Nghe tai nghe (Headphone) nhiều bị đau tai ?

Diễm Quỳnh

GẮN KẾT
Có nhiều bạn than phiền rằng mình sử dụng tai nghe một thời gian thì tai bị đau và làm thế nào để khắc phục? Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu trung chỉ ở một số vấn đề sau:

- Sử dụng tai nghe loại In-Ear headphones (nhét trong tai) có kích cỡ không phù hợp với tai.
- Với các loại tai nghe On-ear Headphones (úp vào tai) nhưng nghe với mức âm thanh quá lớn trong thời gian dài.

Có những lời khuyên nên nghe ít với mức âm thanh vừa đủ nhưng ít và mức âm thanh vừa đủ là bao nhiêu? Sau đây là một vài gợi ý đến các bạn.

Thính giác của bạn sẽ bị hỏng nếu thường xuyên nghe nhạc mạnh hơn 90 phút mỗi ngày bằng tai nghe từ máy chơi nhạc kỹ thuật số.

Nghiên cứu trên 100 sinh viên đã phát hiện, những ai nghe nhạc với 80% dung lượng âm thanh, tại điểm mà âm thanh được cho là to, thì không nên vượt quá 90 phút mỗi ngày.

"Nếu một người vượt quá thời hạn đó trong một ngày và không sử dụng headphone trong những ngày tiếp theo thì họ sẽ không bị nguy cơ cao. Chỉ những người nghe quá 80% âm lượng trong 90 phút ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác thì mới bị ảnh hưởng", tác giả nghiên cứu Brian Fligor nói.

Nghiên cứu cũng phát hiện, những ai nghe nhạc ở 10-50% âm lượng trong một thời gian kéo dài cũng sẽ không gặp vấn đề. Tuy nhiên, nếu ai đó nghe ở âm lượng tối đa trong hơn 5 phút thì sẽ đối mặt với nguy cơ bị điếc. Kết quả này đúng với cả người lớn và trẻ con.

Các nhà khoa học không tìm thấy sự khác biệt giữa máy chơi nhạc hay thể loại nhạc như Rock, R&B, nhạc đồng quê hay nhạc nhảy.

Nhiều người thường xuyên nghe nhạc to không nhận ra rằng việc suy giảm thính giác sẽ mất 10 năm để bộc lộ ra.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tai nghe đút vào tai không gây nguy hiểm hơn so với tai nghe vòng qua đầu.

Các bạn tham khảo thêm: Mức âm thanh - Nguồn phát âm và khoảng cách tương đương để tùy chọn âm lượng cho tai nghe của mình:

180 dBA: Động cơ tên lửa khoảng cách 30m
150 dBA: Động cơ phản lực ở khoảng cách 30m
130 dBA: Ngưỡng đau tai khi bạn nghe âm thanh mức độ này
120 dBA: Máy bay cất cánh ở khoảng cách 100m, trong buổi biểu diễn Rock
110 dBA: Động cơ moto GP tăng tốc ở khoảng cách 5m
100 dBA: Động cơ thiết giáp ở khoảng cách 1m, hoặc giữa sàn nhẩy disco..
90 dBA: Động cơ của xe tải hạng nặng ở khoảng cách 1m
80 dBA: Âm thanh của máy bơm hay máy hút bụi ở khoảng cách 1m
70 dBA: Như âm thanh khi vụ tắc đường ở khoảng cách 5m
60 dBA: Giữa văn phòng làm việc hoặc tiệm ăn
50 dBA: Quán ăn thưa khách
40 dBA: Sự yên lặng khu dân cư vào ban đêm
30 dBA: Như sự im lặng trong nhà hát khi không có người nói
20 bBA: Tiếng xào xạc của lá cây lá
10 dBA: Hơi thở bình thường của một người ở khoảng cách 3m
0 dBA: Mức không thể nghe thấy gì
 

koolaudio

GÂY DỰNG
- cái ngưỡng 80% dung lượng âm thanh là quá mơ hồ, vì mỗi dòng máy nghe nhạc KTS có công suất khác nhau nên âm lượng cũng sẽ khác nhau (vd: 50% volume của máy iAudio D2 Cowon cũng đã hơn xa volume max của máy Sony Walkman) :-?
- tai nghe in-ear sử dụng nút silicon thì khi dùng trong thời gian khoảng 30'-1h là sẽ có hiện tượng đau vành ống tai, vì nó cứng và liên tục ép vào ống tai, nhưng nếu dùng nút foam thì có thể nghe liên tục trong hơn nhiều giờ liền mà cảm thấy rất thoải mái, vì nó mềm và khi giãn nở ra chạm vào vành ống tai thì nó sẽ giữ nguyên trạng thái đó, không nở nữa, nhược điểm của nút foam là khá đắt và chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian 1 tháng :-S
- khi nghe in-ear, vì nút đệm đã áp sáp vào ống tai nên sẽ loại bỏ được phần nào tiếng ồn bên ngoài, và người dùng chỉ phải vặn volume ở mức vừa đủ nghe nên sẽ ít hại đến thính lực hơn so với khi dùng headphone (còn trường hợp nhiều bạn teen hiện nay dùng in-ear mà vẫn vặn volume cận max thì... thua #-o), khi nghe headphone (đa phần hiện nay không cách âm được) thì sẽ bị tiếng ồn ngoài môi trường tràn vào, và người dùng khi đó sẽ có tâm lý "phải vặn thật lớn volume để bớt ồn mới được!" nên sẽ hại đến thính lực sau này hơn 8-}
 

