KIẾN THỨC Lịch sử đồng hồ Seiko thông qua 12 cột mốc quan trọng

Các thớt khác của fanthien

fanthien

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Nếu bạn chỉ biết đến Seiko qua giá thành đồng hồ quartz rẻ hơn các thương hiệu khác hay mới đây là chiếc Grand Seiko với công nghệ làm cao cấp thì bạn vẫn còn thiếu sót đấy. Seiko không chỉ có vậy mà nhãn hiệu đến từ Nhật Bản này còn nổi tiếng với “tuổi đời” lâu năm trong nghề chế tác đồng hồ kể từ cuối thế kỷ 19.Trong suốt thời gian qua, Seiko đã cho ra đời những sản phẩm gây tiếng vang trên thế giới. Hãy cùng handheld.vn nhìn lại vài cột mốc đáng nhớ qua bài viết dưới đây.

1. Seikosha Timekeeper (1895)



Kintaro Hattori, nhà sáng lập Seiko, mới chỉ 21 tuổi đã mở cửa hàng đồng hồ ở quận Kyobashi, Tokyo và bắt đầu chế tạo, sửa chữa đồng hồ đeo tay và treo tường. Vào năm 1892, vừa bước sang tuổi 31, Hattori đã nhanh chóng bắt tay hợp tác với một kĩ sư tên là Tsuruhiko Yoshikawa để thành lập nên nhà máy Seikosha, đây chính là “tiền bối” của Seiko ngày nay. Sau nhiều năm sản xuất đồng hồ treo tường chất lượng thì vào năm 1895, Seikosha cho ra đời dòng đồng hồ bỏ túi đầu tiên của mình với tên gọi Timekeeper. Lớp vỏ bạc có đường kính 54,9 mm được chế tạo ở Nhật nhưng hầu hết bộ máy 22-ligne thì được nhập từ Thụy Sĩ về. Cái tên tiếng Anh “Timekeeper” là sản phẩm của một đầu óc kinh doanh nhạy bén bởi ông biết rằng nhờ cái tên này mà đồng hồ của ông có khả năng được xuất khẩu nhiều hơn ra nước ngoài trong tương lai.

2. Laurel (1913)



Hattori đã rất tinh ý khi nhận ra rằng thị trường đồng hồ đeo tay trên thế giới đang ngày càng phát triển và ông cũng dự đoán nhu cầu mua đồng hồ đeo tay sẽ sớm “vượt mặt” đồng hồ bỏ túi. Vì thế, Hattori bắt kịp thời cơ và tung ra Laurel vào năm 1913, chỉ sau những chiếc đồng hồ treo tường là 11 năm. Laurel có lớp vỏ bằng bạc, đường kính 29,6 mm, mặt số làm từ men sứ cũng với động cơ 12-ligne. Ban đầu, do phải nhập linh kiện từ nước ngoài nên việc sản xuất còn khá chậm (chỉ 30 đến 50 chiếc mỗi ngày). Tuy nhiên đến năm 1910, Seikosha đã tự xoay xở, chế tạo được lò xo bánh lắc và 3 năm sau đó là mặt đồng hồ men sứ.

3. Seiko Watch thế hệ đầu tiên (1924)



Năm 1923, đại thảm họa động đất Kanto rung chuyển cả Nhật Bản, phá hủy hoàn toàn nhà máy Seikosha và kho hàng, buộc việc sản xuất đồng hồ phải tạm ngưng lại. Nhưng không gì có thể quật ngã được ý chí kiên cường của Hattori, ông đã nhanh chóng gầy dựng lại sự nghiệp dù có phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ đi chăng nữa. Một năm sau biến cố, thế giới lại được chứng kiến chiếc đồng hồ Seiko đầu tiên (Tất nhiên từ “Seiko” là viết tắt của “Seikosha”, tiếng nhật có nghĩa là “Ngôi nhà của những tay nghề tinh tế”). Việc sử dụng một cái tên không phải tiếng Anh như thế đã chứng minh một điều là Hattori đủ tự tin vào chất lượng của sản phảm mình và có thể bán ra thị trường mặc dù ở thời điểm đó, người ta cho rằng những sản phẩm đến từ phương Tây thì tốt hơn nhiều. Đồng hồ Seiko sở hữu lớp vỏ được mạ kền và bên trong là bộ máy 9-ligne 7 ruby. Ngoài ra, mặt phụ nhỏ của nó luôn là tiêu chuẩn cho đến năm 1950, khi mà Seiko Super ra mắt và trở thành đồng hồ Nhật Bản đầu tiên có mặt kim giây chính giữa.

