Mua rượu ngoại như thế nào?

Các thớt khác của vuxuan_huyen

vuxuan_huyen

GÂY DỰNG
Em định mua vài chai mang về tặng , trước thì cứ đại khái thấy cái nào tầm tiền trung cao thì mua, h muốn khi tặng nói phét 1 tý về các loại rươu ngoại.

Bác nào có kinh nghiệm rượu ngoại nhiều rồi chỉ bảo em với, em biết mỗi Chivas, may là cũng mua ở nước ngoài , chứ nếu bảo em chọn thế nào thì em cũng chịu ko biết sao phân biệt thật giả..

Nghe nói có cả dòng Limited.

Open discussion , anh em ai biết thì tán chút cho vui mồng 1 nào :x
 

forever

Staff member
HẠNG NHẤT
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Chivas dành cho trung niên U40
Thanh niên thường thì Henessi hay Martel
Em cũng ngại rượu VN, nên toàn uống martel singapore
Kiến thức chỉ nhiu đó.
 

vuxuan_huyen

GÂY DỰNG
Mới hóng được là nắp chai Chivas 35 bằng vàng thật . Sợ quá, chai rượu còn nhiều tuổi hơn cả mình nữa . Chả biết Chivas 35 bao nhiêu tiền nhỉ. Chai 18 tầm loanh quanh 50 đồng.
 

pikachu_vn9x

GÂY DỰNG
Hôm trước có đi thử rượu Johnnie Wallker. Em không sành rượu lắm nhưng thấy hương vị được, mẫu mã cũng đẹp. Mua để biếu tặng ngày tết khá thích hợp. Có nhiều loại (Red, Blue, Black ...) được dùng cho nhiều dịp như mừng hội ngộ, tặng khách hàng ....
Có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.club-journey.com/Johnnie-Walker.aspx
Không biết phân biệt rượu giả, thật như thế nào các anh nhỉ? Hồi đó thấy ông nội hay lắc lắc rượu rồi búng búng vào chai rượu là biết thật giả mà không hiểu tại sao biết ????
 

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Hehe... vậy mình có 4 cái nắp vàng... về cạy ra bán... Bác nobita đâu rồi... vàng thật đó bác nhé!

- Brandy- Cognac: nói chung là rượu, rượu brandy làm ở vùng Cognac được gọi là Cognac (tên địa danh). Rượu nho nên thơm, cay vừa, có dư vị ngọt (hoàn toàn ý kiến chủ quan bác nhé). Hennessy, Remy... ở VN thì các bác chắc không lạ.
- Whisky: là dòng rượu của người Anh và Scots thì phải (Anglo saxon không biết đúng không). Rượu này làm bằng ngũ cốc (các bác check) như rượu đế nhà mình nên vị rất gắt và mạnh. Các bác uống Johnny Walker thì biết nó thế nào rồi ấy.

"Phét" thế được chưa cụ chủ topic... ;-)
- Wine: rượu vang. Cái này thì dùng với thức ăn.
- Sparkling wine: vang sủi tăm... nếu sản xuất ở vùng Champagne thì gọi là Champagne. Moet là 1 trong những hiệu nổi tiếng và dòng cao cấp của Champagne, dùng làm quà tặng hoặc thưởng cho mình.
- Ngoài ra còn 1 số rượu đặc trưng như Tequilla làm từ quả Tequilla chỉ có ở Nam Mỹ, Gin(ger) rượu gừng, Ban(ana: rượu chuối... hehe em đùa tí).

Với các dòng brandy và whisky khi số năm càng để lâu thì hương càng tăng (thơm), vị sẽ giảm gắt (cồn) tăng ngọt, tăng dư vị (sau khi nuốt)... nhưng đôi lúc bạn đang "sung" và muốn thứ gì mạnh thì sẽ thấy không "đã"...
 

bad

<b><font color="blue">Bad is very Bad</font></b>
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Anh OrientalPson vào tham gia tí về rượu vang đi. Chạy qua chạy lại mà chẳng thấy post gì.
 

