Chà chà, hôm nay rỗi việc mới ngồi đọc lại toàn bộ bài văn điểm 10. Bỏ qua các lỗi (có thể có) trong quá trình post bài, xin "bình loạn" đôi chút về một số lỗi trong bài văn này như sau:
- Kim Lân không ngần ngại gieo rắc hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình...
>> Từ "gieo rắc" thường được dùng với ý nghĩa không tích cực:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/
-
Bà thiết nghĩ “Người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”.
>> Chỉ nên viết, chẳng hạn: "Bà cụ nghĩ...". "Thiết nghĩ" thường được sử dụng khi nói về suy nghĩ chủ quan của bản thân.
- Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói.
>> Câu này một là thiếu chuẩn mực, hai là chữ "chủ đề" nên thay bằng từ khác vì "chủ đề" đôi khi được hiểu cũng chính là "đề tài".
- Tố Hữu, một nhà thơ chiến sĩ, một người thư ký trung thành của thời đại ấy đã cùng hành trình làm cách mạng tiếp cận với thơ ca.
>> Câu tối nghĩa.
- Nguyễn Du, một thi hào kì tài ấy đã chắp bút lên. “Truyện Kiều”, một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam
>> Cũng khá lủng củng và không chuẩn mực.
- Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết:
>> Tương tự.
* Tóm lại: Bài này thể hiện thí sinh nắm chắc tư liệu, kỹ năng làm bài. Tuy nhiên, nó đã không chứng tỏ được khả năng văn học tốt của thí sinh: câu cú dài dòng, thiếu chuẩn mực ngữ pháp, nhiều câu tối nghĩa, dùng từ lặp nhiều (thiên truyện", "ngưỡng vọng"...). Nhìn chung, cho điểm 10 là hơi rộng rãi quá! Dù sao, chỉ nên coi nó là một sự động viên trong bối cảnh chung về dạy và học văn hiện nay.