Thời gian vài năm vừa qua, thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam phát triển khá nhanh. Cơ quan quản lý nhà nước có hẳn một cục thương mại điện tử để thúc đẩy và xây dựng các cơ chế quản lý từng bước việc kiểm soát lĩnh vực này. Các đại gia đổ không biết bao tiền vào làm thương mại điện tử, nước ngoài cũng đầu tư khủng cho thị trường tiêu dùng Việt Nam. Phương thức thanh toán cũng đang được áp dụng các công nghệ mới nhất để mang đến sự tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng, các startup mới trong lĩnh vực Logistic cũng đang phát triển khá nhanh, hằng năm bắt đầu có deal "Black Friday"... nói chung TMĐT bắt đầu len lỏi vào cuộc sống thường ngày của người Việt Nam.
Trước đây, HHVN đã ít nhiều nói về vấn đề bảo mật an toàn thẻ tín dụng khi sử dụng tại Việt Nam khi mua hàng hoá, dịch vụ trên Internet nói chung... nhưng giờ sẽ là thời gian bình luận, hướng dẫn và chia sẻ các trải nghiệm cụ thể hơn với mua hàng online với cộng đồng. Hy vọng với những trải nghiệm nhỏ và của những cá nhân đơn lẻ sẽ là một chút thông tin để giúp bạn tham khảo, có những lựa chọn phù hợp và chia sẻ lại với những người khác để tránh những rủi ro, gặp nhiều thuận lợi khi giao dịch bằng TMĐT.
Trong bài chia sẻ đầu tiên này, có lẽ sẽ lướt qua một lượt các trang thương mại điện tử đang được biết đến qua các sự kiện đình đám, các chương trình quảng cáo không tiếc tiền và sự phổ biến trên thị trường hiện nay. Bao gồm, danh sách này được sắp xếp ngẫu nhiên, và các ý kiến chia sẻ ở đây hoàn toàn mang tính chất cảm nhận cá nhân, có thể khác với ý kiến của nhiều người, nên đề nghị mọi người chỉ tham khảo, và nếu có nhận xét khác thì hãy tranh luận lịch sự đàng hoàng, cộng đồng và cá nhân tôi sẽ ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến khách quan và trung thực. Tôi cũng xin nói trước, tôi không có mối quan hệ nào với các trang này, nên không hề ưu ái hay không thích bất cứ trang nào.
Nhìn tổng thể trong rổ hàng website trên, hầu hết đều mở dịch vụ cho các nhà cung cấp, nhà bán lẻ khác cùng tham gia bán hàng, theo mô hình của Amazon. Chỉ riêng Điện máy xanh là bán sản phẩm của mình, hy vọng tương lai Điện máy xanh, Thế giới di động sẽ mở rộng tương tự như các trang thương mại điện tử khác.
Do bị giới hạn bối cảnh ban đầu, nên trong rổ lần lượt các trang này bị loại luôn từ đầu: Shopee, Sendo, Tiki, Lotte. Tôi xin tóm lược luôn các nhận xét ban đầu vì sao bị loại:
Còn lại 3 anh: A đây rồi, Lazada và Điện máy xanh.
Trước khi đi vào chi tiết, tôi cũng sơ lược vài dòng về từng anh theo hiểu biết của mình.
