Mua lịch (lốc) in sai có được đổi lại không? Đổi ở đâu?

Các thớt khác của hungdu

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Mình mua lịch chuẩn bị cho năm mới, thế là nhóc ở nhà mở ra xem và nghịch, vô tình phát hiện lỗi in sai:


Các bác nhìn vào góc trái dưới (lịch âm) sẽ thấy là: tháng một (t). Trong khi đây là tháng 11- canh dần (dương lịch là 6/12/2010). Phần tiếng Hoa vẫn đúng (thập nhất nguyệt- tháng 11). Cả tháng nó bị in sai thế đấy!!!

Vậy không biết phải khiếu nại ở đâu để có lịch đúng???
 

whisky

Không biết uống rượu ^_^
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Cái này không phải in sai đâu bác.Theo âm lịch thì tháng 11 được gọi là tháng một là chính xác đấy ạh.Tháng một,tháng chạp,tháng giêng,tháng hai.....Nhưng do người Việt ta quen gọi là tháng mười một nên trên thị trường vẫn tồn tại 2 loại lịch với 2 cách gọi khác nhau.
 

new_comer

Mập member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Tháng một hay mười một?
Lao Động số 48 Ngày 29/11/2009 Cập nhật: 7:03 AM, 29/11/2009


(LĐ) - Báo Thanh Niên, số 322, ra ngày 18.11.2009, đăng bài Có nên gọi tháng Mười một là tháng Một? của Giao Hưởng. Trong bài này, tác giả có nói về hiện tượng các nhà xuất bản lịch bloc (năm 2009) của ta đã không thống nhất cách ghi tháng âm lịch "áp chót" (tháng thứ 11) trong năm.
Một vài tháng khác thì không có vấn đề gì (chẳng hạn: tháng Giêng, tháng Chạp). Riêng tháng giáp tháng Chạp thì có nơi ghi là "tháng Một", nhiều nơi khác lại ghi "tháng Mười Một". Cách ghi "tháng Một" kia đã bị nhiều khách hàng phản ứng và NXB Văn hoá Sài Gòn (nơi xuất bản lịch có ghi nội dung này) phải đề nghị các nhà khoa học và cơ quan chức năng cho ý kiến.

Mặc dù Phòng nghiên cứu Lịch - Trung tâm Thông tin tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ VN đã lên tiếng đề nghị nên dùng cách gọi của lịch Việt cổ (là (tháng) Giêng, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám, Chín, Mười, Một, Chạp) cho phù hợp, tác giả bài viết vẫn còn băn khoăn: "Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện người tiêu dùng vẫn chuộng loại lịch đề rõ tháng Mười một (Âm lịch) hơn là ghi tháng Một. Đơn giản là cách gọi và cách viết từ tháng Mười (Âm lịch) sang tháng Mười một đã quen và tiện dụng từ lâu".

Đúng là gần đây, người sử dụng lịch (và trong một số tình huống giao tiếp) đã quen với cách gọi "tháng Mười một" thay vì "tháng Một", đến nỗi nhiều người tin rằng đó là cách gọi đúng. Và có lẽ, cũng do tên gọi tháng Một dễ nhầm lẫn với tháng 1 (một) Dương lịch nên các nhà làm bloc lịch kia đã tự điều chỉnh theo hướng người dùng. Tuy nhiên, theo tôi, đây là thói quen phải xem lại và cần nhanh chóng chấn chỉnh.

Người Việt ta từ xưa vẫn dùng Âm lịch, một cách phân chia cổ truyền của người Trung Hoa lấy chu kì chuyển động của Mặt trăng làm căn cứ. Từ đó, có 12 tháng được tiếng Việt định danh là: (tháng) Giêng, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám, Chín, Mười, Một, Chạp. Dân gian xưa đã có một bài ca dao diễn giải rất hay về chuyện này: "Tháng Giêng ăn Tết ở nhà/ Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè/ Tháng Tư đong đậu nấu chè/ Bước vào mùa vụ làm nghề tháng Năm/ Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm/ Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân/ Tháng Tám chơi đèn kéo quân/ Trở về tháng Chín chung nhân buôn hồng/ Tháng Mười buôn thóc bán bông/ Tháng Một, tháng Chạp nên công hoàn toàn".

Nhưng Âm lịch mà người Việt ta sử dụng bao đời bắt đầu bị "lung lay", mất dần vị trí khi Dương lịch từ phương Tây truyền đến từ sau cuộc xâm chiếm bình định của người Pháp. Dương lịch (có 3 loại: 1. Dương lịch cổ Ai Cập, 2. Dương lịch Julius và 3. Dương lịch Gregorius mà ta đang dùng hiện nay) lấy Mặt trời làm căn cứ và lấy năm Xuân phân làm cơ sở.

Năm Xuân phân chính là chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. Từ đây, các nhà khoa học có dữ liệu tính toán chu trình thời tiết trong năm để đưa ra các chỉ báo liên quan đến khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, độ dài ngày và đêm,... theo từng vùng. Với nhiều ưu thế về tính phổ dụng và hợp lí, Dương lịch nhanh chóng được toàn thế giới chấp nhận và sử dụng. Nhiều nước khác (Việt Nam và một số nước Châu Á chẳng hạn), tuy vẫn giữ lịch cũ nhưng Dương lịch đã trở thành lịch chính thức của Nhà nước, có tính pháp quy.

Để đơn giản, người ta (và cả người Việt) dùng ngay số Arab để đánh thứ tự 12 tháng này: (tháng) 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Tuy nhiên, "tháng 1" Dương lịch còn được nhiều người gọi là "tháng Giêng" và "tháng Một" Âm lịch còn được nhiều người gọi là "tháng Mười một".

Rõ ràng, chúng ta nên thống nhất cách gọi tháng của hai loại lịch này. Sự nhập nhằng đó không chỉ phá vỡ tính hệ thống phân chia (của hai quan niệm phương Đông và phương Tây) mà còn làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt (sự vật cần gọi đúng tên, phân chia rõ ràng, không mơ hồ gây nhầm lẫn).

PGS.TS Phạm Văn Tình

Các bác đọc cho biết ạ, bác Whisky nói chính xác rồi!
 

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Rồi lại gặp "cải cách" rồi, tự làm rồi tự thông báo và tự... tất tần tật... Rõ chán cái XH cứ đặt mọi chuyện đã rồi... Sao không đem ra cho dân vote cái nhể??!!!
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Hnay lướt HHVN, cứ hiện bảng thông báo nhỏ.
Cảm ơn HHVN. Cảm ơn đội ngũ Admin, Mod Quỳnh, Lan Anh, Lam Sơn, Sỹ Huy và Mod Nam,,,
Cũng luyến tiếc lắm.
Hẹn gặp a e ngày gần nhất
Hcm luôn Welcome nếu a e có dịp công tác ghé qua.
Alo Tín 0942261626 Bình ...
Top