Lam Sơn

Super Moderators
Mới search được một bài mời bạn xem, tuy nội dung chung chung nhưng biết thêm được tí nào hay tí ấy :D

Cách phân biệt rượu ngoại thật và giả

Theo anh Trần Tuấn Huy, đại diện cho Công ty AIP (Asia Intellectual Property) - một công ty về sở hữu trí tuệ tại khu vực châu Á, trong đó có VN - để phân biệt rượu ngoại “xịn” với rượu giả, nên kiểm tra 4 yếu tố: mức rượu trong chai, màu sắc trong chai, kiểm tra nhãn rượu và nắp nút chai.

Mức rượu trong chai: Thông thường các loại rượu mạnh như Brandy, Cognac, Whisky… của các hãng trên thế giới được đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Các đối tượng làm hàng giả thường chỉ đóng bằng tay, vì vậy mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.

Màu sắc trong chai: Khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu trong cửa hàng ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục… Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.

Kiểm tra nhãn rượu: Hầu hết những chai rượu giả trên thị trường đều sử dụng lại chai thật, nhãn thật, nhưng có thể trong quá trình tẩy rửa chai, nhãn thật bị trầy xước hoặc bị bong ra, do đó các đối tượng làm hàng giả đã in nhãn giả thay thế. Sự khác biệt lớn giữa nhãn thật và nhãn giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.

Kiểm tra nắp nút: Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật…

Louis%20Royer%20VSOP.jpg

Biếu rượu cũng như tất cả các nghi lễ khác là một cử chỉ của sự quan tâm, ghi nhớ ân tình trong các mối quan hệ. Nhưng trước khi tặng chúng ta hãy nên tìm hiểu xem người nhận có sở thích gì? Đừng “bắt” họ phải nhận những thứ thuộc về hình thức, cuối cùng tạo ra sự “bắt ép” dây chuyền đầy lãng phí và thiếu ý nghĩa.
 

nvh_hn

...
GẮN KẾT
Cái này chắc khó đấy. Mình nghĩ ngoài sách vở còn có kinh nghiệm thực tế nữa. Thằng em mình trước đi học ở Pháp làm nhà hàng, khách sạn nên xem rượu tương đối tốt:D

Như mình không uống thì nhìn rượu nào cũng thấy như rượu nào. Thành ra trước nay cần (mua) rượu toàn từ 3 nguồn: mấy đứa em ở nước ngoài xách về, mua hàng miễn thuế, tìm người quen or địa chỉ uy tín mua.
 

vuxuan_huyen

GÂY DỰNG
Google ra được 1 tý :p

Thử rượu

1.XEM RƯỢU
Quan sát màu sắc và độ trong suốt của rượu. Ngắm rượu bằng cách đưa ly lên cao trong phòng sáng và đặt trên nền trắng của mép khăn hoặc tay áo sơ-mi trắng của quý vị . Chú ý xem rượu có trong và óng ánh hay là đục và tối. Chú ý độ sâu của màu sắc. Nó có nhạt và nhiều nước hay là sâu và đậm? Nhìn thẳng từ trên xuống quý vị có thấy đáy ly? Quan sát vành ly. Màu rượu ở vành ly có như ở giữa ly không?
Rượu vang trắng thường có màu biến thiên từ trong veo sang xanh sáng lá cây và có ánh vàng đến vàng kim nâu đậm. Rượu sẽ ngả màu khi cũ.
Rượu vang đỏ có màu từ đỏ ngọc đến đỏ tía, đỏ lựu và đỏ gạch. Khi rượu cũ màu bị mất và chuyển sang màu nâu.
Màu rượu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi:
* Tuổi rượu.
* Loại nho dùng làm rượu
* Rượu được ủtrong thùng gỗ sồi hay không

2. XOAY LY RƯỢU
Mục đích của việc xoay vòng ly rượu là nhằm khơi dậy những hương thơm trong rượu, lúc đó khi ngửi rượu ở gần mũi toàn bộ mùi hương của rượu sẽ được cảm nhận đầy đủ. Việc xoay vòng ly rượu cần được tập một chút ( bắt đầu với một ly nước tại nhà bếp) nhưng mục đích là để có được những sóng tròn rộng và đẹp. Xoay rượu trong khi giữ lấy ly rượu tại chân hoặc thân ly. Việc xoay rượu vang làm tăng diện tích tiếp xúc của bề mặt rượu với không khí và làm tăng hương thơm của rựơu.

