải giải quyết”, ông Vũ Đức Lõa giải thích.

Chiều 22/6, một cuộc họp giữa lãnh đạo Tập đoàn điện lực, Điện lực Thái Bình, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ và người dân xã Quỳnh Hội đã diễn ra. Người dân đã cử đại diện vào đối chất với lãnh đạo, đưa nguyện vọng. Giám đốc Điện lực Thái Bình cam kết sẽ cấp điện 10 giờ mỗi ngày, từ 10h đến 14h và từ 20h đến 6h sáng hôm sau.

Chiều 23/6 trao đổi với báo chí, ông Phạm Tiến Thao, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ khẳng định, người dân kéo lên huyện chỉ để đòi quyền lợi, không có biểu hiện gây rối.

Theo ông Nguyễn Văn Tuynh, Phó giám đốc Điện lực Thái Bình, là đơn vị phân phối điện, công ty chỉ nhận được gần 2,3 triệu KWh mỗi ngày trong khi nhu cầu 3,4 đến 3,7 triệu KWh. Ngành điện phải ưu tiên cho khu công nghiệp, khu hành chính, bệnh viện, trường học…, vì thế điện dành cho nông thôn đã thiếu càng thiếu.

"Lãnh đạo công ty cũng đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn, yêu cầu tiết kiệm điện, đồng thời giảm các thiết bị chiếu sáng công cộng, đèn quảng cáo… để tăng sản lượng dành cho nông dân. Với nhiều biện pháp, chúng tôi sẽ cung cấp đủ điện như đã cam kết với bà con trong buổi làm việc ngày 22/6”, ông Tuynh nói.

Theo VnExpress.net​
 

ngoanhson

V.I.P
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Chủ đề này cũng rất hay và nhạy cảm.

Theo ý kiến bác, nếu là người đứng đầu EVN thì bác có cách nào gỡ cho EVN và hướng phát triển nguồn điện cho VN trong thời kỳ ngắn hạn và trung hạn để VN đừng như nước mù ánh sáng, để đêm đêm ăn cắp không có nhiều bóng tối để hoành hành, để đường phố lung linh ánh đèn, để trẻ con có giấc ngủ mát lạnh cả đêm, để anh em HHVN đêm thoải mái bật máy tính, tivi thích lúc nào ngủ thì ngủ mà không lo tiền điện?

Muốn nghe ý kiến của mọi người. Chúng ta mỗi người có một ý chỉ là miễn phí thôi, vui thôi nhưng biết đâu có người đúng chuyên ngành họ thấy hay, thấy tâm huyết họ cop nhặt về họ làm thành cái lớn thì đời con cháu chúng ta lại được hưởng cuộc sống tươi đẹp hơn.
 

duoc_nn

N/A
Staff member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Mùa khô thì vấn đề thiếu điện để cung ứng là điều tất nhiên nhưng mà các bác ấy làm không có một nguyên tắc rõ ràng nào cả. Đang làm việc thì cúp, giật rờ-le vì quá tải... Một ngày cúp 12 tiếng từ 3-4 giờ sáng đến 6-7 giờ chiều (trên 12 giờ). Các bác ấy ưu tiên bán điện cho những ngành mang lại lợi nhuận cao vì giá cả cao hơn điện sinh hoạt của người dân. Người dân gửi đơn kiện, thắc mắc... thì được phản hồi với những lý do nghe "xưa như quả đất". Đấy là trường hợp bình thường. Với một số trường hợp máy móc, thiết bị đang vận hành mà bị mất điện giữa chừng gây hỏng thiết bị, chập điện và nếu gửi đơn kiện thì các bác ấy đòi hỏi phải có giám định thiệt hại đủ các thứ?! Lịch thông báo cúp điện được công bố trên báo, đài, website... của từng tỉnh thành, địa phương nhưng các bác ấy vẫn cứ "cắt" rất ư là "thình lình", trở tay không kịp... Máy cấp điện, máy nổ dự phòng có dịp bán "đắt như tôm", chạy "xình xịch" cả ngày nghe mà "điếc con ráy" luôn! Thôi thì "ngậm đắng nuốc cay" thôi chứ biết sao giờ?! Anh, chị, em... HHVN nhà mình nghiên cứu xem có "cao kiến" gì đề xuất, tìm cách sản xuất điện bằng phương pháp gì đó mới, giúp đỡ những anh, chị, em... các vùng thiếu điện thì tuyệt vô cùng ;;)!
 

