Luộc “chín”
Một con “dế” một khi mất nguồn không biết nguyên do gì, khi đã vào tay thợ thì anh ta có thể luộc lấy bất cứ linh kiện gì anh ta cần, hoặc muốn. Vì khách hàng đâu thể kiểm tra được tình trạng máy, nhất là khi không phải “dân trong nghề”.
Khách hàng đưa "con bệnh" đến cho thợ, thợ sẽ báo giá, và anh ta hẹn một chút quay lại lấy hoặc khi nào rảnh thì xem qua. Nếu khách hàng đồng ý với giá mà thợ đã báo, có thể anh ta sẽ sửa đến nơi đến chốn. Nếu khách hàng không chịu giá mà để máy lại cho thợ “xem kỹ” thì coi như con “dế” đó chắc chắn sẽ bị luộc từ A tới Z, từ camera, IC nguồn, IC đọc thẻ nhớ, con trung tần, con CPU, con công suất, con “suýt” (công suất sóng), và nhất là màn hình... thậm chí luộc luôn cả cục rung, chuông, đèn nếu là hàng hiếm. Với một tay thợ lành nghề, anh ta chỉ mất 5 – 20 phút để có thể “luộc chín” hoặc “tái”.
Có khi máy bị luộc ngay trong khi khách chờ thợ “xem máy”. Bức bình phong chính là các “phòng kỹ thuật”. Nơi khách không bước chân vào.
Luộc “tái”
Với máy bị mất sóng, sóng chập chờn, không rung, nghe nhỏ, mic (micro) nói người khác không nghe, có nguồn nhưng chập chờn, hao nguồn, không đọc thẻ nhớ, FM hư, sạc không được hoặc sạc được nhưng không vô điện, màn hình đèn mờ v.v... thì tuỳ theo loại bệnh mà công nghệ luộc theo từng công đoạn.
Chủ yếu thợ sẽ luộc những con IC tốt có cùng chức năng và thay vào đó sẽ là những con IC “ngáp ngáp” cũng có cùng chứng bệnh mô tả. Còn đèn màn hình mờ hoặc tắt ngúm, thợ sẽ báo là màn hình hư cần thay màn hình mới, nhưng vô phòng kỹ thuật anh ta sẽ thay đèn, câu dây cho đèn sáng lên, chứ có thay màn hình mới đâu, hoặc IC chỉ hở vài chân do rớt máy, khò một chút là xong, rồi báo thay IC. Đó là những máy dân trong nghề hay gọi là hàng “ngọt”, hàng “thơm”.
Tuy nhiên thợ lâu lâu cũng gặp hàng “chua”. Hàng chua là những hàng bệnh nhẹ, báo giá sửa thấp, nhưng trong quá trình sửa chữa, con “dế” đó mắc bệnh về “lây nhiễm” nên thợ phải khốn đốn, có khi sửa mất 2, 3 ngày mới xong hoặc phải nhờ “đại ca”, “sư phụ” cứu. Với những máy “chua” thợ sẽ bị lỗ, nhưng bù lại những máy “thơm” sẽ bù lỗ, còn máy “luộc” thì kiếm lời.
Đừng nói là vào trung tâm bảo hành lớn sẽ không bị luộc, ngay cả thợ với thợ còn bị luộc thì với khách hàng bình thường chuyện trở nên quá đơn giản. Chủ trung tâm bảo hành không có quy định “luộc”, nhưng thợ “luộc” ngầm thì chủ làm sao biết?
Từ trước đến giờ chỉ nghe luộc đồng hồ, luộc xe v.v…, nhưng khi bước vào nghề sửa di động, tôi mới thấy luộc di động là ngon ăn nhất, và hiểm nhất.
Chính vì vậy thợ sửa lúc nào cũng có vài hộp IC, tuỳ theo đời máy, chức năng… Tất cả có được là do “luộc” IC. Thợ nào càng nhiều IC tay đó là “giang hồ gốc”, chuyên gia luộc từ “chín” đến “tái” đấy.