A đây rồi. Ban đầu khá ấn tượng với các đầu tư của Vin Group cho mảng này. Phải nói là đổ tiền như thế mới đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. Điều khác biệt của Vin Group là đi sau khi xây dựng nền tảng TMĐT, nhưng lại đi trước các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT khác ở chỗ: Vin Group phát triển các mảng kinh doanh bán lẻ và điện máy trước, sau đó dùng TMĐT để bán các sản phẩm trong chuỗi kinh doanh của mình, và mở nền tảng cho các nhà bán lẻ khác cùng bán. Thời điểm đó chỉ có Vin Group mới làm được như vậy, còn đại đa số các trang TMĐT của Việt Nam chỉ là sàn giao dịch thôi. Cái tên A đây rồi chắc sẽ có câu chuyện sau này tại sao phát kiến và chọn tên này. Nhưng tên này với tôi lại gợi lại tuổi thơ, có một lần xem TV và có vở kịch của nhà hát kịch Việt Nam hay Hà Nội gì đó, có tên hoặc một đoạn nội dung đại loại: A đây rồi, ở đây có bán thịt chó. Nhớ mãi đến giờ
. Nói vui thế thôi, Vin Group bỏ vào hàng ngàn tỉ đồng cho mảng TMĐT, và thay tướng liên tục trong vòng 1-2 năm đầu. Giờ đạt được kết quả khá ổn. Điểm mạnh của A đây rồi là hàng hoá phong phú, các mặt hàng được A đây rồi bán trực tiếp, cùng với các nhà bán lẻ khác nên khá nhiều lựa chọn. Hệ thống tích điểm Loyalty dễ hấp dẫn người mua, vì có thể dùng điểm tích được mua các sản phẩm khác sau này. Ví dụ: mua cái tủ lạnh, rồi dùng điểm đó mua cái điều hoà, rồi lại mua tiếp cái rẻ hơn.... Lát nữa cụ thể việc tìm và mua tủ lạnh của tôi thế nào nhé!
Lazada: đại gia Alibaba mà ai cũng biết. Có thể nói Lazada là một copy cat của Amazon tại ASEAN. Đừng vội chê bai hay bài Lazada, thực tế là người mua hàng chúng ta cần hàng chuẩn giá rẻ, dịch vụ an toàn, tiện lợi. Nên đừng mang các màu sắc đỏ, tía để chê bai hay bài trừ một dịch vụ mang lại tiện lợi và chất cho người tiêu dùng. Về công nghệ mà nói, Alibaba không hề thua kém Amazon, đặc biệt các phần phía sau của những trang TMĐT. Còn với các trang TMĐT: Lazada nói riêng cũng khá đầy đủ như Amazon, có một vài điểm thua các đối thủ khác, nhưng nhìn chung tôi đánh giá cao Lazada. Trước đây, một anh bạn gần nhà hỏi mua máy xịt nước để rửa xe (trong loạt bài về chăm sóc xe bên box Ô tô - Xe máy - Xe đạp), tôi thậm chí còn trực tiếp dẫn anh ta đến trung tâm của Karcher tại Đà Nẵng để xem và đề xuất mua tại đó. Nhưng cuối cùng, anh ta mua đúng sản phẩm đó trên Lazada, câu chuyện của 2 năm trước! Thế mạnh của Lazada là: giá rẻ hơn so với các nơi khác. Để lát xem tôi có chọn được tủ lạnh rẻ hơn các nơi khác không.
Điện máy xanh: sản phẩm tiếp theo của Thế giới di động. Thực tế thời gian qua tôi khá bận cho các công việc dự án, ít có thời gian để ý đến Thế giới di động, chỉ nghe nói mua điện thoại thì ra Thế giới di động mà mua. Và ông chủ Nguyễn Đức Tài nổi tiếng trên thị trường chứng khoán, rồi sau đó là các chia sẻ về phát triển thương mại điện tử, mở rộng, bài toán nhân sự, mua bán sáp nhập... và giờ thì nghe nói sắp có chuỗi bán thuốc, bán rau sạch... tương tự như Điện máy xanh. Với Lazada là một trang dành cho ASEAN nói chung, nên khi so sánh