Tôi đọc được bài này trên Echip số ngày 27/5/2005, chắc đã có bác đọc rồi nhưng tôi cứ post lên đây vì nội dung đặc biệt của nó :
“ MIT Media Laboratory là cơ quan nghiên cứu truyền thông thuộc Học viện công nghệ Massachusetts ( Mỹ ) do Alex Pentland và Ted Adelson thành lập năm 1987. MIT Media Lab đang triển khai một dự án góp phần cách mạng hóa sự nghiệp giáo dục cho các nước đang phát triển. Đó là hỗ trợ cho trẻ em nghèo có cơ hội sở hữu máy tính xách tay với giá rẻ, giá mội chiếc khoảng 100USD. Ông Nicholas Negroponte, Chủ tịch của MIT Media Lab và là nhà đồng tài trợ dự án đã công bố ý tưởng này vào năm 2005. Tại các vùng sâu, vùng xa, chính những hạn chế về đường xá xa xôi hiểm trở lại là động cơ cho các thiết bị không dây phát triển gần đây. Trong lần thực nghiệm tại một làng quê chưa có hệ thống điện của Campuchia, với những chiếc MTXT, bóng đêm đã bị xua tan, không khí ảm đạm nơi vùng quê nghèo như có thêm sức sống mới…..
…Loại MTXT này chạy trên hệ điều hành Linux, màn hình full-scene, có thề dùng với máy chiếu hay sử dụng công nghệ mực điện tử của MIT Media Lab, có khả năng kết nới WiFi, điện thoại bàn, cổng USB. Cấu hình : CPU 500MHz, HDD 1GB. Giá thành gần 90USD là chi phí máy tính, và 10USD còn lại là các chức năng phát sinh thêm hay khoản lợi nhuận.
Các nhà sản xuất sẽ cố giữ giá thành ở mức thấp nhất. Trước hết là tạo ra nhiều loại màn hình hiển thị có giá thành không quá 25USD. Thứ 2, nhiều bộ phận lớn trong máy được giản lược ; 2/3 giá thành của máy là phần mềm. Thứ ba, các nhà sản xuất sẽ tung ra thị trường với số lượng lớn ( Mỗi đợt hàng triệu chiếc ).
Sự khác biệt lớn nhất giữa một chiếc MTXT 100USD và một chiếc 1000USD là giá cả. Những gì chiếc máy 1000UDS làm được mà máy 100USD làm được thực sự không nhiều lắm. Những tính năng chủ yếu đều được đưa vào trong các máy tính giá 100USD này.
Khi các MTXT 100DUD được phát hành ( cuối năm 2006 và đầu năm 2007 ) chúng sẽ được kết nối mạng ngang hàng ( peer-to-peer ). Vấn đề kỹ thuật này sẽ do trung tâm nghiên cứu của MIT và Media Lab triển khai. Họ cũng đang tìm ra những cách kết nối với mạng trục hệ thống Internet với giá rẻ.
Các máy tính sẽ được chuyển trực tiếp đến Bộ giáo dục tại các nước đang phát triển. Các cuộc thảo luận đầu tiên đã được tổ chức tại Trung Quốc thu hút gần 220 triệu học sinh tham gia. Ngoài ra, các nước nhỏ sẽ được chọn làm thử nghiệm cho dự án này. ”
Không biết các bác cảm nghĩ như thế nào khi đọc bài này, cá nhân tôi thì xúc động ghê gớm. Một MTXT giá chỉ tương đương với 1 USB flash disk hay 1 thẻ SD 512Mb thì quả là không thể tưởng tượng ra được. Thử nghĩ xem : Trong khi Microsoft đưa ra bộ Windows giá gần 400USD, thì dù chiếc máy này có cấu hình phần cứng lẫn phần mềm như thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn phải ngã mũ bái phục các nhà sản xuất trong dự án này về giá cả và nhất là mục đích mà họ đưa ra.
Tuy nhiên, bài báo không cho biết dự án này có thực hiện ở Việt Nam hay không và nếu được thực hiện, tôi chỉ mong các quan chức ở Bộ giáo dục đào tạo của ta ( vốn dĩ đầy những bê bối ) hãy lo cho tương lai các em vùng sâu vùng xa mà đừng có tuồn máy ra chợ đen kiếm lời hay vác về nhà cho con cái các vị xài riêng, mong lắm thay !