Nguồn: 24H.COM.VN
Một con “dế” một khi mất nguồn không biết nguyên do gì, khi đã vào tay thợ thì anh ta có thể luộc lấy bất cứ linh kiện gì anh ta cần, hoặc muốn. Vì khách hàng đâu thể kiểm tra được tình trạng máy, nhất là khi không phải “dân trong nghề”.
Khách hàng đưa "con bệnh" đến cho thợ, thợ sẽ báo giá, và anh ta hẹn một chút quay lại lấy hoặc khi nào rảnh thì xem qua. Nếu khách hàng đồng ý với giá mà thợ đã báo, có thể anh ta sẽ sửa đến nơi đến chốn. Nếu khách hàng không chịu giá mà để máy lại cho thợ “xem kỹ” thì coi như con “dế” đó chắc chắn sẽ bị luộc từ A tới Z, từ camera, IC nguồn, IC đọc thẻ nhớ, con trung tần, con CPU, con công suất, con “suýt” (công suất sóng), và nhất là màn hình... thậm chí luộc luôn cả cục rung, chuông, đèn nếu là hàng hiếm. Với một tay thợ lành nghề, anh ta chỉ mất 5 – 20 phút để có thể “luộc chín” hoặc “tái”.
Có khi máy bị luộc ngay trong khi khách chờ thợ “xem máy”. Bức bình phong chính là các “phòng kỹ thuật”. Nơi khách không bước chân vào.
Luộc “tái”
Với máy bị mất sóng, sóng chập chờn, không rung, nghe nhỏ, mic (micro) nói người khác không nghe, có nguồn nhưng chập chờn, hao nguồn, không đọc thẻ nhớ, FM hư, sạc không được hoặc sạc được nhưng không vô điện, màn hình đèn mờ v.v... thì tuỳ theo loại bệnh mà công nghệ luộc theo từng công đoạn.
Chủ yếu thợ sẽ luộc những con IC tốt có cùng chức năng và thay vào đó sẽ là những con IC “ngáp ngáp” cũng có cùng chứng bệnh mô tả. Còn đèn màn hình mờ hoặc tắt ngúm, thợ sẽ báo là màn hình hư cần thay màn hình mới, nhưng vô phòng kỹ thuật anh ta sẽ thay đèn, câu dây cho đèn sáng lên, chứ có thay màn hình mới đâu, hoặc IC chỉ hở vài chân do rớt máy, khò một chút là xong, rồi báo thay IC. Đó là những máy dân trong nghề hay gọi là hàng “ngọt”, hàng “thơm”.
Tuy nhiên thợ lâu lâu cũng gặp hàng “chua”. Hàng chua là những hàng bệnh nhẹ, báo giá sửa thấp, nhưng trong quá trình sửa chữa, con “dế” đó mắc bệnh về “lây nhiễm” nên thợ phải khốn đốn, có khi sửa mất 2, 3 ngày mới xong hoặc phải nhờ “đại ca”, “sư phụ” cứu. Với những máy “chua” thợ sẽ bị lỗ, nhưng bù lại những máy “thơm” sẽ bù lỗ, còn máy “luộc” thì kiếm lời.
Đừng nói là vào trung tâm bảo hành lớn sẽ không bị luộc, ngay cả thợ với thợ còn bị luộc thì với khách hàng bình thường chuyện trở nên quá đơn giản. Chủ trung tâm bảo hành không có quy định “luộc”, nhưng thợ “luộc” ngầm thì chủ làm sao biết?
Từ trước đến giờ chỉ nghe luộc đồng hồ, luộc xe v.v…, nhưng khi bước vào nghề sửa di động, tôi mới thấy luộc di động là ngon ăn nhất, và hiểm nhất.
Chính vì vậy thợ sửa lúc nào cũng có vài hộp IC, tuỳ theo đời máy, chức năng… Tất cả có được là do “luộc” IC. Thợ nào càng nhiều IC tay đó là “giang hồ gốc”, chuyên gia luộc từ “chín” đến “tái” đấy.
Nguồn: 24H.COM.VN