4. Seiko Marvel (1956)



Seiko cho rằng Seiko Marvel sẽ mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử đồng hồ bởi vì đó là chiếc đồng hồ đầu tiên có bộ máy được chính Seiko thiết kết hoàn toàn bắt đầu từ con số không. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Seiko không còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi những đông cơ khác được làm từ Thụy Sĩ hay bất cứ nơi nào khác. Bộ máy Seiko Marvel có đường kính 26 mm, lớn hơn so với Seiko Super (nhưng cùng kích thước với Seiko Automatic được tung ra thị trường cùng thời điểm và có tiếng vì là đồng hồ đeo tay tự động đầu tiên ở Nhật Bản). Động cơ của Marvel rất chính xác và ổn định kết hợp với bộ thu hồi rung chấn “Diashock”, một phát minh mới từ Seiko. Bộ chống shock này bỏ xa các “tiền bối” đi trước cũng như những đồng hồ Nhật khác ở cùng thời đại. Seiko Marvel liên tục được sản xuất cho đến khi Seiko Gyro Marvel thay thế nó vào năm 1959. “Người kế vị” này có ưu điểm vượt trội hơn là cơ chế lên dây tự động hai chiều “Magic Lever” giúp lên dây hiệu quả hơn.

5. Grand Seiko thế hệ đầu tiên (1960)




Đây chính là chiếc đồng hồ mà Seiko chế tác ra để trở thành “số một thế giới” về độ chính xác. Grand Seiko sử dụng bộ máy Caliber 3180, 12 lignes, 25 chân kính và tần số 18,000 vph. Ngoài ra, lớp vỏ còn được phủ vàng với đường kính 34,9 mm và dày 10 mm. Mỗi đồng hồ Grand Seiko đều được chứng nhận về độ chính xác tiêu chuẩn do Seiko thiết lập ( mà ngày nay tiêu chuẩn đó còn khắt khe hơn cả những tiêu chí được kiểm duyệt và chứng thực bởi tổ chức COSC). Với mặt số rõ ràng, kim giây và các chỉ số mang tính ứng dụng, chiếc đồng hồ này đã tạo ra một bí quyết thiết kế khiến cho Grand Seiko vẫn còn được ưa chuộng đến tận ngày nay.

6. Đồng hồ bấm giờ Seiko Crown (1964)



Nắm trong tay nhiều thành tựu như thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Seiko tiếp tục cho ra đời đồng hồ bấm giờ đầu tiên ở Nhật Bản. Câu chuyện bắt nguồn từ thế vận hội Olympic năm 1964 được tổ chức tại Tokyo và Seiko chính là “trọng tài thời gian” cho thế vận hội này. Seiko đã cung cấp hơn 1200 loại đồng hồ bấm giờ khác nhau cho Olympic. Để kỉ niệm sự kiện trọng đại này, hãng Seiko cũng không bỏ lỡ cơ hội giới thiệu với tín đồ đồng hồ bằng việc cho ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay bấm giờ Seiko Crown phiên bản giới hạn với hệ thống monopusher tối ưu. Seiko Crown còn có lớp vỏ bằng thép không gỉ, đường kính 38,2 mm, dày 11,2 mm và chống nước dưới độ sâu 30 m. Bộ máy 12 ligne Caliber 5719, 21 chân kính.

7. Seiko Diver’s 150M (1965)



Chỉ sau 1 năm ra mắt đồng hồ bấm giờ đầu tiên ở Nhật Bản, Seiko lại công bố sản phẩm mới dành riêng cho thợ lặn, Seiko Diver’s 150M. Như cái tên đã nói lên tất cả, lớp vỏ bằng thép không gỉ của nó có thể kháng nước ở độ sâu 150 m với đường kính 38 mm và dày 13,4 mm. Điểm đặc biệt ở chiếc này là phần đai kính có thể xoay chiều hai hướng được và rất vừa vặn với bộ máy tự động Caliber 6217 (17 ruby, 18,000 vph). Vào thời điểm đó, lặn vẫn là bộ môn kén người chơi nên mẫu Seiko Diver là sản phẩm chỉ chuyên dụng cho những ai yêu thích môn thể thao này. Ngược lại, ngày nay bộ môn này càng được ưa chuộng, nên Seiko không ngừng cải tiến sản phẩm của mình. Năm 1968, Seiko giới thiệu một phiên bản mới với đông cơ khó ai đánh bại (36,000 vph) và chống nước lên đến 300 m. Tiếp nối thành công, vào năm 1975, chiếc Professional Diver đầu tiên chống nươc dưới độ sâu không tưởng 1000 m, đây cũng là thế hệ tiên phong sở hữu lớp vỏ titan và một phiên bản khác được sản xuất năm 1986 có đai kính đơn hướng độc đáo không kém. Những tiêu chuẩn khắt khe do Seiko đặt ra cho các sản phẩm của mình đã góp phần tạo ra những chiếc đồng hồ chuẩn ISO mà cho đến ngày nay vẫn còn được sử dụng.

