Diễm Quỳnh
GẮN KẾT
Có “dế ” dành cho người già?
Nhiều cuộc thăm dò và nghiên cứu cho thấy ”nhu cầu dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhóm người cao tuổi rất cao”. Thế nhưng, thật đáng buồn khi thực tế các nhà sản xuất ĐTDĐ chuyên nghiệp đã lãng quên nhóm đối tượng này trong chính sách phát triển của họ.
Ngay cả Nokia, hãng di động lớn số 1 thế giới và có thâm niên lâu nhất, cũng thừa nhận chưa từng trình làng một mẫu nào riêng cho người lớn tuổi (người già).
Điển qua thị trường điện thoại toàn cầu, các mẫu dành cho người già chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các mẫu này chưa bán tại VN. Do đó, bạn có thể tham khảo những tiêu chuẩn sau để lựa chọn tương đối phù hợp cho người thân lớn tuổi trong gia đình.
Những tiêu chuẩn cần thiết
Thông thường khi mua ta có thói quen chọn kiểu dáng máy đầu tiên. Kiểu máy dạng thanh thường phù hợp với người già nhất, do tính đơn giản và dễ dùng. Còn máy kiểu nắp gập hay trượt, vốn thiết kế theo xu hướng thời trang nên có ít mẫu đáp ứng đúng tiêu chuẩn cho người già. Tuy nhiên các dòng máy này lại có ưu điểm tự khóa phím khi đóng nắp gập hoặc trượt.
Điều cần quan tâm tiếp theo chính là màn hình và phím bấm. Hai yếu tố này cần lớn, rộng để người già thuận tiện hơn trong khi sử dụng.
Đồng thời máy cần có giao diện đơn giản chữ hiển thị lớn. nếu chon màn hình màu thì nên chon loại có màn hình sáng, sắc nét. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là màn hình đơn sắc, sẽ đảm bảo người kém thị lực có thể nhìn rõ hơn.
Tiếp theo là phần âm thanh, yêu cầu phải có âm lượng lớn trong và rõ. Nên có loa ngoài với phím nóng, tiện lợi cho người có vấn đề thính giác. Phần này bao gồm cả âm thanh thoại và chuông báo.
Một phần khá quan trọng nhưng ít người để ý là phần ngôn ngữ. Dĩ nhiên máy phải hỗ trợ tiếng Việt, bạn không nên chọn mẫu chỉ có tiếng Anh hay ngôn ngữ khác.
Trí nhớ người cao tuổi cũng kém dần theo thời gian và việc quên sạc pin cũng rất hay xảy ra. Vì vậy, “chú dế ” dùng pin dung lượng cao, có thời gian chờ khoảng một tuần là rất tốt.
Cuối cùng có một tiêu chuẩn vui nữa (nếu có thì càng tốt): trên thị trường hiện có vài mẫu điện thoại tích hợp thêm chức năng đèn pin tiện lợi, sẽ tiện lợi cho người già có thói quen đi lai trong buổi tối.
Và cần lưu ý thêm: người già vẫn có nhu cầuu giải trí riêng của họ. Đôi lúc họ muốn nghe lại một vài bản nhạc xưa đã từng yêu thích hoặc chụp lại vài tấm ảnh con cháu của mình bằng chiếc điện thoại. Bạn nên tâm lí trong vấn đề này để chọn máy hỗ trợ chức năng giải trí, sử dụng càng đơn giản càng tốt (Ví dụ: nghe nhạc, chụp ảnh chỉ bằng 1 nút bấm).
Nhiều cuộc thăm dò và nghiên cứu cho thấy ”nhu cầu dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhóm người cao tuổi rất cao”. Thế nhưng, thật đáng buồn khi thực tế các nhà sản xuất ĐTDĐ chuyên nghiệp đã lãng quên nhóm đối tượng này trong chính sách phát triển của họ.
Ngay cả Nokia, hãng di động lớn số 1 thế giới và có thâm niên lâu nhất, cũng thừa nhận chưa từng trình làng một mẫu nào riêng cho người lớn tuổi (người già).
Điển qua thị trường điện thoại toàn cầu, các mẫu dành cho người già chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các mẫu này chưa bán tại VN. Do đó, bạn có thể tham khảo những tiêu chuẩn sau để lựa chọn tương đối phù hợp cho người thân lớn tuổi trong gia đình.
Những tiêu chuẩn cần thiết
Thông thường khi mua ta có thói quen chọn kiểu dáng máy đầu tiên. Kiểu máy dạng thanh thường phù hợp với người già nhất, do tính đơn giản và dễ dùng. Còn máy kiểu nắp gập hay trượt, vốn thiết kế theo xu hướng thời trang nên có ít mẫu đáp ứng đúng tiêu chuẩn cho người già. Tuy nhiên các dòng máy này lại có ưu điểm tự khóa phím khi đóng nắp gập hoặc trượt.
Điều cần quan tâm tiếp theo chính là màn hình và phím bấm. Hai yếu tố này cần lớn, rộng để người già thuận tiện hơn trong khi sử dụng.
Đồng thời máy cần có giao diện đơn giản chữ hiển thị lớn. nếu chon màn hình màu thì nên chon loại có màn hình sáng, sắc nét. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là màn hình đơn sắc, sẽ đảm bảo người kém thị lực có thể nhìn rõ hơn.
Tiếp theo là phần âm thanh, yêu cầu phải có âm lượng lớn trong và rõ. Nên có loa ngoài với phím nóng, tiện lợi cho người có vấn đề thính giác. Phần này bao gồm cả âm thanh thoại và chuông báo.
Một phần khá quan trọng nhưng ít người để ý là phần ngôn ngữ. Dĩ nhiên máy phải hỗ trợ tiếng Việt, bạn không nên chọn mẫu chỉ có tiếng Anh hay ngôn ngữ khác.
Trí nhớ người cao tuổi cũng kém dần theo thời gian và việc quên sạc pin cũng rất hay xảy ra. Vì vậy, “chú dế ” dùng pin dung lượng cao, có thời gian chờ khoảng một tuần là rất tốt.
Cuối cùng có một tiêu chuẩn vui nữa (nếu có thì càng tốt): trên thị trường hiện có vài mẫu điện thoại tích hợp thêm chức năng đèn pin tiện lợi, sẽ tiện lợi cho người già có thói quen đi lai trong buổi tối.
Và cần lưu ý thêm: người già vẫn có nhu cầuu giải trí riêng của họ. Đôi lúc họ muốn nghe lại một vài bản nhạc xưa đã từng yêu thích hoặc chụp lại vài tấm ảnh con cháu của mình bằng chiếc điện thoại. Bạn nên tâm lí trong vấn đề này để chọn máy hỗ trợ chức năng giải trí, sử dụng càng đơn giản càng tốt (Ví dụ: nghe nhạc, chụp ảnh chỉ bằng 1 nút bấm).
Theo Chip M