Một số bước đơn giản để tránh bị lừa đảo lấy cắp thẻ tín dụng trực tuyến

Các thớt khác của admin

admin

Staff member
GÂY DỰNG
Việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến. Cá nhân tôi cũng dùng một thời gian và thấy có một số điểm cần chú ý khi sử dụng thẻ:

- Hạn chế tối đa, thậm chí là không bao giờ được gõ thông tin thẻ tín dụng của mình tại website của MERCHANT. Chỉ nhập các thông tin đó tại các địa chỉ cổng thanh toán uy tín và phổ biến. Các MERCHANT cho dù có thông báo đủ các điều kiện để lưu trữ thông tin thẻ tín dụng của khách hàng, thì đừng... tin, vì chúng ta không đủ kiến thức và kinh nghiệm để kiểm tra những thông tin đó.

- Khi sử dụng thông tin thẻ tại cổng thanh toán phải bảo đảm rằng: bạn đang truy cập đúng trang cổng thanh toán bằng cách kiểm tra đường dẫn URL trên thanh địa chỉ; Đang truy cập sử dụng giao thức bảo mật: https; Kiểm tra tính hợp lệ và trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ số (certificate) mà cổng thanh toán đang sử dụng.

Một số trang lừa đảo ăn cắp thông tin tài khoản / thẻ tín dụng thường giả mạo một website nhìn *y chang* những cổng thanh toán. Nên nếu chúng ta ko kiểm tra trước địa chỉ URL, giao thức và certificate của website đang truy cập, điền ngay các thông tin bảo mật tài khoản / số thẻ tín dụng... là xong.

- Kiểm tra đúng số tiền cần thanh toán của đơn hàng hay không, có đúng là thanh toán cho Merchant đang giao dịch hay không?

- Với một số trường hợp phía Merchant yêu cầu xác minh về thẻ. Khi scan hoặc chụp lại thẻ để gửi cho họ, phải xử lý lại hình ảnh, xóa bỏ ký tự thứ 2 cho đến 12 của thẻ (chỉ còn chữ số đầu và 4 chữ số cuối), và 3 ký tự CVV ở mặt sau của thẻ. Không được gửi nguyên hình ảnh gốc đầy đủ 16 ký tự mã số thẻ và mã CVV mặt sau.

Trên đây chỉ là một số bước kiểm tra cơ bản nhất để tránh bị mất thông tin hoặc lừa đảo. Những ai có kinh nghiệm gì thêm, xin chia sẻ với mọi người để chúng ta luôn là người tiêu dùng thông minh.
 

truongtx

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Thanh toán trực tuyến luôn luôn đi kèm vơi rủi ro. Chỉ có thể giảm thiểu rui ro chứ ko thể chấm dứt tình trạng ăn cắp thông tin thẻ tín dụng
Ngay như PAYPAL là đơn vị đứng đầu thế giới cũng luôn xác định rủi ro là 1 phần của cuộc chơi. PayPal có quỹ dự phòng mỗi năm lên đến gần 200 triệu USD thay mặt cho người bán bồi thường cho chủ tài khoản bị hack nếu người bán chứng minh rằng đã giao hàng đúng cam kết.

Theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng phát hành, chủ thẻ có quyền khiếu nại yêu cầu đòi bồi hoàn nếu chủ thẻ không thực hiện giao dịch hoặc hàng hóa dịch vụ nhận được không đúng như cam kết của người bán. Do đó, quyền lợi của người mua được đảm bảo cao nhất trong giao dịch trực tuyến. Vì vậy hầu hết thiệt hại trong các vụ lừa đảo thanh toán trực tuyến đều do các website chấp nhận thanh toán chịu. Người mua hiếm khi phải chịu thiệt hại

Để tránh rủi ro, chủ thẻ nên lưu ý một số điểm sau:

- Bảo mật tốt nhất tên tài khoản, và mật khẩu truy cập.

- Không nên sử dụng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch.

- Chỉ nên mua hàng ở những website có uy tín, hoặc những người bán hàng có uy tín.

- Nên tự tay gõ tên trang web, thay vì sử dụng link để tránh bị phising.

- Nên cài đặt các chương trình Anti virus, Anti Spyware,... để tránh bị virus ăn cắp thông tin cá nhân.

- Cảnh giác với Email có dấu hiệu lừa đảo: thông báo trúng thưởng, mời tham gia hoạt động trên website nào đó,...