8. Seiko 5 Sports Speed Timer (1969)



Năm 1969 là côt mốc quan trọng trong ngành công nghiệp đồng hồ vì năm đó đánh dấu “cuộc chạy đua đồng hồ chronograph”. Một nhóm các thương hiệu đến từ Thụy Sĩ và một hãng có tiếng tại Nhật Bản cạnh tranh nhau đoạt ngôi vị nhà sản xuất đầu tiên chế tác và bán đồng hồ đeo tay bấm giờ lên dây tự động. Kết quả là chúng ta được chứng kiến nhiều chiếc đồng hồ mà ngày nay đã trở thành những biểu tượng như Breitling Chrono-Matic, Zenith El Primero, và Heuer Monaco. Tuy nhiên, Seiko’s 5 Sports Speed Timer mới thực sự là có mặt trên thị trường đầu tiên (chính xác là vào tháng 5/1969). Nó được trang bị khớp nối thẳng đứng, cột bánh xe, tính năng ngược chiều 30 phút cũng như vòng bezel đo tốc độ dựa trên thời gian trôi qua và đặc biệt còn có một mặt hiển thị ngày và thứ trong tuần với hệ thống song ngữ sáng tạo: người đeo có thể cài đặt bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Ngoài ra bộ máy chạy trên nền tảng Caliber 6139, dao động tần số 21,600 vph và vỏ ngoài 30 mm bằng thép không gỉ chông nước 70 m.

9. Seiko Quartz Astron (1969)



Cũng trong năm 1969, Seiko công bố một sản phẩm mà có thể nói là nó gợi nhớ lại những chiếc đồng hồ cơ xa xưa. Seiko Quartz Astron chính là thế hệ đồng hồ đeo tay quartz đầu tiên trên thế giới mang trong mình những đột phá về công nghệ. Bộ dao động quartz hình dạng thanh mẫu cùng với bộ máy Astron, Caliber 35A tạo nên sự chính xác đáng kinh ngạc, chỉ lệch +/- 5 giây một tháng, vượt mặt hầu hết các bộ máy cơ khác. Động cơ này nhỏ, lại còn mảnh và thiết kế từng nấc duy trì năng lượng bằng cách nhích kim giây chỉ 1 lần/giây, đây là công nghệ hoàn toàn mới cho dòng đồng hồ đeo tay. Bộ dao động chống rung cao và có khả năng vận hành ở mức điện áp rất thấp, đảm bảo tuổi thọ pin kéo dài 1 năm. Một điều thú vị nữa là, trong khi đồng hồ quartz nổi tiếng vì giá thành không đắt đối với đại đa số người dùng nhưng Astron lại rõ ràng là chiếc đầu tiên thực sự xa xỉ bởi lớp vỏ mạ vàng 18k của nó.

10. Seiko A.G.S. “Kinetic” (1988)



Seiko không từ bỏ việc chế tác đồng hồ cơ mà ngược lại hãng này luôn đưa ra những cách tân, đổi mới sau khi tung ra chiếc đồng hồ quartz của mình. Vào năm 1977, đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời ra đời, sau đó là đồng hồ lên dây cốt cơ học vào năm 1986. Năm 1988, Seiko giới thiệu công nghệ mới, định rõ hãng này đã bước vào kỷ nguyên hiện đại trong sản phẩm Seiko A.G.S ( bộ máy Automatic Generating System mà sau này được biết đến với tên gọi “Kinetic”). Đây là chiếc đồng hồ có thể biến đổi những cử động cổ tay của người đeo thành điện năng để chạy.