CoF

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Bài viết thì dài dòng (là câu chuyện mà) nhưng đúc kết lại đơn giản chỉ là thế này:
* Cơ chế quản lý, khai thác, vận hành của nước ta còn quá kém (cụ thể topic là ngành điện) nên mới thiếu thốn mãi như vậy. Tuy nhiên các ngành khác cũng không kém: kiểm lâm - giáo dục - giao thông. Em không biết gì, chỉ đọc báo thấy truyền thông ai ai cũng phản ánh dữ dội mấy ngành đó quá! Bác nào trên hhvn ta đi họp quốc hội, nhớ mạnh dạn phê bình nha ;;)
..........(Edited...):
Em bổ xung thêm ông này nữa: ông Y TẾ của ta!
Giá tân dược ở Việt Nam cao gấp... 40 lần thế giới

(Dân trí) - Kết quả khảo sát của WHO với 7 nhóm tân dược thông dụng tại Việt Nam, dựa trên các tiêu chí cùng loại, tên biệt dược, nhà sản xuất và nhà cung ứng cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5-40 lần so với bình diện chung của thế giới.
Thông tin trên được ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Giám định y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết bên lề hội nghị chiều 24/6, nhân ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7).

Theo ông Sơn, việc tân dược bị đội giá quá cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ bảo hiểm y tế. Dù nhận rõ nguy cơ quỹ có thể bị “đe dọa” qua việc lạm dụng giá thuốc nhưng đến nay sự bất cập này vẫn chưa được giải quyết.

“Nguyên nhân là do Việt Nam chưa có cơ chế quản lý giá thuốc, chưa có văn bản nào quy định rõ vai trò của Bảo hiểm xã hội trong việc quản lý và đấu thầu thuốc bảo hiểm y tế. Đến nay, việc đấu thầu thuốc vẫn là do các địa phương, bệnh viện tự thực hiện nên rất khó để có thể quản lý được qua đấu thầu. Trên thực tế, có đến 80 - 90% các địa phương phê duyệt khung giá ở mức cao nhất", ông Sơn nói.

Để giải quyết nguy cơ lạm dụng quỹ qua giá thuốc, hiện Bảo hiểm xã hội đang xây dựng các phương án, đưa ra mô hình đấu thầu thuốc mà Bảo hiểm xã hội có thể tham gia trực tiếp vào đấu thấu nhằm quản lý giá thuốc đầu vào, để vừa bảo vệ quỹ bảo hiểm, vừa mang lại lợi ích cho người bệnh.
Quỹ BH Y Tế vỡ thì còn có nhà nước đỡ, bê, còn dân nghèo, dân đen như em thì tiền đâu mà uống thuốc??? :((
Thiết thấy, ông này còn nhức nhối gấp bội so với ông điện mà bác Dược nói đấy ạ!
 

minhgas

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Theo tui nên làm 5 quả NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN là khỏi lo thiếu điện nữa.Hiệ nay trên thế giới công nghệ này chỉ số an toàn rất cao ko phải lo lắng lắm vấn đề bi giò chỉ là con người để làm thôi vì hiện tại nguồn nhân lực cho điện hạt nhân còn thiếu trầm trọng
 

Maybach

57s
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Theo tui nên làm 5 quả NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN là khỏi lo thiếu điện nữa.Hiệ nay trên thế giới công nghệ này chỉ số an toàn rất cao ko phải lo lắng lắm vấn đề bi giò chỉ là con người để làm thôi vì hiện tại nguồn nhân lực cho điện hạt nhân còn thiếu trầm trọng

Ko chính xác đâu bác ạ.

Tốc độ tăng công suất điện phải gấp đôi tốc độ GDP để bảo đảm ko thiếu điện.

Tổng công suất điện hiện tại của VN khoảng 19.000MW - và đang thiếu điện trầm trọng.

Theo dự kiến sẽ có 13 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp 15.000- 16.000MW (từ 2020 ---> 2030).

Vậy phát triển điện năng theo GDP (7.5%) thì cần ~5 năm (15%/năm) VN phải tăng được gấp đôi công suất điện hiện nay.

Như vậy VN sẽ thiếu điện trầm trọng cho dù nhà máy thủy điện Sơn La (2.400MW) đưa vào hoạt động. Hay đến năm 2020 Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cung cấp 1.000MW, và mỗi năm tăng thêm 1.000MW điện hạt nhân thì vẫn thiếu!
 

minhgas

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Ko chính xác đâu bác ạ.

Tốc độ tăng công suất điện phải gấp đôi tốc độ GDP để bảo đảm ko thiếu điện.

Tổng công suất điện hiện tại của VN khoảng 19.000MW - và đang thiếu điện trầm trọng.

