Diễm Quỳnh
GẮN KẾT
Luật giao thông đường bộ (GTĐB) được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008 chính thức có hiệu lực từ ngày mai 1-7-2009. Bộ luật GTĐB năm 2008 có 8 chương, 89 điều. Trong số 89 điều này chỉ có 3 điều được giữ nguyên cả nội dung lẫn kết cấu (chiếm 3,37%), 68 điều bổ sung sửa đổi (chiếm 76,40%) và có 18 điều hoàn toàn mới (chiếm 20,23%). Chúng tôi đề cập trong bài viết này một số điểm mới để độc giả cập nhật.
2. Bốn loại giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông: Luật GTĐB 2001 chỉ quy định mang theo giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển. Luật GTĐB 2008 quy định đến bốn loại giấy tờ phải có, gồm: giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe ôtô) và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Nghiêm cấm đi vào đường cao tốc: đối với người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
4. Người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy hai bánh, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm (điều 30, 31).
5. Luật GTĐB năm 2008 bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
6. Luật GTĐB năm 2008 bổ sung quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi môtô, xe gắn máy và xe đạp máy (xe thô sơ 2 bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được, bao gồm cả xe đạp điện).
7. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông: điều 44, khoản 2 quy định: “Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông (ATGT) từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định ATGT để phê duyệt, bổ sung vào dự án”.
8. Gắn “hộp đen” cho xe khách: Luật GTĐB 2008 quy định tại điều 67: về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, các doanh nghiệp phải đảm bảo phương tiện kinh doanh vận tải được gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, phải có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông.
9. Tăng quyền cho thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông: điều 86 Luật GTĐB năm 2008 quy định: trong trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
10. Tăng quỹ đất cho giao thông: điều 42 của Luật GTĐB năm 2008 quy định một điều rất mới so với luật cũ: quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác lập tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. UBND cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất này. Tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo từ 16% - 26% tùy loại đô thị. Quỹ đất cụ thể cho từng loại đô thị sẽ do Chính phủ quy định.
Sáng 29-6-2009, Công an thành phố mở Hội nghị triển khai thi hành Luật giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008 cho các cán bộ chủ chốt và báo cáo viên của các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện. Đồng chí Đại tá Phan Anh Minh - Phó giám đốc CATP - chủ trì hội nghị. Nội dung tập huấn tập trung vào Luật GTĐB năm 2008, đặc biệt những điểm mới, điểm sửa đổi, bổ sung so với Luật GTĐB 2001.

CSGT đang sử phạt vi phạm Luật giao thông đường bộ
1. Bổ sung nhiều hành vi bị cấm: có 23 hành vi bị cấm được quy định trong điều 8 của Bộ luật GTĐB 2008, trong đó có một số điểm mới như nghiêm cấm người lái xe sử dụng chất ma túy; nghiêm cấm điều khiển xe ôtô, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; nghiêm cấm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở hoặc có các chất kích thích mà pháp luật cấm sử dụng. Như vậy, người điều khiển phương tiện có thể không sử dụng ma túy nhưng trong người có chất ma túy (do uống thuốc theo các đơn thuốc) cũng bị phạt. Nghiêm cấm đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép...
2. Bốn loại giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông: Luật GTĐB 2001 chỉ quy định mang theo giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển. Luật GTĐB 2008 quy định đến bốn loại giấy tờ phải có, gồm: giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe ôtô) và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Nghiêm cấm đi vào đường cao tốc: đối với người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
4. Người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy hai bánh, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm (điều 30, 31).
5. Luật GTĐB năm 2008 bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
6. Luật GTĐB năm 2008 bổ sung quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi môtô, xe gắn máy và xe đạp máy (xe thô sơ 2 bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được, bao gồm cả xe đạp điện).
7. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông: điều 44, khoản 2 quy định: “Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông (ATGT) từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định ATGT để phê duyệt, bổ sung vào dự án”.
8. Gắn “hộp đen” cho xe khách: Luật GTĐB 2008 quy định tại điều 67: về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, các doanh nghiệp phải đảm bảo phương tiện kinh doanh vận tải được gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, phải có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông.
9. Tăng quyền cho thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông: điều 86 Luật GTĐB năm 2008 quy định: trong trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
10. Tăng quỹ đất cho giao thông: điều 42 của Luật GTĐB năm 2008 quy định một điều rất mới so với luật cũ: quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác lập tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. UBND cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất này. Tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo từ 16% - 26% tùy loại đô thị. Quỹ đất cụ thể cho từng loại đô thị sẽ do Chính phủ quy định.
Sáng 29-6-2009, Công an thành phố mở Hội nghị triển khai thi hành Luật giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008 cho các cán bộ chủ chốt và báo cáo viên của các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện. Đồng chí Đại tá Phan Anh Minh - Phó giám đốc CATP - chủ trì hội nghị. Nội dung tập huấn tập trung vào Luật GTĐB năm 2008, đặc biệt những điểm mới, điểm sửa đổi, bổ sung so với Luật GTĐB 2001.
(CATP)