với Điện máy xanh và A đây rồi thì có thể thấy ít nhiều văn hoá và hiểu biết thị trường và hành vi người dùng Việt Nam của Điện máy xanh và A đây rồi tốt hơn. Với A đây rồi, đôi khi có chút bực bội vì các popup trong quá trình xem, tìm kiếm. Nhưng với Điện máy xanh có thể nói là hài lòng. Điều đặc biệt là Điện máy xanh có tốc độ truy cập nhanh nhất trong rổ hàng ở trên. Ngoài ra, Điện máy xanh bán hàng của chính mình, nên không gặp những trường hợp bó giò kiểu như không bán cho bạn ở XYZ như A đây rồi. Các sản phẩm được bán trên A đây rồi nhưng lại không thuộc chuỗi kinh doanh của Vin Group thì thật là giới hạn... và vô tình như thế làm giảm giá trị của A đây rồi cũng như chính nhà bán lẻ trên nền tảng TMĐT của A đây rồi. Nói công bằng như thế để thấy thế mạnh của Điện máy xanh hơn các trang TMĐT khác ở từng tính năng nhỏ đó. Hay như thông tin chính xác về Logistic, hàng tồn, vị trí... của Điện máy xanh cho thấy hệ thống quản lý của anh Tài quả là xuất sắc. Trước đây có câu chuyện thay giá bán trên toàn hệ thống trong vòng vài click, vài phút so với các nhà bán lẻ khác và giờ là chi tiết hơn, hoàn thiện hơn mọi tính năng trên hệ thống quản lý của mình. Tôi chưa biết phần BO của Điện máy xanh thế nào, nhưng trước mắt những gì tiếp cận được quả thật thấy rằng ông chủ Nguyễn Đức Tài có thể thực hiện tham vọng của mình.
Quay lại câu chuyện đi mua tủ lạnh, có giới hạn maximum 30 triệu để tìm mua một chiếc size-by-size trên 3 anh: A đây rồi, Lazada và Điện máy xanh.
Với limit 30 triệu, A đây rồi cho khá nhiều sản phẩm, 36 sản phẩm, đa số của LG và Samsung. Trong tầm tiền đó với các sản phẩm trên A đây rồi với tôi không đáp ứng được nhu cầu. Vì chỉ có 1 loại 2 cánh, một bên ngăn đông lạnh và một bên mát. Chưa kể một số sản phẩm không bán tại khu vực địa lý tôi đang sống. Khi nhập khu vực địa lý vào thì chỉ còn một vài sản phẩm và hầu hết đều vượt trần limit. Tạm biệt A đây rồi, hẹn gặp lại cho sản phẩm sau!
Tiếp tục với Lazada, sản phẩm quá nhiều. Và với Lazada cũng có hiện tượng nhầm hàng trong phân nhóm được lọc, khiến cho kết quả lọc được gấp ít nhất 3 lần so với A đây rồi. Thật nhiều lựa chọn. Tôi chọn được sản phẩm vừa ý, một chiếc tủ lạnh side-by-side 4 cánh, chia ngăn đông ở dưới và ngăn lạnh ở trên. Sản phẩm này dùng với thói quen sử dụng ở gia đình là khá hợp lý vì thường sẽ rất ít dùng ngăn đá, mọi thứ ở trên lấy dễ dàng và sắp xếp cũng như quan sát tiện lợi hơn rất nhiều. Về giá khá ổn: gần 16 triệu (mới hơn 1/2 so với mức limit đề ra). Nhưng việc chuyển chiếc tủ lạnh này đến nhà mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày, và chi phí cũng không hề nhỏ: tiết kiệm thì mất hơn 1.2 triệu, còn chi phí vận chuyển bình thường là gần 5 triệu. Như thế tính tổng cộng khoảng trên 20 triệu với shipping tiêu chuẩn. Dù sao cũng chọn được 1 sản phẩm ưng ý.
Đá lại anh A đây rồi, ưu ái hơn với dịch vụ của Việt Nam chút... Sản phẩm này có trên hệ thống của A đây rồi, nhưng vẫn ko thể xem vì giới hạn địa lý. Muốn ủng hộ A đây rồi cũng chịu. Nên tiến tới với anh Điện máy xanh thôi.