Theo dự kiến sẽ có 13 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp 15.000- 16.000MW (từ 2020 ---> 2030).

Vậy phát triển điện năng theo GDP (7.5%) thì cần ~5 năm (15%/năm) VN phải tăng được gấp đôi công suất điện hiện nay.

Như vậy VN sẽ thiếu điện trầm trọng cho dù nhà máy thủy điện Sơn La (2.400MW) đưa vào hoạt động. Hay đến năm 2020 Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cung cấp 1.000MW, và mỗi năm tăng thêm 1.000MW điện hạt nhân thì vẫn thiếu!

Thế Bác Maybach đã đọc bài báo tuổi trẻ ngày 24/6/2010 PV Tiến Sĩ NGuyễn Mạnh Hiển (Nguyên viện trưổng Viện Năng Lượng)chưa ạ.
* Như vậy theo ông, khi nào chấm dứt cảnh thiếu điện?

- Nếu hai nhà máy nhiệt điện trên đưa vào hoạt động được trong năm nay, cộng thêm sản lượng điện bổ sung từ tổ máy số 1 thủy điện Sơn La dự kiến phát điện vào cuối năm nay thì sẽ không thiếu điện. Những năm tới nếu các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn như: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Mông Dương (Quảng Ninh)... vận hành thì không thể thiếu điện.

LÊ KIÊN thực hiện
Nếu thêm 5 cái nhà máy điện hạt nhân nữa có lẽ thừa điện bán sang Trung Quốc đấy bác ah
 

Maybach

57s
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Thế Bác Maybach đã đọc bài báo tuổi trẻ ngày 24/6/2010 PV Tiến Sĩ NGuyễn Mạnh Hiển (Nguyên viện trưổng Viện Năng Lượng)chưa ạ.
* Như vậy theo ông, khi nào chấm dứt cảnh thiếu điện?

- Nếu hai nhà máy nhiệt điện trên đưa vào hoạt động được trong năm nay, cộng thêm sản lượng điện bổ sung từ tổ máy số 1 thủy điện Sơn La dự kiến phát điện vào cuối năm nay thì sẽ không thiếu điện. Những năm tới nếu các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn như: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Mông Dương (Quảng Ninh)... vận hành thì không thể thiếu điện.

LÊ KIÊN thực hiện
Nếu thêm 5 cái nhà máy điện hạt nhân nữa có lẽ thừa điện bán sang Trung Quốc đấy bác ah

Thông tin Em căn cứ vào các số liệu để rút ra, còn bác viện trưởng gì đó phát biểu thì Em ko ý kiến, hãy để thời gian trả lời bác ạ.

Hiện tại thủy điện chiếm 47% sản lượng điện quốc gia, vì vậy điện phụ thuộc vào " ông trời". Em cũng hi vọng bác tiến sĩ gì ấy nói đúng.

Cuối năm nay tổ máy số 1 Sơn La vào hoạt động chỉ cung cấp được 400MW thôi (chưa bằng 5% tổng sản lượng điện quốc gia).

Nếu tốc độ tăng GDP 0% hoặc "âm" thì lời bác ấy nói có lẽ đúng.


 

NôngDân

Gặt lúa bằng máy tính
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Nhưng những ảnh hưởng của người dân Quỳnh Phụ đã làm cho chúng em được hưởng mấy ngày hôm nay, điện đã có đều hơn, không mất vào buổi trưa và buổi tối nữa rồi!

Chỉ tiếc là WoldCup mà không biết khai mạc, những ngày miền Bắc nóng nhất là những ngày mất điện triền miên, có hôm mất từ 6h sáng đến hơn 12h đêm.

Cơ chế vận hành của ngành điện nếu không thay đổi thì còn phải cắt điện lâu dài, giống như Vinaphone và Mobiphone thời những năm 1996.
 

whamy04

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Theo em thì thì giải pháp tức thời là tách việc phân phối truyền tải điện ra khỏi bên sản xuất điện. Để cái ông EVN bao sân thì các nhà máy điện (không phải của EVN) còn lâu mới chịu bán điện tối đa cho EVN (bị ép giá quá mà)...
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Bài viết cần bạn xem thêm

Mình đang có nhu cầu tìm 1 chiếc loa Bluetooth chỉ nghe nhạc (bolero và nhạc trữ tình) ở trong phòng tầm 20-25 m2. Dòng loa kết nối đc TV, điện thoại, ipad và có thể dùng pin/nguồn.
với loanh quanh tầm giá 5 củ, hàng new hay used lướt đều được. Các c ...
Top