- Kiểm tra các link website, các phần mềm download từ Internet,.. chúng có thể gắn kèm các mã độc ăn cắp thông tin
 

ninhkythuat

NHẬP HỘI
Bây giờ virus hacker nhiều quá,nên mình chỉ giao dịch trên máy mình và máy có phần mềm bản quyền quét virus thôi,nhưng nhiều khi cũng thấy lo lo.
 

naptheonline.net

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Quả thực sử dụng thẻ tín dụng thì tiện lợi nhưng cũng nhiều rủi ro, nguy cơ bị ăn trộm thông tin, tiền bạc cũng lớn, haizzz
 

suicune221

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Cái này đề phòng keylogger trên máy tính đang sử dụng. Tốt nhất nên có một antivirus, miễn phí cũng đủ tốt rồi.
Thứ 2 là phải xem bạn đang sử dụng mạng nào để truy cập internet. Đừng bao giờ vào mạng wifi công cộng nào đó rồi truy cập tài khoản, dễ die lắm. Tốt nhất là dùng mạng tại nhà, không có người ngoài xài
 

buffalogiare

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
1 cách phòng ngừa đó là làm nhiều thẻ,chia tiền vào các tk để tránh bị ăn cắp số tiền lớn,mình thì để tiền lớn vào tk atm ko có chức năng thanh toán trực tuyến,và 1 tài khoản visa,khi nào cần tt online thì chuyển khoản từ atm qua visa,bất tiện chút nhưng ko phải lo ngáy ngáy
 

horkbajir

CON GÀ
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
1 cách phòng ngừa đó là làm nhiều thẻ,chia tiền vào các tk để tránh bị ăn cắp số tiền lớn,mình thì để tiền lớn vào tk atm ko có chức năng thanh toán trực tuyến,và 1 tài khoản visa,khi nào cần tt online thì chuyển khoản từ atm qua visa,bất tiện chút nhưng ko phải lo ngáy ngáy

Bác đang nói là thẻ debit, còn mọi người đang bàn về credit card mà :)

E thấy các bác nên tìm hiểu và đăng kí sms alert từ NH đang sử dụng. Ngay khi có giao dịch nhân được tin nhắn thông báo. Tuy chưa biết có đòi lại được tiền (nếu có fraud) hay không, nhưng sẽ hạn chế tối thiểu số giao dịch fraud
 

hijack911

WRITING CULTURE
GẮN KẾT
1) An toàn đảm bảo, việc đầu tiên là các bác phải xài window bản quyền xịn, chứ crack rồi thì coi như đã bị can thiệp vào hệ thống thì có ai đảm bảo là nó ko gây hại. Nếu chưa có điều kiện thì cứ xài bản dùng thử, hết 30 ngày, nó lại báo activate, kệ nó, cứ xài bình thường. Dùng 1 số phần mềm(cái này chịu khó tìm trên mạng, lâu lâu được phần mềm ngon mà miễn phí, chơi crack nữa thì cũng phiền) có khả năng cập nhật window để thay cho window update, để update các bản vá lỗi của win.
2) Nên mua phần mềm diệt virus có bản quyền của các hãng tên tuổi. Cũng có thể lên google kiếm cái nào cho xài thử vài tháng, hết hãng này ta xài sang hãng khác.
3) Nên thay đổi password thường xuyên, và đặt password đủ độ khó là ok.
4) Giới hạn số tiền chuyển khoản hằng ngày hay hằng năm.
5) Thông tin cá nhân cần được giữ kín, ví dụ như số passport, ngày tháng năm sinh, mã số thẻ tín dụng, số tài khoản, email giao dịch,......để tránh bị lạm dụng
6) Luôn luôn giữ gìn thẻ 1 cách cẩn thận, nếu chúng ta làm mất ví thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.
7) Cẩn tắc vô áy náy thì chạy ra bank chuyển tiền, rút tiền. Nhưng cũng tiềm ẩn 1 rủi ro lớn tại VN là cướp giật ~.~
8) Các ngân hàng luôn hỗ trợ các công cụ để bảo mật tốt hơn như các thiết bị ngoại vi để xác nhận lại tài khoản khi đăng nhập. Cái này thì người dùng thường phải mua thêm ví dụ như paypal, hay sẵn có như HSBC.
9) Ko nên truy cập bằng đt để thực hiện giao dịch chuyển tiền, vì thường đt chúng ta đều gián tiếp hay trực tiếp bị "theo dõi". Vụ án của Snowden là 1 điển hình cho sự theo dõi qua đt.
10) Giao dịch với các trang web được xác thực an toàn trong mua bán và giao dịch, tìm mua những nhà cung cấp có uy tín cao, thời gian hoạt động kinh doanh lâu dài.
11) Đôi khi chúng ta bắt buộc phải xài 1 mạng public, ví dụ như sv đi du học ở ktx nó phát wifi thì cũng phải vô đó mà banking-online nếu ko muốn chạy ra ngân hàng, thì thết lập window ở chế độ ko share file, share device, hoặc "ẩn" trong list người đang đăng nhập tại server. Bitdefender hay Kaspersky,Norton,... cung cấp những giải pháp an toàn khi giao dịch online nên có thể yên tâm hơn phần nào. Và nhớ là luôn thoát khỏi web sau khi chúng ta đăng nhập xong, xóa history của browser (trình duyệt), cái này thì có phần mềm free như CCleaner làm khá tốt việc này.
12) Thêm vào đó nữa là hạn chế mức tối đa đăng nhập banking online lên máy người khác, dẫu cho người ấy bảo mật tốt, ko có ý đồ xấu. An toàn là bạn.
......................v.v
 