Điện máy xanh, quá thuận tiện cho việc tìm kiếm sản phẩm, không khó như Lazada. Các tính năng được ưu tiên để làm bộ lọc rừng sản phẩm, quả là những người bán hàng này đặt họ vào vị trí khách hàng để chọn cách trình bày và tìm kiếm sản phẩm nhanh nhất! Có sản phẩm tương tự trên Lazada tại Điện máy xanh, thậm chí biết luôn sản phẩm được bày ở show room nào. Giá rẻ hơn so với Lazada và khả năng không phải chờ quá lâu như Lazada.
Bên cạnh đó, Điện máy xanh có thêm chương trình bán clear stock các sản phẩm trưng bày và hàng cũ dành cho các khách hàng bị eo hẹp về tài chính, hoặc cho khách hàng thêm các lựa chọn hợp với túi tiền và nhu cầu tiêu dùng. Tôi thử chọn thêm về sản phẩm trưng bày và hàng cũ theo chương trình của Điện máy xanh thì lần lượt các sản phẩm thấp hơn giá bán khoảng 30% đến 35%. Như vậy với kinh phí dự kiến mua mới là 30 triệu, thì bạn có thể tiết kiệm thêm khá nhiều tiền cho việc mua sắm thêm các sản phẩm khác. Việc đăng ký sản phẩm trưng bày hoặc hàng cũ yêu cầu phải xác nhận qua SMS điện thoại và Điện máy xanh gửi thông tin đến từng showroom để giữ hàng cho khách. Qua đây có thể thấy rằng thực sự Điện máy xanh quá rành rọt thị hiếu, thói quen người dùng; và sử dụng công nghệ để quản lý và điều hành thật sự chuyên nghiệp. Tôi không biết ông chủ Nguyễn Đức Tài đã chi bao nhiêu tiền cho hạ tầng công nghệ của mình, nhưng quả thật sản phẩm và dịch vụ mang lại nổi trội hơn rất nhiều so với các trang khác.
Như vậy, cuối cùng với lợi thế về địa lý bao trùm, thời gian giao hàng và sự thấu hiểu khách hàng của Điện máy xanh đã thuyết phục tôi mua tủ lạnh mới.
Trong bài chia sẻ đầu tiên này, có lẽ sẽ lướt qua một lượt các trang thương mại điện tử đang được biết đến qua các sự kiện đình đám, các chương trình quảng cáo không tiếc tiền và sự phổ biến trên thị trường hiện nay. Bao gồm, danh sách này được sắp xếp ngẫu nhiên, và các ý kiến chia sẻ ở đây hoàn toàn mang tính chất cảm nhận cá nhân, có thể khác với ý kiến của nhiều người, nên đề nghị mọi người chỉ tham khảo, và nếu có nhận xét khác thì hãy tranh luận lịch sự đàng hoàng, cộng đồng và cá nhân tôi sẽ ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến khách quan và trung thực. Tôi cũng xin nói trước, tôi không có mối quan hệ nào với các trang này, nên không hề ưu ái hay không thích bất cứ trang nào.
- Adayroi: của đại gia VinGroup
- Lazada: của đại gia Alibaba đầu tư cho khu vực ASEAN nói chung
- Shopee: đến từ Singapore
- Sendo: được bảo trợ của FPT, đang được quảng cáo khá mạnh trên truyền hình. Chưa hiểu khái niệm "Bảo trợ" của FPT có ý nghĩa gì, nói thẳng ra là bố của Sendo cho nhanh phỏng, các bác FPT phiền phức quá.
- Tiki: từ vốn đầu tư đến từ Nhật Bản. Trước đây khi Tiki còn mới phôi thai, HHVN có một cuộc phỏng vấn ngắn về lĩnh vực TMĐT, và sau đó Tiki đi theo định hướng và chiến lược đó đến ngày nay. Ban đầu cũng gặp ít nhiều trúc trắc, nhưng hiện tại vị trí của Tiki khá OK trên thị trường.
- Lotte: từ Hàn Quốc
- Điện máy xanh & Thế giới di động: của ông chủ Nguyễn Đức Tài, vừa thâu tóm Trần Anh trong năm nay.
