* Dù là máy ảnh chụp film truyền thống hay máy ảnh số thì cũng đều được chia thành hai dòng cơ bản: SLR (Single Lens Reflex) Camera và Compact Camera. Khái niệm về từng loại, tạm thời không bàn tới trong chủ đề này. Xin nói về thắc mắc của bạn anhlong:
> Loại thứ nhất có thể thay đổi ống kính được (Interchangeable lenses), ở đây là ống AF (Auto Focus) - tự động canh nét, tương thích lens mount (chấu nối ống kính với thân máy). Thông thường, phải là ống kính cùng hãng SX máy ảnh mới tương thích nhưng có rất nhiều công ty chuyên SX ống kính cho các hãng máy ảnh nổi tiếng với chất lượng chấp nhận được và giá bán rẻ hơn: Sigma, Tamron, Tokina... Trong trường hợp này, ống kính có thể dùng chung cho máy film và máy số và tiêu cự được ghi trực tiếp: 35 mm, 50 mm, 200 mm hay 35 - 70 mm...
> Loại thứ hai, ống kính không thay đổi được và tiêu cự thường được "đo" bằng "x": 3x, 5x... Trong đó, "x" được mặc định là 35mm (góc rộng tiêu chuẩn) - tiêu cự gần nhất. Từ tham số này, rất dễ tính ra tiêu cự xa nhất, thí dụ: 3x -> tele tối đa sẽ là 3.35 = 105 mm; 12x --> tele tối đa sẽ là 12.35 = 420 mm. Khi đó, ống kính 3x (optical) được hiểu là tương đương ống kính 35 - 105 mm trên máy film truyền thống; 12x được hiểu là tương đương 35 - 420 mm... Cứ vậy mà suy!
Ở dòng này, nếu chi li, còn có thể chia ống kính ra làm 3 loại khác nhau:
- Ống kính tiêu cự cố định (Fixed-focal-length lenses): Loại ống kính này không cung cấp tùy chọn zoom quang học, có hỗ trợ chụp macro và chụp phong cảnh (chẳng hạn, ở một số dòng máy đời đầu của FujiFilm). Ưu điểm lớn nhất là loại này thường hỗ trợ góc nhìn rộng nên sẽ tốt cho chụp phong cảnh và nhóm đông người. Nhược điểm: chất lượng quang học thường không cao...
- Ống đa tiêu cự có thể thụt vào (Retractable zoom lenses): Ống kính loại này có thể thò ra, thụt vào khi bật, tắt máy (Canon S - serie). Ưu điểm: Ống kính được bảo về khá tốt do thụt được vào trong thân máy và nắp ống kính được tích hợp sẵn... Nhược điểm: Thời gian bật máy bị kéo dài do cần có thời gian cho ống kính thò ra khỏi máy...
- Ống kính được gắn cố định vào thân máy (Fixed zoom lenses): Loại ống kính này không thể thụt vào trong thân máy khi tắt máy (Canon G - serie). Ưu điểm: Khả năng zoom quang học lớn; Hỗ trợ việc lắp thêm ống kính phụ trợ (wide-angle, close-up…), kính lọc (filter)... Nhược điểm: Cấu trúc máy thường cồng kềnh hơn khi so với loại sử dụng ống kính thò thụt...
Cần lưu ý:
+ "Đơn vị" 35 mm chỉ là mặc định tương đối, một số máy là 33, 37 hoặc 38 mm nhưng cách tính khoảng cách tiêu cự cũng như vậy.
+ Ống kính lắp thêm cho dòng Fixed zoom lenses thực chất chỉ là ống kính Convertible, hiểu nôm na giống như đeo kính cận, kính viễn chứ không phải tính chất giống như ống kính thay đổi của dòng SLRs. Tất nhiên, chất lượng sẽ không cao bằng.
* Nếu zoom optical của một máy là 3x và zoom digital là 12x thì tổng zoom của máy sẽ là (35.3).12 = 1260 mm hoặc cách tính khác: (3.12).35, cũng = 1260 mm. Nhưng chất lượng thì không thể bằng dùng ống nối, càng không thể bằng ống kính tháo lắp có tiêu cự tương đương (1260 mm -> quá ống nhòm

).
@ TuanHa: "Cái 3X, 6X đối với máy consumer... là cách nói dễ hiểu của 15-50mm, 300mm... đối với máy prosumer, professional".
Không đúng! G - serie của Canon hay Coolpix 5400 của Nikon đều là prosumer (hiểu nôm na là khách hàng phổ thông hướng đến chuyên nghiệp) nhưng có ghi theo "mm" đâu?
------
(*) Bài viết có tham khảo tài liệu của The220.com