AN_NHIEN

Handheld HCM
Staff member
GÂY DỰNG
Thanh toán qua Paypal, nhận thông báo giao dịch qua điện thoại hiện tại là chuẩn rồi ;)
 

hi2hung

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
1) An toàn đảm bảo, việc đầu tiên là các bác phải xài window bản quyền xịn, chứ crack rồi thì coi như đã bị can thiệp vào hệ thống thì có ai đảm bảo là nó ko gây hại. Nếu chưa có điều kiện thì cứ xài bản dùng thử, hết 30 ngày, nó lại báo activate, kệ nó, cứ xài bình thường. Dùng 1 số phần mềm(cái này chịu khó tìm trên mạng, lâu lâu được phần mềm ngon mà miễn phí, chơi crack nữa thì cũng phiền) có khả năng cập nhật window để thay cho window update, để update các bản vá lỗi của win.
2) Nên mua phần mềm diệt virus có bản quyền của các hãng tên tuổi. Cũng có thể lên google kiếm cái nào cho xài thử vài tháng, hết hãng này ta xài sang hãng khác.
3) Nên thay đổi password thường xuyên, và đặt password đủ độ khó là ok.
4) Giới hạn số tiền chuyển khoản hằng ngày hay hằng năm.
5) Thông tin cá nhân cần được giữ kín, ví dụ như số passport, ngày tháng năm sinh, mã số thẻ tín dụng, số tài khoản, email giao dịch,......để tránh bị lạm dụng
6) Luôn luôn giữ gìn thẻ 1 cách cẩn thận, nếu chúng ta làm mất ví thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.
7) Cẩn tắc vô áy náy thì chạy ra bank chuyển tiền, rút tiền. Nhưng cũng tiềm ẩn 1 rủi ro lớn tại VN là cướp giật ~.~
8) Các ngân hàng luôn hỗ trợ các công cụ để bảo mật tốt hơn như các thiết bị ngoại vi để xác nhận lại tài khoản khi đăng nhập. Cái này thì người dùng thường phải mua thêm ví dụ như paypal, hay sẵn có như HSBC.
9) Ko nên truy cập bằng đt để thực hiện giao dịch chuyển tiền, vì thường đt chúng ta đều gián tiếp hay trực tiếp bị "theo dõi". Vụ án của Snowden là 1 điển hình cho sự theo dõi qua đt.
10) Giao dịch với các trang web được xác thực an toàn trong mua bán và giao dịch, tìm mua những nhà cung cấp có uy tín cao, thời gian hoạt động kinh doanh lâu dài.
11) Đôi khi chúng ta bắt buộc phải xài 1 mạng public, ví dụ như sv đi du học ở ktx nó phát wifi thì cũng phải vô đó mà banking-online nếu ko muốn chạy ra ngân hàng, thì thết lập window ở chế độ ko share file, share device, hoặc "ẩn" trong list người đang đăng nhập tại server. Bitdefender hay Kaspersky,Norton,... cung cấp những giải pháp an toàn khi giao dịch online nên có thể yên tâm hơn phần nào. Và nhớ là luôn thoát khỏi web sau khi chúng ta đăng nhập xong, xóa history của browser (trình duyệt), cái này thì có phần mềm free như CCleaner làm khá tốt việc này.
12) Thêm vào đó nữa là hạn chế mức tối đa đăng nhập banking online lên máy người khác, dẫu cho người ấy bảo mật tốt, ko có ý đồ xấu. An toàn là bạn.
......................v.v


Em toàn chia tiền làm 2 tk. Tk có thanh toán thì khi nào cần thanh toán mới chuyển vào, tk còn lại giữ tiền
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Tình hình là mình có mua hàng pin bên nó, nó tả không chính xác làm mình chuyển khoản nó 100%, sau khi vừa ck xong & ngay 5 phút sau mình nhắn hỏi nó lại tình trạng pin, mới biết pin không đúng với yêu cầu mình cần mua & nói nó kh ...
Top