Mời các bác xem để cảnh giác nhé!

Các thớt khác của Bac Vinh

Bac Vinh

GẮN KẾT
Nguồn: http://tintuconline.vietnamnet.vn/tintuc/xahoi/35400/

Người dùng ĐTDĐ và thẻ ATM: Cảnh giác kẻo sập bẫy! 05/09/2005 11:19

Tại Hồng Kông và Đài Loan, nhiều người dùng ĐTDĐ và thẻ ATM chỉ sơ ý nhắn một cái tin, hay sơ hở khi nhập mã thẻ tín dụng đã bị cuỗm sạch tiền mà không hề hay biết.

Ví điện tử cũng bị móc !

Từ khi mở tài khoản ngân hàng và sở hữu chiếc thẻ rút tiền mặt ATM đầu tiên, trong vòng hai năm nay tôi đã nhận được có đến gần hai trăm lời cảnh báo từ bạn bè, người thân, các bạn quốc tế về mối nguy hiểm mất sạch tài khoản chỉ sau một vài giờ.

Vậy mà tôi cũng đã hai lần suýt “tình nguyện bị lừa”, suýt mất hàng ngàn USD chỉ trong nháy mắt. Thông thường, mã số thẻ rút tiền mặt ATM - loại thẻ sử dụng chíp điện tử yêu cầu mật mã dài từ 8-12 con số. Các địa điểm đặt máy rút tiền tự động cũng là những nơi an toàn, đông người qua lại sử dụng.

Tuy nhiên, ngay từ tháng 4/2004, Hồng Kông và Đài Loan công bố hàng ngàn vụ “móc túi” vẫn xảy ra với người dùng thẻ ATM, thủ phạm là các tập đoàn tội phạm từ Trung Quốc và Hồng Kông.

Theo thống kê của cảnh sát, có những nhóm tội phạm mỗi tuần lừa được trung bình 5 tỷ đồng tiền Việt, trong đó 10% sẽ dành cho các tòng phạm hoạt động tại các nước khu vực châu Á. Thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao thường rất đơn giản:

Một ngày đẹp trời bạn nhận được tin nhắn: Thẻ tín dụng của bạn vừa chi một món tương đương cả nghìn USD ở một siêu thị nào đó, yêu cầu reply lại tin nhắn này cho bộ phận nghiệp vụ ngân hàng để họ xác nhận và cho rút tiền.

Hoặc thẻ ATM của bạn vừa chuyển khoản toàn bộ tiền cho một tài khoản trời ơi đất hỡi nào đó, yêu cầu xác nhận lại. Tất nhiên, người tiêu dùng sẽ hoảng hồn và không chỉ reply, họ sẽ đích thân gọi điện lại để yêu cầu dừng khẩn cấp việc rút tiền, chuyển khoản... Và không ít người nhẹ dạ đã quay chính số máy vừa gửi tin nhắn cho mình.

Bọn tội phạm sẽ hướng dẫn người tiêu dùng ra máy ATM, đút thẻ vào kiểm tra lại số tiền xem còn đủ không, sau đó thao tác ấn một vài phím để “hủy việc chuyển khoản trộm” kia (song thực ra là thao tác thiết lập chuyển tiền có thời hạn vào một tài khoản ma của tội phạm).

Thậm chí, nếu người tiêu dùng sử dụng dịch vụ “ví tiền điện tử”, được sử dụng các dịch vụ ngân hàng như chuyển khoản, nộp phí điện nước v.v... trên máy di động, kẻ trộm chỉ việc nhắn bạn gửi một tin nhắn có vài mã số vào số máy dịch vụ của ngân hàng.

“Vài mã số đơn giản” đó có khi là toàn bộ tài sản của những người không thật nắm rõ các công năng, dịch vụ của ví tiền điện tử hay thẻ tín dụng.

Nguy cơ cao nhất là từ các máy rút tiền tự động bị cài một thiết bị scan mã thẻ khi bạn đút thẻ vào khe đọc trên máy (card skimming), đồng thời một camera bí mật ghi lại hình ảnh các ngón tay bạn cử động khi nhập mã số thẻ.

Các thẻ trắng và máy nhập thông tin thẻ được bày bán phi pháp đầy rẫy trên mạng Internet. Như thế, có khó gì khi bọn tội phạm đọc được mã thẻ, đoán ra mã số và tiến hành “chế tạo” thẻ rút tiền của bạn để rút đi toàn bộ tài khoản chỉ sau chưa đầy 24 tiếng.

Thậm chí năm ngoái, Hồng Kông đã cảnh báo việc kẻ gian làm giả hẳn một vỏ máy ATM chồng lên vỏ máy thật, khi rút tiền, thao tác trên bàn phím giả của khách đều bị máy ghi trộm lại.

Tháng 12/2003 và đầu năm 2004, cảnh sát Đài Loan cho biết số tiền bị ăn cắp theo kiểu này có ngày cao điểm lên tới hàng triệu Đài tệ, tương đương cả nửa tỷ đồng tiền Việt. Vấn đề là người dùng thẻ ATM vẫn chủ quan vì nghĩ... xác suất một người bị hại trong số cả vạn cái thẻ chẳng bao giờ ... rơi vào mình!

Tội phạm nhắm vào ví tiền điện tử ở châu Á dễ dàng đến mức, chỉ cần “vào nghề” vài ba tháng là “thu nhập” hàng tháng lên tới 150.000-180.000 USD. Địa bàn hoạt động của tội phạm thẻ ở châu Á mở rộng dần theo bước chân của... người sử dụng thẻ!

Học sinh lên lớp không được tắt máy di động!