- Các trang khác cũng tương đối nhiều, nhưng tạm thời tôi chỉ comment về các trang trên thôi. Có thời gian sẽ check thêm các trang mới và cập nhật thêm sau!
Nhìn tổng thể trong rổ hàng website trên, hầu hết đều mở dịch vụ cho các nhà cung cấp, nhà bán lẻ khác cùng tham gia bán hàng, theo mô hình của Amazon. Chỉ riêng Điện máy xanh là bán sản phẩm của mình, hy vọng tương lai Điện máy xanh, Thế giới di động sẽ mở rộng tương tự như các trang thương mại điện tử khác.
Do bị giới hạn bối cảnh ban đầu, nên trong rổ lần lượt các trang này bị loại luôn từ đầu: Shopee, Sendo, Tiki, Lotte. Tôi xin tóm lược luôn các nhận xét ban đầu vì sao bị loại:
- Shopee: có lẽ chỉ bán các mặt hàng nho nhỏ, không có các loại thiết bị lớn. Để dành cho đợt review tiếp theo, Singapore nên thói quen buôn bán cũng giống như Singapore vậy.
- Sendo: đáng tiếc là chợ em bày bán thật nhiều này bán quá nhiều, loạn xị luôn. Tôi chọn tủ lạnh thì Sendo gợi ý bàn ghế lên hàng đầu. Có lẽ bộ phận lọc, kiểm duyệt sản phẩm đăng bán của các nhà bán hàng bị nhầm nhọt. Ảnh đây, còn bây giờ hẹn gặp lại Sendo vào đợt mua hàng sắp tới:
- Tiki: Hàng hoá khá phong phú so với đợt trước nhiều. Tuy nhiên, với tủ lạnh thì chưa có nhiều lựa chọn và giá cũng không cạnh tranh lắm.
- Lotte: Có lẽ để đợt tới review khi mua mỹ phẩm. Toàn đồ thời trang mỹ phẩm là chính. Tủ lạnh quá ít lựa chọn và giới hạn địa lý bán hàng.
Còn lại 3 anh: A đây rồi, Lazada và Điện máy xanh.
Trước khi đi vào chi tiết, tôi cũng sơ lược vài dòng về từng anh theo hiểu biết của mình.
A đây rồi. Ban đầu khá ấn tượng với các đầu tư của Vin Group cho mảng này. Phải nói là đổ tiền như thế mới đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. Điều khác biệt của Vin Group là đi sau khi xây dựng nền tảng TMĐT, nhưng lại đi trước các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT khác ở chỗ: Vin Group phát triển các mảng kinh doanh bán lẻ và điện máy trước, sau đó dùng TMĐT để bán các sản phẩm trong chuỗi kinh doanh của mình, và mở nền tảng cho các nhà bán lẻ khác cùng bán. Thời điểm đó chỉ có Vin Group mới làm được như vậy, còn đại đa số các trang TMĐT của Việt Nam chỉ là sàn giao dịch thôi. Cái tên A đây rồi chắc sẽ có câu chuyện sau này tại sao phát kiến và chọn tên này. Nhưng tên này với tôi lại gợi lại tuổi thơ, có một lần xem TV và có vở kịch của nhà hát kịch Việt Nam hay Hà Nội gì đó, có tên hoặc một đoạn nội dung đại loại: A đây rồi, ở đây có bán thịt chó. Nhớ mãi đến giờ
Lazada: đại gia Alibaba mà ai cũng biết. Có thể nói Lazada là một copy cat của Amazon tại ASEAN. Đừng vội chê bai hay bài Lazada, thực tế là người mua hàng chúng ta cần hàng chuẩn giá rẻ, dịch vụ an toàn, tiện lợi. Nên đừng mang các màu sắc đỏ, tía để chê bai hay bài trừ một dịch vụ mang lại tiện lợi và chất cho người tiêu dùng. Về công nghệ mà nói, Alibaba không hề thua kém Amazon, đặc biệt các phần phía sau của những trang TMĐT. Còn với các trang TMĐT: Lazada nói riêng cũng khá đầy đủ như Amazon, có một vài điểm thua các đối thủ khác, nhưng nhìn chung tôi đánh giá cao Lazada. Trước đây, một anh bạn gần nhà hỏi mua máy xịt nước để rửa xe (trong loạt bài về chăm sóc xe bên box Ô tô - Xe máy - Xe đạp), tôi thậm chí còn trực tiếp dẫn anh ta đến trung tâm của Karcher tại Đà Nẵng để xem và đề xuất mua tại đó. Nhưng cuối cùng, anh ta mua đúng sản phẩm đó trên Lazada, câu chuyện của 2 năm trước! Thế mạnh của Lazada là: giá rẻ hơn so với các nơi khác. Để lát xem tôi có chọn được tủ lạnh rẻ hơn các nơi khác không.