3. NGỬI RƯỢU
Quý khách thường hay nghĩ đến điều gì trước tiên khi ngửi rượu vang?

Mùi rượu vang được nói đến là hương gần, hương xa hoặc hương thoảng. Hương thoảng nói chung bao gồm các loại trái cây, gia vị, thảo dược và các loại hoa khác nhau. Trong khi mỗi người khác nhau sẽ ngửi thấy những mùi vị khác nhau của cùng một loại rượu vang, lại có những mùi chung đặc trưng cho mỗi loại rượu vang nào đó. Hãy ngửi rượu vài lần. Một loại rượu vang với nhiều xúc cảm sẽ cho những hương thơm khác nhau mỗi lần ngửi, hoặc vài hương thơm cùng lúc. Có khoảng 20.000 mùi cơ bản trong rượu.

Nghiêng ly rượu về hướng mặt bạn và đưa mũi vào mép trong ly rượụ, giữ mũi trong vòng nửa dưới của miệng ly. Đầu bạn cần cúi về phía trước một tí tạo một góc nghiêng 450 với ly rượu. Hít vào nhẹ nhàng (như là bạn đang ngửi một bông hoa, đừng nhét đầy phổi bạn như khi đứng trên đỉnh vách núi hướng ra biển đầy gió) trong khoảng 03-04 giây.

Mùi hương của rượu có thể thay đổi trong quá trình ngửi. Việc ngửi một loại rượu vang có thể tiết lộ rất nhiều về nguồn gốc và phương pháp chế biến ra nó, nhưng đừng lạm dụng nó. Cảm giác với mùi hương bị trung hòa rất nhanh. Hai hoặc ba lần ngửi đủ để cho ta biết cái cần biết.

Những mùi hương thường đi cùng với vang trắng:
* Chardonnay: lê, táo, đào, mơ, vani, chanh, dưa, dứa và các loại trái cây nhiệt đới khác, mật ong.
* Sauvignon Blanc: cỏ, thảo mộc, bưởi, lê, lý, chanh cam, chanh, ô liu.
* Gewurztraminer and Riesling: bưởi, mơ, chanh cam, bạc hà, dưa, đào, tử đinh hương, nhài, quế, đinh hương.
* Viognier: hoa, chanh, kim ngân và xuân đào.

Những mùi hương thường đi cùng với vang đỏ:
* Cabernet Sauvignon and Merlot: Mâm xôi, anh đào, mận, nho khô, sôcôla, càphê, trà, thuốc lá, tuyết tùng, ớt chuông, bạc hà, khói thuốc, quả hạch.
* Pinot Noir: mâm xôi, dâu tây, nam việt quất, violet, hoa hồng.
* Zinfandel and Syrah: nho khô, mâm xôi, lựu, mận, oải hương, hạt tiêu, gỗ ướt, đất.
* Sangiovese: mâm xôi, anh đào, mận, hồi, ôliu.

Thật không may, thỉnh thoảng quý khách có thể gặp phải “mùi khó chịu”. “Mùi khó chịu” bao gồm:
* Rượu vàng hoặc nâu Rượu đã bị ôxy hoá khi cũ hoặc bảo quản kém.
* Giấm Rượu chứa quá mức axit axêtic.
* Nút bần / Mốc Nút chai kém chất lượng ảnh hưởng đến rượu.
Lưu huỳnh Rượu vang chứa quá mức lưu huỳnh điôxít.