Những sinh viên năm đầu tiên vào đại học ở Nam Đài Loan đều được nhà trường gửi thư đến từng em cảnh báo, cấm học sinh không được tắt máy di động trong giờ học hoặc trong hội nghị hội thảo. Quy định lạ lùng này bắt đầu có kể từ khi máy di động trở thành công cụ cho tội phạm tống tiền.

Lợi dụng học sinh lên lớp thường tắt di động để khỏi ảnh hưởng đến việc học, các tập đoàn tội phạm (thường đã từng quen biết nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân) sẽ gọi điện tống tiền, loan tin đã bắt cóc con em và đòi phụ huynh chuyển khoản ngay khoản tiền lớn nếu không muốn con mình bị giết chỉ sau vài tiếng.

Thông thường, phụ huynh sẽ gọi di động cho con em để xác minh ngay. Có trường hợp nạn nhân đã vô tình cho bạn bè lại đang là tòng phạm hoặc tội phạm mượn máy di động “gọi một cuộc rồi trả liền!”, có trường hợp tội phạm còn bật một đoạn băng ghi âm có tiếng tranh cãi gay gắt của nạn nhân.

Trong khoảng mười lăm phút, cả mười cú điện thoại không có hồi âm chắc chắn sẽ làm bất cứ phụ huynh hoặc người nhà nào cũng lo lắng không yên, thậm chí hoảng loạn.

Thường các vụ tống tiền như trên xảy ra chỉ trong vài tiếng, và sau khi người nhà chuyển món tiền khổng lồ cho bọn tội phạm, con em họ cũng... vừa tan học về đến nhà!

Thậm chí có vụ, tội phạm sau khi chắc chắn “con mồi” đã tắt máy di động rồi, gọi điện tống tiền gia đình song không ai có nhà, nhóm xã hội đen này đã cả gan... gọi điện đến tống tiền nhà trường!

Một trò lừa đảo phổ biến nữa xuất hiện dưới dạng tin nhắn. Mỗi ngày tôi nhận được vài tin nhắn kiểu như: “Anh à, từ lần gặp anh đến giờ em cảm thấy cứ vương vấn mãi, không biết anh còn nhớ đến những nụ cười hạnh phúc ấm áp hôm đó không?”.

Hoặc trắng trợn hơn: “Em thèm được “yêu” anh quá! Lúc nào mình lại đến khách sạn đó để được bên nhau?”. Hoặc có khi chỉ đơn giản là tin nhắn: “Hôm nay lạnh đấy, em nhớ choàng khăn ấm cổ nhé!”. Thông thường nếu bạn thấy số máy lạ hoắc, bạn sẽ hồi âm vào số máy đó để hỏi “Ai đấy ạ?”.

Tại Hồng Kông, mỗi một tin nhắn reply như thế bạn bị mất khoảng vài USD phí dịch vụ đặc biệt. Ở Đài Loan, mỗi một cú điện thoại bạn gọi lại để kiểm tra xem ai gọi, có nhầm máy không, hoặc ỡm ờ xem ai mà dễ thương thế... thường sẽ có phí không dưới 1 USD/một phút.

Các chủ nhân số máy đã đăng ký với Cty viễn thông về dịch vụ đặc biệt của họ để được lấy phí dịch vụ cao cắt cổ từ người sử dụng. Thường các tập đoàn tội phạm sẽ mạo danh đăng ký dịch vụ như: Tư vấn pháp luật, tư vấn chuyện thầm kín, tư vấn chữa bệnh hiểm nghèo v.v... .

Và họ chỉ còn rung đùi ngồi chờ người tiêu dùng tò mò nhắn tin gọi điện vào số máy dịch vụ đã đăng ký. Khoản tiền khá lớn bị thất thoát thường bị trả bằng phí thuê bao và phải đến cuối tháng, khi nhận hoá đơn điện thoại nạn nhân mới biết. Đến lúc đó chỉ còn biết tự châm biếm: “Đừng chết vì... quá ham hiểu biết!” .

Những bài học đắt giá trong thời đại công nghệ cao dường như sẽ càng ngày càng đắt hơn. Bạn có phải trả giá hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc, bạn có phải người tiêu dùng khôn ngoan hay không?

Bạn đã hoàn toàn nắm vững các quy tắc sử dụng thẻ tín dụng chưa? Như không dùng chung thẻ, liên tục thay đổi mật khẩu và kiểm tra tài khoản, tuyệt đối không bao giờ vừa gọi điện thoại di động vừa sử dụng thẻ ATM, để máy di động rung trong các trường hợp cần thiết chứ không nên tắt máy khi rời nhà.

Hoặc đôi khi rất đơn giản như che kín các ngón tay khi thao tác bấm mật khẩu sử dụng thẻ rút tiền, không hồi âm các cuộc gọi và tin nhắn lạ...

Hy vọng rằng mọi người sớm phát hiện, cảnh giác những chiêu lừa mới xuất hiện này.

(Theo Tiền Phong)
 

Toybox

HHVN - NHẬU CHÙA
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Cái này xưa như trái đất. Hình như đã có bài rồi, kết luận là ra nước ngoài đừng có xài ATM, về việt nam thì xài hạn chế (ví dụ chỉ để khoảng 5 chai tiêu vặt, mất đỡ tiếc).
Các vụ khác không bình luận (vì ở đâu mà chả có hàng) :D
 

starnt

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Cơ giới là cơ mưu, Trung Hoa cổ đại đã nói rồi mà hi hi hi,
Mùa nắng có nỗi khổ của mùa nắng mà mùa mưa có nỗi khổ của mùa mưa.
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Các Mod cho em hỏi mấy ngày nay dd bị lỗi hay nick em bị banned mà em ko vào đọc thông tin được, nếu lỗi xin chỉ giúp em cách khắc phục, tks
Top