11. Seiko Spring Drive Spacewalk (2008)



Năm 1999, Seiko lại giới thiệu công nghệ tân tiến trong thị trường đồng hồ thông qua chiếc Spring Dive Spacewalk có bộ dao động quartz nhưng vận hành dựa trên dây cốt như đồng hồ cơ vậy. Kể từ khi ra mắt, Spring Dive đã tìm ra được lối đi chung với nhiều sản phẩm khác của Seiko, trong đó có cả vài phiên bản Grand đổi mới. Có lẽ điều khiến cho đồng này nổi tiếng nằm ở chính bản thân nó đã được đặt mua riêng từ huyền thoại video-game Richard Garriott. Ba ông là phi hành gia NASA và là một tín đồ của Seiko. Vào tháng 10/2008, Richard đã viếng thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế (Mục đích ban đầu của Garriott là trở thành du khách đầu tiên bước đi trên vũ trụ đã không trở thành hiện thực, do đó mà cái tên “Spacewalk” ra đời). Seiko chỉ sản xuất giới hạn 100 chiếc Spring Dive. Tất cả đều được thiết kệ chuyên dụng cho du hành vũ trụ với vòng đệm đặc biệt giúp kín gió tối đa trong môi trường nhiệt độ lạnh giá, vỏ ngoài siêu nhẹ được phủ lớp titan dày đặc và một mặt số rộng kết hợp với mặt phụ bấm giờ rõ rang, dễ đọc. Ngoài ra Seiko còn tăng chất liệu dạ quang lên gấp ba lần so với quy chuẩn thông thường và nút bấm giờ lớn hơn cho phép những người đeo găng tay dày khi mặc bộ quần áo vũ trụ dễ dàng thao tác hơn.

12. Seiko Astron GPS Solar (2012)



Shinji Hattori - Giám đốc điều hành Seiko - đã rất táo bạo khi đưa ra quyết định phục hồi lại dòng Astron thành đồng hồ GPS chạy bằng năng lượng mặt trời được giới thiệu một cách phô trương tại triễn lãm đồng hồ Baselworld 2012. Tương tự phiên bản đầu tiên Astron ra mắt trước đây, bản làm lại này mở ra một khởi đầu mới của công nghệ chế tạo đồng hồ. Seiko Astron GPS Solar có khả năng nhận được tín hiệu GPS toàn cầu và xác định chính xác thời gian địa phương ở bất cứ đâu trên thế giới. Mẫu đồng hồ này nhận biết được 39 múi giờ trên trái đất và có thể cài đặt thủ công (phiên bản đồng hồ cơ thì chỉ có 37). Đầu tiên Astron sẽ điều chỉnh vị trí hiện tại của bạn, sau đó nó sẽ so sánh với cơ sở dữ liệu mà chia thế giới thành hàng triệu “ô vuông” và gắn cho mỗi ô một múi giờ riêng. Bộ máy của Astron thậm chí còn ưu việt hơn cả những chiếc có thể nhận tín hiệu sóng radio trên mặt đắt từ đồng hồ nguyên tử, rồi tự động cập nhật múi giờ tại nơi mà người dùng đang ở.

Nguồn: watchtime.com
 
Last edited by a moderator:

Lam Sơn

Super Moderators
Bài viết hay, giọng văn nhẹ nhàng nhưng đầy đủ thông tin lôi cuốn người đọc, tránh được những từ kỹ thuật nhiều người không hiểu sinh ra nhàm chán.
Đây đúng là một bài đã được phiên dịch dành cho người Việt đọc.

Tôi đã xem ở đây:
https://www.watchtime.com/featured/timepiece-timeline-milestone-seiko-watches/
 

fanthien

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Bài viết hay, giọng văn nhẹ nhàng nhưng đầy đủ thông tin lôi cuốn người đọc, tránh được những từ kỹ thuật nhiều người không hiểu sinh ra nhàm chán.
Đây đúng là một bài đã được phiên dịch dành cho người Việt đọc.

Tôi đã xem ở đây:
https://www.watchtime.com/featured/timepiece-timeline-milestone-seiko-watches/

Cảm ơn chú đã đã đọc và dành lời khen cho con. Con sẽ lấy đó làm động lực để dịch những bài sau này.


Sent from my iPhone using HHVN Mobile
 

Cao Hải Triều

MÁY HỎNG
GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Công nhận 1 điều là mấy em Seiko, dù là đh Nhật, k nổi bằng Swiss, cơ mà về độ bền bỉ vấn đáng ngưỡng mộ. Tới giờ mình vẫn còn thấy nhiều bác đeo mấy em Seiko 5 mặt vuông chém cạnh, nghe bảo hồi đó mua hình như mấy chục chỉ vàng thì phải :)
 

Lam Sơn

Super Moderators
Sau giải phóng Seiko vuông góc nhập lậu qua đường Campuchia bán có 2,5 chỉ vàng thôi bạn, Rado thì 5 chỉ.
Tóm lại Seiko độ bền đã được khẳng định, mẫu mã phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi chức vụ. Đi chơi, đi làm, dự tiệc đều được.
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Tình hình là mình có mua hàng pin bên nó, nó tả không chính xác làm mình chuyển khoản nó 100%, sau khi vừa ck xong & ngay 5 phút sau mình nhắn hỏi nó lại tình trạng pin, mới biết pin không đúng với yêu cầu mình cần mua & nói nó kh ...
Top