TQN

GÂY DỰNG
Hình như cái này chỉ đúng cho nghe nhạc thôi phải không ? Nếu nghe audio book nhiều giờ liên tiếp với tai nghe in-ear thì có sao không nhỉ ?
 

maskofkpax

GÂY DỰNG
Nghe inear đau tai lắm, mình nghe toàn bị gai gai, nghe audiobook thì cường độ thấp hơn nhưng nói chung cứ nghe tai nghe là sẽ có hại, dù nhiều hay ít. Khổ nỗi không phải ai cũng có điều kiện chơi loa tốt : )
 

hugo4mat

GÂY DỰNG
đúng là mình khi nghe tai nghe nhìu sẽ bị đau thiệt, có khi mình đi đường nghe nhạc liên tiếp 3h đồng hồ, khi mở ra thấy đau lắm
 

Ice_XX

GÂY DỰNG
180 dBA: Động cơ tên lửa khoảng cách 30m
150 dBA: Động cơ phản lực ở khoảng cách 30m
130 dBA: Ngưỡng đau tai khi bạn nghe âm thanh mức độ này
120 dBA: Máy bay cất cánh ở khoảng cách 100m, trong buổi biểu diễn Rock
110 dBA: Động cơ moto GP tăng tốc ở khoảng cách 5m
100 dBA: Động cơ thiết giáp ở khoảng cách 1m, hoặc giữa sàn nhẩy disco..
90 dBA: Động cơ của xe tải hạng nặng ở khoảng cách 1m
80 dBA: Âm thanh của máy bơm hay máy hút bụi ở khoảng cách 1m
70 dBA: Như âm thanh khi vụ tắc đường ở khoảng cách 5m
60 dBA: Giữa văn phòng làm việc hoặc tiệm ăn
50 dBA: Quán ăn thưa khách
40 dBA: Sự yên lặng khu dân cư vào ban đêm
30 dBA: Như sự im lặng trong nhà hát khi không có người nói
20 bBA: Tiếng xào xạc của lá cây lá
10 dBA: Hơi thở bình thường của một người ở khoảng cách 3m
0 dBA: Mức không thể nghe thấy gì
bạn có thể cho mình biết 130 dBA lớn ở mức đọ nào kô~X( , nói rõ nhé:-SS
 

maskofkpax

GÂY DỰNG
bạn có thể cho mình biết 130 dBA lớn ở mức đọ nào kô~X( , nói rõ nhé:-SS

Nó đã có ví dụ so sánh ở 120 dba rồi đấy bạn, tức là ngang với độ ồn ở rock show, còn 130 dba thì ồn hơn thế nữa, đại khái như vẫn đang xem rock show nhưng tiến gần vào loa hơn, mức này thì tai đau rồi.
 

JIRAIA

NHẬP HỘI
Nghe vừa phải thôi :D cứ cố bật to làm gì mà hại mình :))
Inear hay headphone nghe là luôn có mức độ ảnh hưởng nhất định cho tai cứ vừa phải bình tĩnh chả đi đâu mà sợ:))
 

Apache08

Týp-phờ-nờ
GÂY DỰNG
Các bác tham khảo một tí về tai ở đây . Không bàn đến chất lượng âm thanh, chỉ ý kiến tí ti về hình dạng tai nghe. Vì âm được hội tụ và lọc bớt qua vành tai, ống tai rồi đến màng nhĩ, cho nên theo mình, headphone đảm bảo cho vành tai, ống tai và tai trong hoạt động tự nhiên (không bị tì ép, co giãn) thì tốt nhất.
- Đối với loại in-ear chọn ear-bud silicon mềm, hình dạng phù hợp và không nên cố nong chặt quá vào lỗ tai. Mình thấy một số loại có ear-bud thuôn nhỏ dần (vd của Boss) vừa hầu hết cỡ tai của mọi người. Lỗ tai không bị ép nên nghe lâu cũng không thấy đau.
- In-ear đưa âm trực tiếp vào ống tai, vì vậy không nên cố nhét vào sâu quá, làm giảm tác dụng lọc của ống tai, đồng thời tạo áp trong ống tai (nhiều bác có thói quen ấn chặt để tạo bass có vẻ phê hơn). Thực ra do ống tai bịt kín tạo áp, bass này chỉ là giả tạo, nghe lâu ngày, màng nhĩ vốn không phải để chịu áp trong thời gian lâu (không phải là áp suất của âm thanh đâu nhá) sẽ bị "chai", đơ đơ, giảm ngưỡng nhạy ... tức là điếc nhẹ.
- Tai dạng overhead-phone, nếu dùng loại trùm hết cả vành tai sẽ không bị tạp âm đồng thời chụp phone cũng không ép lên vành tai. Cái này là kinh điển rồi, tai nghe từ thời thủy tổ đều như thế.
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Xin chào mọi người!

Để tránh làm loãng về quyết định đóng cửa HHVN. Tôi mở thớt này trong khu vực cafe để chia sẻ với mọi người trong việc đóng cửa HHVN.

Nhìn lại chặng đường đã đi, khá lâu - 20 năm, thực sự khi ở giai đoạn 2012-2015 là giai đoạn t ...
Top