“ MIT Media Laboratory là cơ quan nghiên cứu truyền thông thuộc Học viện công nghệ Massachusetts ( Mỹ ) do Alex Pentland và Ted Adelson thành lập năm 1987. MIT Media Lab đang triển khai một dự án góp phần cách mạng hóa sự nghiệp giáo dục cho các nước đang phát triển. Đó là hỗ trợ cho trẻ em nghèo có cơ hội sở hữu máy tính xách tay với giá rẻ, giá mội chiếc khoảng 100USD. Ông Nicholas Negroponte, Chủ tịch của MIT Media Lab và là nhà đồng tài trợ dự án đã công bố ý tưởng này vào năm 2005. Tại các vùng sâu, vùng xa, chính những hạn chế về đường xá xa xôi hiểm trở lại là động cơ cho các thiết bị không dây phát triển gần đây. Trong lần thực nghiệm tại một làng quê chưa có hệ thống điện của Campuchia, với những chiếc MTXT, bóng đêm đã bị xua tan, không khí ảm đạm nơi vùng quê nghèo như có thêm sức sống mới…..
…Loại MTXT này chạy trên hệ điều hành Linux, màn hình full-scene, có thề dùng với máy chiếu hay sử dụng công nghệ mực điện tử của MIT Media Lab, có khả năng kết nới WiFi, điện thoại bàn, cổng USB. Cấu hình : CPU 500MHz, HDD 1GB. Giá thành gần 90USD là chi phí máy tính, và 10USD còn lại là các chức năng phát sinh thêm hay khoản lợi nhuận.
Các nhà sản xuất sẽ cố giữ giá thành ở mức thấp nhất. Trước hết là tạo ra nhiều loại màn hình hiển thị có giá thành không quá 25USD. Thứ 2, nhiều bộ phận lớn trong máy được giản lược ; 2/3 giá thành của máy là phần mềm. Thứ ba, các nhà sản xuất sẽ tung ra thị trường với số lượng lớn ( Mỗi đợt hàng triệu chiếc ).
Sự khác biệt lớn nhất giữa một chiếc MTXT 100USD và một chiếc 1000USD là giá cả. Những gì chiếc máy 1000UDS làm được mà máy 100USD làm được thực sự không nhiều lắm. Những tính năng chủ yếu đều được đưa vào trong các máy tính giá 100USD này.
Khi các MTXT 100DUD được phát hành ( cuối năm 2006 và đầu năm 2007 ) chúng sẽ được kết nối mạng ngang hàng ( peer-to-peer ). Vấn đề kỹ thuật này sẽ do trung tâm nghiên cứu của MIT và Media Lab triển khai. Họ cũng đang tìm ra những cách kết nối với mạng trục hệ thống Internet với giá rẻ.
Các máy tính sẽ được chuyển trực tiếp đến Bộ giáo dục tại các nước đang phát triển. Các cuộc thảo luận đầu tiên đã được tổ chức tại Trung Quốc thu hút gần 220 triệu học sinh tham gia. Ngoài ra, các nước nhỏ sẽ được chọn làm thử nghiệm cho dự án này. ”
Không biết các bác cảm nghĩ như thế nào khi đọc bài này, cá nhân tôi thì xúc động ghê gớm. Một MTXT giá chỉ tương đương với 1 USB flash disk hay 1 thẻ SD 512Mb thì quả là không thể tưởng tượng ra được. Thử nghĩ xem : Trong khi Microsoft đưa ra bộ Windows giá gần 400USD, thì dù chiếc máy này có cấu hình phần cứng lẫn phần mềm như thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn phải ngã mũ bái phục các nhà sản xuất trong dự án này về giá cả và nhất là mục đích mà họ đưa ra.
Tuy nhiên, bài báo không cho biết dự án này có thực hiện ở Việt Nam hay không và nếu được thực hiện, tôi chỉ mong các quan chức ở Bộ giáo dục đào tạo của ta ( vốn dĩ đầy những bê bối ) hãy lo cho tương lai các em vùng sâu vùng xa mà đừng có tuồn máy ra chợ đen kiếm lời hay vác về nhà cho con cái các vị xài riêng, mong lắm thay !