Điện máy xanh: sản phẩm tiếp theo của Thế giới di động. Thực tế thời gian qua tôi khá bận cho các công việc dự án, ít có thời gian để ý đến Thế giới di động, chỉ nghe nói mua điện thoại thì ra Thế giới di động mà mua. Và ông chủ Nguyễn Đức Tài nổi tiếng trên thị trường chứng khoán, rồi sau đó là các chia sẻ về phát triển thương mại điện tử, mở rộng, bài toán nhân sự, mua bán sáp nhập... và giờ thì nghe nói sắp có chuỗi bán thuốc, bán rau sạch... tương tự như Điện máy xanh. Với Lazada là một trang dành cho ASEAN nói chung, nên khi so sánh với Điện máy xanh và A đây rồi thì có thể thấy ít nhiều văn hoá và hiểu biết thị trường và hành vi người dùng Việt Nam của Điện máy xanh và A đây rồi tốt hơn. Với A đây rồi, đôi khi có chút bực bội vì các popup trong quá trình xem, tìm kiếm. Nhưng với Điện máy xanh có thể nói là hài lòng. Điều đặc biệt là Điện máy xanh có tốc độ truy cập nhanh nhất trong rổ hàng ở trên. Ngoài ra, Điện máy xanh bán hàng của chính mình, nên không gặp những trường hợp bó giò kiểu như không bán cho bạn ở XYZ như A đây rồi. Các sản phẩm được bán trên A đây rồi nhưng lại không thuộc chuỗi kinh doanh của Vin Group thì thật là giới hạn... và vô tình như thế làm giảm giá trị của A đây rồi cũng như chính nhà bán lẻ trên nền tảng TMĐT của A đây rồi. Nói công bằng như thế để thấy thế mạnh của Điện máy xanh hơn các trang TMĐT khác ở từng tính năng nhỏ đó. Hay như thông tin chính xác về Logistic, hàng tồn, vị trí... của Điện máy xanh cho thấy hệ thống quản lý của anh Tài quả là xuất sắc. Trước đây có câu chuyện thay giá bán trên toàn hệ thống trong vòng vài click, vài phút so với các nhà bán lẻ khác và giờ là chi tiết hơn, hoàn thiện hơn mọi tính năng trên hệ thống quản lý của mình. Tôi chưa biết phần BO của Điện máy xanh thế nào, nhưng trước mắt những gì tiếp cận được quả thật thấy rằng ông chủ Nguyễn Đức Tài có thể thực hiện tham vọng của mình.
Quay lại câu chuyện đi mua tủ lạnh, có giới hạn maximum 30 triệu để tìm mua một chiếc size-by-size trên 3 anh: A đây rồi, Lazada và Điện máy xanh.
Với limit 30 triệu, A đây rồi cho khá nhiều sản phẩm, 36 sản phẩm, đa số của LG và Samsung. Trong tầm tiền đó với các sản phẩm trên A đây rồi với tôi không đáp ứng được nhu cầu. Vì chỉ có 1 loại 2 cánh, một bên ngăn đông lạnh và một bên mát. Chưa kể một số sản phẩm không bán tại khu vực địa lý tôi đang sống. Khi nhập khu vực địa lý vào thì chỉ còn một vài sản phẩm và hầu hết đều vượt trần limit. Tạm biệt A đây rồi, hẹn gặp lại cho sản phẩm sau!