4. NẾM RƯỢU
Thử nghiệm toàn diện một loại rượu là sự kết hợp của hương thơm và vị rượu, vì vậy không nên bỏ qua giai đoạn ngửi hương trước khi nếm rượu. Lưỡi của chúng ta chia làm những phần khác nhau để thưởng thức những vị khác nhau :
* Vị ngọt Đầu lưỡi.
* Vị chua Hai bên mép lưỡi, phần trong.
* Vị mặn Hai bên mép lưỡi, phần ngoài.
* Vị đắng / Cồn Cuối lưỡi.
Lý do tại sao các chuyên gia về rượu vang thường kéo theo những khuôn mặt rất buồn cười khi hớp một ngụm đầy rượu, là vì họ đang cố gắng chuyển rượu đến các bộ phận cảm nhận mùi vị khác nhau của lưỡi. Ngay tại đầu lưỡi là nơi nhận vị ngọt. Ngay một chút về phía sau là nơi cảm nhận vị mặn. Vị chua được thường thức ở hai bên lưỡi, trong khi vị đắng được cảm thấy ở phía trong cùng lưỡi. Vì vậy, hãy uốn rượu lượn vòng trong vòm miệng quý khách càng triệt để càng tốt.

Việc hớp vào một ít không khí khi đang ngậm rượu giúp khơi dậy tối đa hương vị của rượu. Để giảm nguy cơ nhiễu rượu ra ngoài, hãy giữ đầu bạn ở vị trí thẳng đứng. Bằng cách nhẹ nhàng nhấp khí vào mồm với hai môi mở ra và mím lại với khe mở nhỏ hơn chiều rộng của cây viết chì. Bằng cách này, hương vị rượu sẽ vừa đi qua đường mũi vừa đi qua mũi và toàn bộ cảm nhận sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tiếp theo hãy nghĩ đến việc thưởng thức. Rượu đang gửi cho bạn những thông điệp gì? Bạn có thích nó không?

Hãy luôn nhớ rằng nếu có sự phối hợp của những đặc tính sau đây thì rượu là lý tưởng:
* Nồng vị rượu đầy đặn hay phân tán: Chức năng của cả hai chất cồn và glyxêrin.
* Vị chua: Cho rượu sự tươi nguyên và tinh khiết cần thiết để giữ rượu không nhạt và ôi.
* Vị chát: Vị chát đắng từ vỏ và hạt nho, vị cần thiết để hoàn thiện rượu. Thường có màu đỏ. Có vị se, thô, khô hoặc mềm.
* Vị ngọt: Từ hương vị trái cây của rượu cũng như đường trong nho lên men còn sót lại. Nếu như không có sự cảm nhận vị ngọt, rượu thành “khô” không đường.
* Mùi trái cây: Độ nồng vị phụ thuộc vào loại nho, điều kiện trồng trọt và kỹ thuật chế biến.

5. NUỐT RƯỢU HAY NHẢ RƯỢU
Sau khi nuốt vào, chú ý đến hậu vị của rượu. Rượu càng tốt, hậu vị càng rõ ràng. Hậu vị tốt sẽ vương lại lâu trong vòm họng và sẽ phản ảnh hương vị của rượu hay hương vị của chính vị hậu đó.

Hãy đánh giá chất lượng chung của rượu:
* Có thích loại rượu đó không? Tại sao thích và tại sao không thích?
* Nhận xét gì về hưong vị?
* Ấn tượng / Hương vị đọng lại bao lâu?
* Rượu ngọt? Chua? Chát ? Thơm ngon?. Khi đã nếm một ngụm đầy rựơu, bạn có thể hoặc nuốt luôn vào bụng (cách tốt nhất trong tình huống buộc lịch sự ) hoặc nếu bạn đã nếm một số rượu vào thời gian của ngày mà bạn không thể chếnh cháng hoặc say thì hãy nhả nó ra. Thường tại các buổi nếm rượu công khai, sẽ có những thùng hoặc hộp chuẩn bị sẵn để bạn làm việc này.
 

vuxuan_huyen

GÂY DỰNG
Hic hic, em nghe nói có cái gọi là kẹp chì, sao em mua không để ý nhỉ? Kẹp chì nó nằm ở đâu hở các bác, nó có tác dụng chi vậy nhỉ?
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Chắc do đầu tư nhiều về các mảng truyền thông nên thường sẽ được để ý hơn
Top