nobita
THÀNH VIÊN DANH DỰ
(TBKTSG) - Ngồi trên xe con lượn vào tiền sảnh vòng cung thênh thang, ngước nhìn lên, toàn cảnh khách sạn công đoàn bề thế ở thành phố này cho du khách lạ một ấn tượng, tưởng như bước vào một khách sạn thương hiệu tầm cỡ bên Tây. Nhân viên phục vụ đon đả ra tận cửa chào, niềm nở mở cửa xe, đỡ va ly hành lý mang về tận phòng.
Bắt chuyện với hai cô phục vụ phòng tươi cười như hoa, nghe lương họ chỉ chừng một, hai triệu đồng/tháng, tôi nhẩm thấy chưa bằng một nửa tiền phụ cấp ở Đức cấp cho bất cứ công dân nào có con. Tới khi nghe tôi nói lương bồi phòng bên Đức trên 1.000 euro, chưa kể ốm đau, thất nghiệp, tai nạn, về hưu, tất cả đã có nhà nước bao hết, hai cô gái đã không khỏi tròn mắt: - Họ trả lương cao thế!.
Thấy vẻ xuýt xoa của các cô, tôi phải cải chính: - Đừng nhầm, không phải khách sạn trả cao, mà lương do chính công nhân làm ra, lãi khách sạn cũng từ đó. Nhưng họ rất vất vả, hối hả, tất bật, đi thì như chạy giặc, làm thì thoăn thoắt, không được nhàn nhã như ở đây đâu. Chắc nghĩ bị đụng chạm, hai cô xị mặt lại: - Chúng cháu đâu có muốn nhàn nhã!
Câu phản ứng đơn giản nhất này của hai cô gái lại nhằm trúng một vấn đề cơ bản ở tầm vĩ mô của mọi quốc gia: Ai có thể cho họ vất vả, nếu không phải là các nhà hoạch định chính sách?
...
Một bài báo hay của tác giả Nguyễn Sỹ Phương, từ CHLB Đức, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số mới ra.
Mời mọi người đọc rồi suy ngẫm!