Tiếp tục với Lazada, sản phẩm quá nhiều. Và với Lazada cũng có hiện tượng nhầm hàng trong phân nhóm được lọc, khiến cho kết quả lọc được gấp ít nhất 3 lần so với A đây rồi. Thật nhiều lựa chọn. Tôi chọn được sản phẩm vừa ý, một chiếc tủ lạnh side-by-side 4 cánh, chia ngăn đông ở dưới và ngăn lạnh ở trên. Sản phẩm này dùng với thói quen sử dụng ở gia đình là khá hợp lý vì thường sẽ rất ít dùng ngăn đá, mọi thứ ở trên lấy dễ dàng và sắp xếp cũng như quan sát tiện lợi hơn rất nhiều. Về giá khá ổn: gần 16 triệu (mới hơn 1/2 so với mức limit đề ra). Nhưng việc chuyển chiếc tủ lạnh này đến nhà mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày, và chi phí cũng không hề nhỏ: tiết kiệm thì mất hơn 1.2 triệu, còn chi phí vận chuyển bình thường là gần 5 triệu. Như thế tính tổng cộng khoảng trên 20 triệu với shipping tiêu chuẩn. Dù sao cũng chọn được 1 sản phẩm ưng ý.
Đá lại anh A đây rồi, ưu ái hơn với dịch vụ của Việt Nam chút... Sản phẩm này có trên hệ thống của A đây rồi, nhưng vẫn ko thể xem vì giới hạn địa lý. Muốn ủng hộ A đây rồi cũng chịu. Nên tiến tới với anh Điện máy xanh thôi.
Điện máy xanh, quá thuận tiện cho việc tìm kiếm sản phẩm, không khó như Lazada. Các tính năng được ưu tiên để làm bộ lọc rừng sản phẩm, quả là những người bán hàng này đặt họ vào vị trí khách hàng để chọn cách trình bày và tìm kiếm sản phẩm nhanh nhất! Có sản phẩm tương tự trên Lazada tại Điện máy xanh, thậm chí biết luôn sản phẩm được bày ở show room nào. Giá rẻ hơn so với Lazada và khả năng không phải chờ quá lâu như Lazada.
Bên cạnh đó, Điện máy xanh có thêm chương trình bán clear stock các sản phẩm trưng bày và hàng cũ dành cho các khách hàng bị eo hẹp về tài chính, hoặc cho khách hàng thêm các lựa chọn hợp với túi tiền và nhu cầu tiêu dùng. Tôi thử chọn thêm về sản phẩm trưng bày và hàng cũ theo chương trình của Điện máy xanh thì lần lượt các sản phẩm thấp hơn giá bán khoảng 30% đến 35%. Như vậy với kinh phí dự kiến mua mới là 30 triệu, thì bạn có thể tiết kiệm thêm khá nhiều tiền cho việc mua sắm thêm các sản phẩm khác. Việc đăng ký sản phẩm trưng bày hoặc hàng cũ yêu cầu phải xác nhận qua SMS điện thoại và Điện máy xanh gửi thông tin đến từng showroom để giữ hàng cho khách. Qua đây có thể thấy rằng thực sự Điện máy xanh quá rành rọt thị hiếu, thói quen người dùng; và sử dụng công nghệ để quản lý và điều hành thật sự chuyên nghiệp. Tôi không biết ông chủ Nguyễn Đức Tài đã chi bao nhiêu tiền cho hạ tầng công nghệ của mình, nhưng quả thật sản phẩm và dịch vụ mang lại nổi trội hơn rất nhiều so với các trang khác.
Như vậy, cuối cùng với lợi thế về địa lý bao trùm, thời gian giao hàng và sự thấu hiểu khách hàng của Điện máy xanh đã thuyết phục tôi mua tủ lạnh mới.
Attachments
Last edited: